Trung Quốc vẫn khước từ thiện chí của Việt Nam
Chiều 23-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần thứ ba trong tháng tổ chức họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông, cung cấp những thông tin chính thống với báo giới trong nước và quốc tế, bác bỏ nhiều thông tin sai lệch, vu cáo từ phía Trung Quốc.
-Trước câu hỏi của Báo Tiền Phong về việc nhiều ngày vừa qua, mạng xã hội đưa thông tin quân đội Trung Quốc điều quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam. Việt Nam có nắm được thông tin này và có giải pháp gì?
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã khẳng định, hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường. Việt Nam chưa nhận được thông tin nào liên quan. Đó là thông tin không chính xác.
-Trước hai câu hỏi của Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam: Giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động 3 tuần. Việt Nam đã có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc chuẩn bị tiến hành khoan thăm dò ở vùng biển đó chưa? Và xin khẳng định thông tin: Thỏa thuận gần đây giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và phía Trung Quốc là hai bên kiềm chế không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp?
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: cho hay, theo quy trình của việc định vị và các công tác chuẩn bị tiến hành khoan bình thường thì thời gian đã đủ để tiến hành khoan, tuy nhiên Việt Nam không tiếp cận được vào giàn khoan nên không có thông tin chính xác đã khoan thăm dò hay chưa. Xin lưu ý theo quy trình thời gian thì đã đủ.
Việt Nam bác bỏ nhiều thông tin sai trái mà Trung Quốc đưa ra
Còn Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định, trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam đã kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam, hai bên sẽ tiến hành trao đổi để sớm ổn định tình hình, tìm biện pháp phù hợp giải quyết. Đến nay Trung Quốc vẫn khước từ thiện chí của Việt Nam, đưa ra nhiều luận điệu sai trái liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam nói rõ, hai bên không thể và không nên sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết bất đồng vì không phù hợp xu thế hiện nay, không phù hợp các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc.
-Về câu hỏi của Đài truyền hình Việt Nam: Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra cáo buộc Việt Nam sử dụng tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển đâm va và gây hấn với Trung Quốc. Ý kiến của Bộ Ngoại giao về cáo buộc này như thế nào?
Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển trả lời: Trong cuộc họp báo gần đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phía Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam khiêu khích sử dụng tàu tiến hành đâm va vào các tàu Trung Quốc. Đây là thông tin sai lệch, vu cáo, Việt Nam bác bỏ thông tin này. Cao điểm trong ngày 20-5, theo thống kê Trung Quốc sử dụng 137 lượt tàu thuyền, trong đó có 4 tàu chiến và tốp máy bay ngăn cản lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Phía Trung Quốc sử dụng súng phun nước công suất lớn, sử dụng máy phát gây sóng âm tần ảnh hưởng xung quanh trong vùng 100m, sử dụng đèn pha công suất lớn gây tác động, liên tục đâm va vào tàu Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam không sử dụng công cụ trên tàu để đáp trả tàu Trung Quốc, chỉ sử dụng loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm vùng biển Việt Nam, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam. Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị đâm va rất nhiều lần, có tàu bị đâm va 3-4 lần. Hình ảnh báo chí, truyền hình đã minh chứng: Việt Nam không tấn công, khiêu khích tàu Trung Quốc.
-Kênh VTC 10 đặt câu hỏi: Trung Quốc có nêu: Việt Nam đã đưa tàu chiến ra vùng giàn khoan còn Trung Quốc chỉ dùng tàu dân sự, điều này có đúng?
Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển trả lời: Trung Quốc đã đưa 5 loại tàu chiến, gồm 9 lượt ở khu vực quanh giàn khoan. Chúng tôi đã ghi được số hiệu. Đó là tàu vận tải đổ bộ lượng giãn nước khoảng 17.000 tấn, có 8 ống phóng tên lửa. Thứ hai là tàu hộ vệ tên lửa, tiếp theo là tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tuần tiễu săn ngầm, tàu khu trục tên lửa.
Video đang HOT
Trung Quốc đã đưa 5 loại tàu chiến, gồm 9 lượt ở khu vực quanh giàn khoan
Việt Nam đưa ra số lượng hạn chế tàu của Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Việt Nam hoàn toàn không có tàu chiến ở khu vực. Phóng viên Việt Nam và nước ngoài có mặt ở khu vực có thể khẳng định thông tin phía Trung Quốc đưa ra là sai.
