Thế giới lưu giữ ảnh “độc” về phụ nữ Việt với áo dài, nón lá
Đã có thời, khi ra đường, phụ nữ Việt Nam chỉ đội nón lá. Trên đường phố, trước cổng trường, trong phiên chợ… rợp trắng một màu nón lá. Và báo chí thế giới đã có những bức ảnh “độc” về phụ nữ Việt với nón lá, áo dài.
Tìm lại trong tư liệu ảnh của những tờ báo danh tiếng thế giới có thể tìm thấy những bức ảnh độc đáo, những tư liệu quý giá về hình ảnh phụ nữ Việt Nam những ngày với áo dài, nón lá. Những hình ảnh ấy có thể nhuốm những vất vả, tảo tần… nhưng luôn toát lên vẻ đẹp thanh thoát, nền nã, rất Á Đông. Và vẻ đẹp ấy ở thời đại nào, ở hoàn cảnh nào cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ với thế giới.
Một khu chợ ở Huế năm 1923 (Ảnh: Bettmann/CORBIS). Các bà, các cô khi đó thường mặc áo dài không chiết eo, đội nón lá, đi chân đất. Chiếc quần trong bộ áo dài kiểu cổ này cũng được cắt khá cao để thuận tiện cho việc đi lại.
Huế năm 1923 (Ảnh: Bettmann/CORBIS). Trang phục ra phố của nam giới và nữ giới ở những thập niên đầu thế kỷ 20 không khác nhau quá nhiều. Cả hai giới đều mặc áo dài, áo the, đội nón lá.
Đọc các thông tin Du lịch đặc sắc trên chuyên trang Du lịch “Tan chảy trái tim” trước vẻ đẹp hư ảo của thiên nhiên “Chán” Ai Cập và Thái Lan, du khách Nga đổ xô đến Việt Nam Những phong tục đón năm mới độc đáo nhất thế giới Rùng mình với những hủ tục “uống máu” trên thế giới
Chợ Đông Ba, Huế năm 1923 (Ảnh: Bettmann/CORBIS). Một phiên chợ điển hình ở đầu thế kỷ 20, cả chợ rợp trắng màu nón lá. Hình ảnh chiếc nón lúc này có chút lạ lẫm so với ngày hôm nay: nón không cao, phù hợp với vóc dáng nhỏ của người Việt; vành nón rộng để che mưa, che nắng rất tiện.
Một bức ảnh chụp vào khoảng năm 1930. Đàn ông và phụ nữ An Nam trên đường đi ra chợ dọc đường Cái Quan (Ảnh: W. Robert Moore/National Geographic Society/Corbis).
Video đang HOT
Huế năm 1961 (Ảnh: Life). Thấp thoáng trong nhóm những người bán hàng rong này, ta vẫn thấy bóng của chiếc áo tơi làm từ lá cọ – chiếc áo mưa truyền thống của người dân lao động khi xưa.
Huế năm 1961 (Ảnh: Life). Các cô gái buông tóc dài, vận áo dài trắng, đạp xe trên phố là hình ảnh gây ấn tượng mạnh và thường trở đi trở lại trong những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia phương Tây khi tới Việt Nam thời kỳ này.
Huế năm 1961 (Ảnh: Life).
Sài Gòn năm 1961. (Ảnh: Life).
Sài Gòn năm 1961 (Ảnh: Life).
Một xóm chợ nhỏ năm 1961 (Ảnh: Life).
Huế năm 1968 (Ảnh: Marc Riboud). Không ở đâu, phụ nữ lại yêu áo dài và nón lá như ở Huế. Ngay cả khi đi chợ, ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều bóng áo dài. Những chiếc áo dài may bằng thứ vải bình dân, không quá cầu kỳ, kiểu cách mà giản dị, dịu dàng.
Một phiên chợ ở Sài Gòn (Ảnh: Mike Roberts).
Một phiên chợ ở Biên Hòa năm 1965 (Nguồn: Peter Seaward).
Nữ sinh Nha Trang năm 1968.
