Trung Quốc vẫn có ‘tiếng nói’ lớn trong nền kinh tế công nghệ
Trung Quốc hiện có hơn 30% thị phần thặng dư về số lượng các tấm pin mặt trời, máy tính cá nhân…
Các nước vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đối với một số sản phẩm công nghệ nhất định
Một khảo sát mới của Nikkei cho thấy, các công ty Trung Quốc kiểm soát hơn 30% thị trường toàn cầu đối với 15 sản phẩm và dịch vụ công nghệ chủ chốt. Điều này nhấn mạnh thách thức mà các quốc gia tìm kiếm chuỗi cung ứng độc lập phải đối mặt.
Mỹ đang thúc đẩy chính sách “Buy American” (Mua hàng Mỹ) và nỗ lực để đưa hoạt động sản xuất các mặt hàng quan trọng như chất bán dẫn vào trong nước. Tuy nhiên, những con số từ khảo sát đã phản ảnh một thực tế là các nước trên thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đối với một số sản phẩm công nghệ nhất định. Loa thông minh, điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân, máy điều hòa không khí và máy giặt là những mặt hàng nằm trong danh sách kiểm soát chặt hơn 30% thị trường công nghệ chủ chốt. Các công ty Trung Quốc hiện cũng dẫn đầu thị trường với 13 trong số 15 mặt hàng.
Cuộc khảo sát đã xem xét 70 nguyên vật liệu, thành phần cốt lõi, thành phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế toàn cầu. Chúng bao gồm các sản phẩm đã chứng kiến nhu cầu tăng cao được thúc đẩy bởi trục xoay chuyển khỏi carbon, ví dụ như tấm pin mặt trời và pin ô tô. Bên cạnh đó, còn các lĩnh vực liên quan đến sự chuyển dịch kỹ thuật số đã tăng tốc trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra như dịch vụ đám mây.
Nikkei cũng tính toán, so sánh thị phần của các công ty Trung Quốc và Nhật Bản trong năm 2019 – 2020, sử dụng ước tính từ các tổ chức nghiên cứu khác nhau. Kết quả, Longi Solar của Trung Quốc dẫn đầu thị trường tấm pin năng lượng mặt trời vào năm ngoái. Nhà sản xuất linh kiện BOE Technology ở đại lục xếp hạng cao nhất về các tấm nền màn hình tinh thể lỏng với đủ loại kích thước lớn, nhỏ, trung bình được sử dụng trong các thiết bị điện tử. Trong lĩnh vực pin ô tô, Contemporary Amperex Technology (CATL) đã vượt lên dẫn trước đối thủ LG Chem của Hàn Quốc.
Hãng công nghệ vật liệu mới Shanghai New Energy New Materials Technology đã đánh bại Asahi Kasei trong lĩnh vực cách điện cho pin lithium-ion, để đứng đầu danh sách với 22,3% thị phần so với 14,5% của đối thủ tại thị trường mà Nhật Bản vốn thống trị vào năm 2015.
Mặc dù một số nhà quan sát dự đoán các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bảo đảm các bộ phận của sản phẩm và tiếp thị đến phương Tây giữa những áp lực từ phía Mỹ, nhưng tác động dường như đã được hạn chế. Huawei Technologies giữ vị trí hàng đầu về trạm gốc cho mạng không dây 5G tốc độ cao, mở rộng thị phần lên gần 40% ngay cả khi Mỹ đã thúc giục các đồng minh tránh xa thiết bị của hãng viễn thông Trung Quốc do lo ngại về bảo mật.
Video đang HOT
Theo Nikkei, các công ty Mỹ dẫn đầu thị trường về 24 mặt hàng, bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin quan trọng như máy chủ và bộ định tuyến. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ đứng hàng đầu trong bảy loại sản phẩm, đặc biệt là ở các thị trường đang thu hẹp như máy photocopy, máy in đa chức năng và máy ảnh kỹ thuật số.
Phương Tây lo ngại hệ lụy từ pin mặt trời Trung Quốc
Cơn sốt điện mặt trời tại Mỹ và châu Âu đối mặt với bài toàn hóc búa khi hầu hết tấm pin được sản xuất bằng năng lượng hóa thạch ở Trung Quốc.