-Trả lời câu hỏi của Thông tấn xã Đức DPA về thông tin 4 người Trung Quốc thiệt mạng trong các cuộc gây rối ở miền Trung, miền Nam?
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, tại Hà Tĩnh có 2 người quốc tịch Trung Quốc, ở Bình Dương có xô xát khiến 1 người Trung Quốc chết. Đó là thông tin có thể khẳng định.
-Hãng Jiji Press (Nhật Bản) có câu hỏi:: Trung Quốc thông báo dừng một số hoạt động giao lưu, quan hệ với Việt Nam. Chương trình hợp tác nào giữa Việt Nam và Trung Quốc bị dừng lại? Chúng có ảnh hưởng gì đến kinh tế Việt Nam?
Trước câu hỏi này, Ông Trần Duy Hải cho biết, đến nay mọi hoạt động giao lưu chưa có gì bị dừng lại. Có lẽ Trung Quốc nói liên quan đến lao động khi họ đưa lao động về nước. Đó chỉ là các lao động phổ thông nên các doanh nghiệp có khả năng thay thế, không ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
-Hãng Reuters đặt câu hỏi bao giờ và trong trường hợp nào, Việt Nam sẽ quyết định sử dụng biện pháp pháp lý để kiện Trung Quốc?
Nguyễn Thị Thanh Hà – Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao trả lời, Chính phủ sẽ quyết định dựa trên khuyến nghị của nhiều cơ quan chức năng, chứ không phải trên ý kiến của một luật gia.
-Trả lời câu hỏi của báo Thanh Niên: Trung Quốc đã 3 lần nói khác nhau về vị trí giàn khoan? Xin bình luận về vấn đề này?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao cho hay, phía Việt Nam từng được nghe Trung Quốc giải thích nhiều lần khác nhau về yêu sách của họ. Việt Nam luôn đề nghị Trung Quốc có giải thích rõ về cơ sở pháp lý về vùng biển của mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, Dù Trung Quốc nói khác nhau thế nào, Việt Nam khẳng định vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm chủ quyền của Việt Nam theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Theo ANTD
Tình hình Biển Đông 24/5: Mỹ Nhật bắt đầu hành động thực tế
Sau những phát ngôn bày tỏ lo ngại chung chung, Mỹ và Nhật Bản đang có những động thái thực tế hơn để góp phần giải quyết căng thẳng Biển Đông.
Điều Trung Quốc không mong muốn
Trong chiến lược của mình, Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và trở thành bá chủ khu vực. Họ ra sức tranh thủ cơ hội để thực hiện mưu đồ của mình. Tuy nhiên, sự manh động của Trung Quốc đang tạo ra một kết quả mà họ không mong muốn.
Trong diễn biến tiếp theo ở Biển Đông, hôm qua Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Samuel Locklear cho hay từ lâu Mỹ đã theo đuổi các quan hệ liên minh ở châu Á và muốn tìm kiếm cơ hội để tăng cường quan hệ với Việt Nam cũng như với các quốc gia châu Á khác. Thông tin này được ông Locklear đưa ra trong cuộc thảo luận đánh giá về hiểm họa an ninh khu vực Đông Nam Á bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á tổ chức tại Manila (Philipines).
Trước đó 1 ngày, chính quyền Barack Obama cũng tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc để giải quyêt việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước đó nữa, ngày 20/5, tại phiên điều trần của Hạ viện Mỹ, các nghị sĩ nước này đã bày tỏ sự quan tâm đến tình hình Biển Đông và hối thúc Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel rằng nước này cần có các hành động thực tế để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc thay vì chỉ phát ngôn chung chung.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tiếp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Cũng trong cuộc điều trần này, ông Russel cho biết Washington dự định cung cấp hơn 18 triệu USD cho Việt Nam để nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát biển trong năm tài khóa 2015.
Bên cạnh Mỹ, Nhật Bản tiếp tục góp tiếng nói vào tình hình Biển Đông. Trong cuộc gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe tiếp tục chỉ trích hành động phi pháp của Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Japantimes cho biết ông Abe nói: "Tôi lo ngại về những căng thẳng trong khu vực do hoạt động đơn phương đặt giàn khoan của Trung Quốc".
