Trung Quốc vượt mốc 1 tỉ người dùng video trực tuyến
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng người dùng đang có dấu hiệu chậm lại do lĩnh vực này bắt đầu đi xuống sau nhiều năm mở rộng với tốc độ chóng mặt.
Giá trị thị trường video trực tuyến năm 2020 của Trung Quốc đạt 241 tỉ nhân dân tệ, tăng 44% so với năm trước đó
Số lượng người dùng video trực tuyến tích cực ở Trung Quốc đã vượt mốc 1 tỉ người vào năm 2020, với giá trị thị trường đạt 241 tỉ nhân dân tệ (khoảng 37,2 tỉ USD), tăng 44% so với năm trước đó, South China Morning Post dẫn kết quả Báo cáo Phát triển Internet Trung Quốc do Hiệp hội Internet Trung Quốc công bố hôm 13.7.
Theo các nhà phân tích, cách thức kiếm tiền mới từ video trực tuyến là động lực để Trung Quốc đạt được con số ấn tượng trên. “Cơ hội lớn đối với video trực tuyến là việc kiếm tiền từ người dùng thông qua thương mại. Tỷ lệ thâm nhập của video trực tuyến cho thấy nó có sự hấp dẫn lớn như một nguồn giải trí và giáo dục, ngay cả với những người tiêu dùng ở độ tuổi đang già đi”, Mark Tanner, Giám đốc điều hành công ty tư vấn China Skinny, cho biết.
Đồng thời, ông Tanner cũng nói thêm rằng trong thời gian tới video trực tuyến vẫn có cơ hội để phát triển, nhưng tốc độ sẽ chậm lại đáng kể do lĩnh vực này đang bắt đầu có xu hướng đi xuống sau giai đoạn tăng trưởng chóng mặt.
Tại Trung Quốc, Kuaishou và ByteDance là hai công ty lớn nhất trong thị trường video ngắn. Những nền tảng phát trực tuyến khác bao gồm iQiyi, Youku, Tencent Video và Bilibili. Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, ghi nhận 600 triệu người dùng hoạt động hằng ngày (DAU) tính đến tháng 8.2020. Trong khi đó, đối thủ Kuaishou đạt 295 triệu DAU trong quý kết thúc vào tháng 3.2021.
Theo kết quả báo cáo, phát trực tiếp (live streaming) vẫn là một trong những mảng phát triển nhanh nhất của video trực tuyến, đạt giá trị thị trường 150 tỉ nhân dân tệ vào năm 2020, tăng 42% so với năm trước, mặc dù tốc độ tăng trưởng có phần chậm hơn so với nhiều năm trước đó.
Tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng đối với giải trí âm thanh trực tuyến, bao gồm âm nhạc, sách nói (audio book), podcast, đã tăng 7,22% trong năm 2020. Tuy nhiên, âm nhạc trực tuyến “không có sự tăng trưởng rõ ràng” về lượng người dùng, còn giá trị thị trường của nhạc kỹ thuật số tăng 10% lên 73 tỉ nhân dân tệ.
Thị trường trò chơi điện tử cũng ghi nhận mức tăng 2% số lượng người dùng trong cùng năm, đạt 648 triệu người ở Trung Quốc. Quy mô thị trường là 341 tỉ nhân dân tệ. Dự kiến con số này sẽ đạt 380 tỉ nhân dân tệ trong năm nay và vượt qua mốc 400 tỉ nhân dân tệ vào năm 2022.
Người già Trung Quốc đua nhau lên mạng xã hội
Đất nước đông dân nhất hành tinh đang chứng kiến làn sóng người cao tuổi sử dụng Internet .Làn sóng này mở ra cơ hội kinh doanh cho các nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử.
Xã hội Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Theo dữ liệu điều tra được công bố vào tháng 5, 264 triệu người ở Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên, chiếm 18,7% dân số. Trong đó, có 190,6 triệu người từ 65 tuổi trở lên (13,5%).
Video đang HOT
Khi số người từ 50 tuổi trở lên ngày càng tăng cao và tỉ lệ sinh chậm lại, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu nghĩ đến kế hoạch dài hạn, nhắm vào nhu cầu của thế hệ người dùng Internet lớn tuổi.
Người cao tuổi Trung Quốc thích xem các video ngắn.
Họ là những người có tiền tiết kiệm, mong muốn cải thiện đời sống của mình và con cháu, có xu hướng tiêu dùng thông qua nền tảng kỹ thuật số ngày càng nhiều hơn.
"Thế hệ bạc kỹ thuật số"
Tính đến tháng 6/2020, chỉ có 10,3% người dùng Internet từ 60 tuổi trở lên, theo Trung tâm Thông tin Mạng Trung Quốc. Hơn 60% người trên 60 tuổi ở Trung Quốc không sử dụng Internet.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy họ rất quan tâm đến các dịch vụ kỹ thuật số để mua sắm, giải trí, giao lưu, chăm sóc sức khỏe và duy trì kết nối với thành viên trong gia đình.
Để thu hút nhiều người cao tuổi, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các trang web và ứng dụng thiết kế lại theo hướng thân thiện với người cao tuổi, chẳng hạn như phông chữ lớn hơn và xóa quảng cáo bật lên.
Người ta bắt đầu nhắc đến cụm từ "Thế hệ bạc kỹ thuật số". Họ những ông, bà truyền thống, ít am hiểu về công nghệ, nhưng một khi đã tham gia vào môi trường Internet lại trở thành người dùng tận tâm nhất ở Trung Quốc.