Mối quan tâm ngày càng gia tăng trong bối cảnh sự phụ thuộc của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời vào than của Trung Quốc sẽ tạo ra lượng khí thải khổng lồ trong những năm tới. Theo các nhà phân tích, khi Trung Quốc nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất tấm pin mặt trời để đáp ứng nhu cầu, ngành năng lượng mặt trời sẽ trở thành một trong những ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất thế giới, làm mất đi lượng giảm phát thải đạt được trước đó.
Nhà máy nhiệt điện Urumqi chạy bằng than ở miền tây Trung Quốc.
Trong nhiều năm, điện giá rẻ của Trung Quốc đã mang lại cho các nhà sản xuất pin mặt trời nước này lợi thế cạnh tranh, cho phép họ thống trị thị trường toàn cầu. Theo nhà phân tích Johannes Bernreuter, các nhà máy ở Trung Quốc cung cấp hơn 3/4 polysilicon của thế giới, một thành phần thiết yếu trong hầu hết tấm pin mặt trời. Các nhà máy Polysilicon tinh chế kim loại silicon bằng một quy trình tiêu thụ điện năng rất lớn, khiến việc tiếp cận nguồn điện giá rẻ trở thành một lợi thế về chi phí. Chính quyền Trung Quốc đã xây dựng một loạt các nhà máy nhiệt điện than ở các khu vực thưa dân như Tân Cương và Nội Mông nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất polysilicon và các ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng khác.
Fengqi You, giáo sư kỹ thuật hệ thống năng lượng tại Đại học Cornell, cho biết ngành sản xuất tấm pin mặt trời ở Trung Quốc tạo ra lượng carbon dioxide gấp đôi so với sản xuất ở châu Âu. Ở một số quốc gia không phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện, như Na Uy hoặc Pháp, việc lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời do Trung Quốc sản xuất có thể không làm giảm lượng khí thải.
You nói: "Đúng là chúng ta đang tạo ra điện sạch, nhưng trước đó, quá trình nhập khẩu những tấm pin này từ một quốc gia khác - hiện giờ là Trung Quốc, hoặc một nơi khác sau này - đang tạo ra rất nhiều khí thải".
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, kể cả tấm pin do Trung Quốc đi nữa, cuối cùng, kết quả hầu như luôn dẫn đến lượng khí thải carbon dioxide giảm theo thời gian, vì các tấm pin này thường thay thế điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Lượng khí thải tránh được sau vài năm đầu tiên - trong 30 năm tuổi thọ của tấm pin mặt trời - có thể bù đắp được lượng khí thải cần thiết để sản xuất ra nó.
Trong khi đó, một số chính phủ và tập đoàn phương Tây đang cố gắng dịch chuyển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời khỏi than đá. Tiêu biểu là các dự án năng lượng mặt trời được tài trợ bởi chính các công ty sản xuất năng lượng tái tạo. Tại Mỹ, người phát ngôn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường cho biết chính phủ nước này đang soạn thảo một chính sách tài trợ tương tự khi mua các tấm pin mặt trời. Các quan chức EU cho biết Liên minh châu Âu đang xem xét điều chỉnh hàm lượng carbon của các tấm pin được bán trên toàn khối 27 quốc gia.
Các chính sách này cũng sẽ giúp phương Tây xây dựng lại ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, vốn đang là ngành thống trị của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, công suất điện mặt trời của Mỹ trong hai năm qua đã tăng 48%. Ở châu Âu, công suất điện mặt trời tăng 34% với hàng chục nghìn tấm pin mặt trời được lắp đặt mỗi năm.
Một trang trại năng lượng mặt trời gần Bakersfield, Texas.
Jen Snook, đại diện của Liên minh mua năng lượng tái tạo (REBA) gồm Amazon, Salesforce và hơn 200 tập đoàn khác, cho biết: "Những công ty mua năng lượng lớn có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Năng lượng mặt trời được hy vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh và chúng tôi muốn đảm bảo rằng sự tăng trưởng đó là bền vững".
Tình thế tiến thoái lưỡng nan
Các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị gặp nhau tại Glasgow tháng 11 tới nhằm đưa ra giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. Một phần của nỗ lực đó liên quan đến việc thuyết phục Trung Quốc, quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, từ bỏ đốt than đá, mặc dù phương Tây vẫn sử dụng thiết bị của Trung Quốc từ tấm pin mặt trời tới nhôm nhẹ dùng cho xe điện. Tại cuộc họp tháng 7 giữa các bộ trưởng môi trường Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ đã bỏ phiếu chống đối với thỏa thuận loại bỏ dần nhiệt điện than.
Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế sẽ không dễ dàng. Wacker Chemie AG, nhà sản xuất polysilicon năng lượng mặt trời lớn nhất của phương Tây phải trả tiền điện tại các nhà máy ở Đức cao hơn 4 lần so với các nhà sản xuất Trung Quốc ở Tân Cương. Trung Quốc cũng đẩy giá tấm pin xuống thấp đến mức hiện nay điện mặt trời rẻ hơn điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch ở nhiều thị trường trên thế giới.
Robbie Andrew, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc tế ở Oslo, cho biết: "Nếu Trung Quốc không tiếp cận được nguồn than đá, năng lượng mặt trời sẽ không thể rẻ như hiện tại. Liệu chúng ta có thể chấp nhận lượng khí thải carbon khổng lồ này từ Trung Quốc bởi vì nó cho phép phát triển tất cả những công nghệ này với giá thực sự rẻ?".
Và để giải quyết lo ngại của phương Tây, một số nhà sản xuất polysilicon của Trung Quốc đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tấm pin mặt trời carbon thấp. Tongwei, nhà sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới, đã chuyển một số nhà máy sang sử dụng năng lượng chạy bằng thủy điện. Tuy nhiên, Daqo New Energy và GCL Poly, các đối thủ cạnh tranh chính ở Trung Quốc của Tongwei, phụ thuộc hoàn toàn vào than, theo các công ty.
Pháp là một trong số ít quốc gia quy định hàm lượng carbon của các tấm pin mặt trời, nước này yêu cầu bắt buộc sử dụng pin mặt trời carbon thấp cho các dự án năng lượng mặt trời lớn. Điều này đã khuyến khích một số nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Trung Quốc sử dụng năng lượng tái tạo trong một số quy trình, cho phép họ bán sản phẩm vào thị trường Pháp.
Sự thống trị của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời cũng gây khó khăn cho một số công ty đang cố gắng xây dựng lại ngành này ở phương Tây. Thuế quan của Mỹ đối với tấm thu năng lượng và cell năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã thúc đẩy các công ty trong nước thành lập nhà máy sản xuất ở các nước khác.
JinkoSolar, một công ty Trung Quốc, đã xây dựng một nhà máy lắp ráp tấm pin mặt trời ở Florida để cung cấp cho NextEra Energy, một trong những công ty năng lượng tái tạo lớn nhất của Mỹ.
Công ty năng lượng Italy Enel SpA đang có kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Sicily, một trong số ít nhà máy còn lại ở châu Âu, nhưng nhà máy này vẫn sẽ dựa vào các tấm silicon đến từ Trung Quốc. Antonello Irace, Giám đốc nhà máy ở Sicily cho biết: "Chúng tôi sẽ rất vui nếu chuỗi giá trị được thành lập ở châu Âu. Hãy nghĩ về tính bền vững, điều kiện lao động, chi phí hậu cần và sự gần gũi".
Bắc Kinh gây trở ngại cho các nỗ lực của phương Tây bằng cách áp đặt thuế quan lên polysilicon của Mỹ, ngăn các nhà sản xuất Mỹ bán nguyên liệu thô cho các nhà máy của Trung Quốc, nơi có hơn 95% công suất toàn cầu.
Các mức thuế cao đã khiến một nhà máy sản xuất polysilicon của REC Silicon ở Hồ Moses, Washington phải dừng hoạt động vì không có khách mua. Công ty từng hy vọng các cuộc đàm phán giữa chính quyền Trump và Bắc Kinh sẽ dẫn đến việc giảm thuế. Thay vào đó, chính quyền Trung Quốc năm ngoái đã gia hạn thuế quan thêm 5 năm.
David Feldman, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia của Mỹ cho biết: "Mỹ có rất nhiều năng lực sản xuất polysilicon, và sẽ rất tốt nếu các công ty đó tìm được khách hàng".
Trung Quốc 'siết' sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Tòa án cấp cao nhất Trung Quốc trao quyền cho người dân nói "không" với việc tùy tiện sử dụng nhận dạng khuôn mặt cho mục đích thương mại và làm rõ các quy tắc trong bối cảnh công nghệ đang được áp dụng rộng rãi. Khách tham quan đang được quay bằng camera an ninh AI với công nghệ nhận dạng khuôn...