Cũng theo Japantimes, cuối tháng 6 đầu tháng 7, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến thăm Việt Nam để thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải trong vùng Biển Đông. Tin tức của Japantimes cũng cho biết có thể chuyến thăm của ông Kishida sẽ đẩy nhanh việc cung cấp tàu tuần tra của Nhật cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp Việt Nam trong việc quản lý và thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.
Phát biểu của Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ và tin tức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu lên một chỉ dấu cho thấy hai nước này đang chuẩn bị những hành động thực tế hơn để giải quyết tình hình Biển Đông.
Việt Nam bác bỏ luận điệu mới của Trung Quốc
Vào chiều hôm qua 23/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo lần thứ 3 để thông báo về tình hình Biển Đông. Nội dung cuộc họp báo này tập trung vào việc phản bác các quan điểm xuyên tạc của Trung Quốc.
Tính đến hôm nay là ngày thứ 24 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong 24 ngày qua, Trung Quốc đã thay đổi nhiều thủ đoạn ở trên biển đồng thời cũng đưa ra nhiều phát ngôn xuyên tạc về ngoại giao. Từ chỗ vu cáo tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc mà không chỉ ra được bằng chứng, Trung Quốc chuyển sang xuyên tạc công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.
Thành phần chủ trì họp báo quốc tế về Biển Đông chiều 23/5.
Trong công hàm này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận tuyên bố chủ quyền 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc tại thời điểm đó. Tuy nhiên, từ khi tranh chấp biển đảo nổ ra, Trung Quốc lại viện dẫn tài liệu này như một bằng chứng chứng tỏ Việt Nam công nhận chủ quyền của họ tại Hoàng Sa. Đây là một sự đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen.
Trong cuộc họp báo chiều qua, Việt Nam đã phân tích rõ ràng vấn đề này để phản bác quan điểm của Trung Quốc. Những người chủ trì họp báo chỉ rõ quần đảo Hoàng Sa đã được các Nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền từ nhiều thế kỷ trước.
Thời Pháp thuộc, Pháp thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và trên vùng biển Việt Nam nói chung. Năm 1954, theo Hiệp định Geneve mà Trung Quốc là nước có tham gia, Hoàng Sa được chuyển cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản mà không có sự phản đối nào của các nước tham dự hội nghị.
Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974 khi chính quyền VNCH sắp sụp đổ. Như thế, vào thời điểm 1958, Hoàng Sa không thuộc quản lý của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho nên nó không bao giờ nằm trong phạm vi công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Điểm thứ hai, việc Trung Quốc lấy đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa làm cơ sở để tính 12 hải lý vùng biển của đảo này cũng mang hai cái sai rõ rệt. Một là từ đảo Tri Tôn đến vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan lên tới 18 hải lý nên không thuộc vùng biển của Tri Tôn. Hai là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng là của Việt Nam cho nên Trung Quốc không có quyền lấy bất kỳ đảo nào trong Hoàng Sa để làm căn cứ tính toán.
Trong một diễn biến khác, tính đến thời điểm này, lực lượng tàu Trung Quốc ở khu vực giàn khoan đã giảm xuống dưới 100 (lúc cao điểm như hôm 20/5 là 137 tàu thuyền). Tuy vậy diễn biến tình hình vẫn rất phức tạp. Trung Quốc tuyên bố không giải quyết vấn đề bằng giải pháp quân sự nhưng lập trường vẫn rất ngoan cố. Hiện tại tình hình vẫn bế tắc và chưa có lối ra.
Theo Ngươi đưa tin
Nực cười báo Trung Quốc tố bị Việt Nam, Nhật, Philippines bắt nạt Một tờ báo của Trung Quốc hôm qua (23/5) đã khiến bất kỳ ai cũng phải nực cười khi cáo buộc rằng Philippines cùng với Việt Nam và Nhật Bản đang bắt nạt Trung Quốc. Tờ báo này cũng nói rằng, giải quyết tranh chấp qua tham vấn hòa bình có thể là "cách nghĩ khôn ngoan". Tàu Philippines ra tín hiệu hòa...