Một bức hình chụp năm 1971 (Ảnh: Bob McKerrow). Cho tới đầu thập niên 1970, hình ảnh phụ nữ Việt Nam vẫn gắn liền với áo dài, nón lá, ngay cả trong cuộc sống đời thường. Tuy vậy, có thể nhận thấy những nét thay đổi mạnh mẽ về thời trang ở giai đoạn này khi chiếc áo dài được chiết eo, ôm sát thân, ống quần dài, vành nón nhỏ trông duyên dáng, gợi cảm hơn nhiều.
Tổng hợp
Truyện tranh Việt Nam khiến báo Trung Quốc e ngại
Tập 1 bộ truyện tranh "Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền" của Cty Phan Thị được báo chí Trung Quốc mổ xẻ khá nhiều, thể hiện rằng bộ truyện là hướng đi đúng và đang khiến báo chí Trung Quốc lo ngại.
Theo Cty Phan Thị, ngoài thông tin quanh việc Việt Nam ra mắt bộ truyện tranh đầu tiên về biển đảo, một số tờ báo Trung Quốc cũng phản bác thông điệp của bộ truyện tranh này. Một số bài viết đã giật tít: "Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình", "Truyện tranh "Hoàng Sa và Trường Sa" của Việt Nam cho trẻ biết biển Đông không thuộc về Trung Quốc", "Việt Nam dùng "Thần đồng Đất Việt" để gây hấn vấn đề chủ quyền Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc", "Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ".
Tập 1 "Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền".
Một bộ truyện tranh vừa mới ra mắt tập đầu mà đã được lên báo ngoài nước như thế quả là một hiện tượng truyền thông. Bởi những gì viết cho thiếu nhi - thế hệ tương lai của đất nước tưởng là nhỏ, nhưng sức mạnh và sự ảnh hưởng của nó thì lại sâu rộng khôn cùng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã - người cố vấn và hiệu đính cho bộ truyện tranh này, "Truyện tranh về Hoàng Sa, Trường Sa" sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản, nhưng không kém phần sâu sắc".
Bộ truyện tranh dự kiến gồm 10 tập. Các tập tiếp theo lần lượt đề cập các vấn đề liên quan đến lãnh thổ An Nam, hành trình khám phá những hòn đảo Hoàng Sa - hay quần đảo Paracels - huyền bí trong mắt các học giả Tây phương. Điều thú vị là từ đề tài tưởng khó viết này, các nhà làm sách đã phải bỏ ra một năm để lồng vào cốt truyện thiếu nhi, cho trẻ con thấy hấp dẫn để theo dõi mạch truyện. Theo đó, Công chúa Phương Thìn là người dẫn truyện, đưa các nhân vật quen thuộc của Thần đồng đất Việt như Tý, Mẹo, Sửu, Dần vào thế giới màu sắc của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thông qua thư viện của các vị quan chép sử.
Qua bộ truyện tranh này, Cty Phan Thị muốn truyền bá kiến thức chủ quyền biển đảo, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ lãnh thổ, để các em hiểu thêm về lịch sử nước nhà, ra sức bảo vệ và khẳng định chủ quyền đất nước.
Xem ra, bộ truyện này không còn là truyện tranh cho thiếu nhi mà còn liên quan đến vấn đề của cả quốc gia, của vấn đề biển đảo quốc tế. Chính vì thế, bộ truyện được báo chí nước ngoài nhắc tới - dù là phản bác đi chăng nữa - thì đó cũng là một tín hiệu cho thấy đã thành công bước đầu: Công cuộc đấu tranh đòi công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của VN tuy còn dài, nhưng với chứng cứ, tài liệu rõ ràng, với từng bước, từng việc làm cụ thể, trên nhiều phương diện, sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Theo Minh Thi
Báo Lao động
Hậu trường tập luyện chung kết vui nhộn của Đồ Rê Mí 2013 Không chỉ dành thời gian quay MV và vui chơi bên nhau, các thí sinh nhí còn khá căng thẳng trong phòng tập để phần biểu diễn riêng được tốt nhất trong đêm cuối cùng của chương trình. Chiều 26/9, 10 thí sinh của Đồ Rê Mí đã quay MV Chào buổi sáng rất vui nhộn. Clip này sẽ được chiếu trong phần...