36,69 triệu người trên 60 tuổi có trình độ học vấn trung học trở lên, một số phụ thuộc rất nhiều vào điện thoại di động, sử dụng các ứng dụng ít nhất 5 lần/ngày.
Xu hướng người cao tuổi Trung Quốc tham gia mạng xã hội ngày càng tăng.
Theo thống kê của Qutoutiao , người dùng Internet cao tuổi bắt đầu sử dụng các ứng dụng và lướt web trên điện thoại từ lúc 5-7h. Lưu lượng truy cập tăng cao nhất vào lúc 9h trước khi giảm dần.
Hãng nghiên cứu dữ liệu di động này cũng ghi nhận thời gian sử dụng trung bình của những người trên 60 tuổi là 64,8 phút/ngày, dài hơn 16,2 phút so với người dùng trên 40 tuổi. Họ có xu hướng gắn bó với các nền tảng video ngắn.
Những KOLs tóc bạc
Mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều wanghong - cụm từ chỉ những người có sức ảnh hưởng trên Internet, tương tự KOLs - lớn tuổi. Họ tham gia nhiều vào các hoạt động thương mại và tiếp thị trên nền tảng số.
Một nghiên cứu gần đây của Questmobile cho thấy, tỉ lệ KOLs từ 46 tuổi trở lên của Douyin là 11,4%, đứng đầu các mạng xã hội. Tỉ lệ này ở một số nền tảng khác cũng khá cao, gồm 10,2% trên Kuaishou, 9,1% trên Weibo và 8,4% trên Xiaohongshu.
Số lượng KOLs tóc bạc tại Trung Quốc ngày càng tăng.
"Grandpa Kang", người sử dụng tên kangye1937 trên TikTok, Douyin và Instagram là một KOLs điển hình. Ông rất nổi tiếng trên Douyin và TikTok. Các video ngắn thường thể hiện gu thời trang của ông và cuộc sống hàng ngày của người lớn tuổi ở các thành thị Trung Quốc.
Wanghong tóc bạc cũng tham gia vào xu hướng livestream. "I am Grandma Tian" đã thu hút 33,37 triệu người hâm mộ trên Douyin, đạt doanh thu 232.000 USD trong lần livestream vào tháng 5/2020 để bán thức ăn nhanh và đồ uống.
Một ví dụ khác, "Grandma Wang", KOLs tóc bạc nổi tiếng chuyên về các sản phẩm chăm sóc da và "chỉ đi giày cao gót". Bà đã thu về 819.000 USD chỉ trong một lần phát sóng trực tiếp.
Mua sắm trong đại dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của Covid-19, người cao tuổi Trung Quốc tìm ra cách mới để mua tạp hóa tươi sống. Theo Deloitte , 25,4% người dùng các app mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán 2020 có độ tuổi từ 41 trở lên.
Ứng dụng bán tạp hóa tươi MissFresh (Meiri Youxian) ghi nhận lượng người dùng trên 40 tuổi tăng 237%. 90% người dùng lớn tuổi tham gia khảo sát cho biết thường xuyên mua tạp hóa trên di động với sự giúp đỡ của con cái họ.
Ngày càng có nhiều người lớn tuổi quen với việc mua hàng online. Theo CBNData , số người trên 50 tuổi mua sắm qua các sàn thương mại điện tử tăng lên hàng năm, trong đó, hơn 60 triệu người trung niên và cao tuổi thường xuyên mua trên livestream.
Người lớn tuổi Trung Quốc thích mua sắm trên các livestream.
Trên Taobao, 24% người dùng sinh năm 1970 trở về trước, có khoảng 1.000 chương trình phát trực tiếp mỗi ngày nhằm vào thị trường trung niên và cao tuổi.
Người dùng lớn tuổi bị thu hút bởi giá thấp và các ưu đãi. 18% người trung niên và cao tuổi nói rằng họ cảm thấy thiệt thòi nếu không nhận được những ưu đãi tốt trong các buổi livestream. Đó là lý do họ có xu hướng tham gia vào các buổi phát trực tiếp và chia sẻ liên kết với con cái.
Dịch vụ dành cho người cao tuổi
Ngay cả trước Covid-19, Trung Quốc đã tăng cường sử dụng công nghệ vào các dịch vụ dành cho người cao tuổi. Ví dụ, ứng dụng nhận dạng khuôn mặt laolai.com được chính phủ sử dụng để xác nhận danh tính và chi trả an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Laolai cũng có một tài khoản WeChat chính thức để giúp những người cao niên có được thông tin quan trọng về các dịch vụ kỹ thuật số.
Vài năm gần đây, WeChat giới thiệu nhiều tính năng hữu ích, khuyến khích sử dụng tài khoản gia đình để giúp đỡ các thành viên lớn tuổi. Họ mở các khóa hướng dẫn sử dụng ứng dụng và mua sắm trực tuyến.
Vào tháng 2, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc yêu cầu các công ty gọi xe lớn như Didi, Dida nâng cấp ứng dụng của họ, cho phép người cao tuổi dễ dàng đặt taxi.
Trong vài năm tới, không gian kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Các nhà tiếp thị cũng phải chú ý đến thói quen sinh hoạt và mua sắm của những cụ ông, cụ bà.
TikTok dẫn đầu các ứng dụng Trung Quốc có thu nhập cao nhất thế giới Ước tính người dùng đã chi hơn 920 triệu USD cho TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin của ứng dụng video ngắn trong khoảng sáu tháng đầu năm nay. Theo dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower, TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin thuộc sở hữu của ByteDance là ứng dụng không phải trò chơi có doanh...