Trung Quốc trơ tráo phản đối phán quyết vụ kiện Biển Đông
Ngày 12/7, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Trung Quốc và nhiều hãng thông tấn chính thức của nước này đồng loạt trơ tráo bác bỏ phán quyết vụ kiện Biển Đông của tòa án quốc tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài, khẳng định các đảo, đá mà nước này đang kiểm soát có vùng đặc quyền kinh tế và ngư dân nước này đã hoạt động trong khu vực suốt 2.000 năm qua.
Bắc Kinh tiếp tục khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đồng thời ngang ngược khẳng định các việc làm của Bắc Kinh “hợp pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Trước đó, tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Lục Khảng hung hăng khẳng định Bắc Kinh “không quan tâm” đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông mà Tòa Trọng tài Thường trực ( PCA) công bố.
Ông Lục lại viện lập luận sai trái rằng cơ quan này không có thẩm quyền phân xử vụ việc. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào”, Reuters dẫn lời ông Lục Khảng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. Ảnh: FMPRC
Tân Hoa xã kêu ca tòa trọng tài “lạm dụng luật pháp đã ban hành một phán quyết không căn cứ” về vụ kiện do Philippines khởi xướng. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo khẳng định phán quyết của PCA sẽ không ảnh hưởng đến “chủ quyền” phi lý nước này tự nhận.
“Quân đội Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh, các quyền và lợi ích hàng hải quốc gia, kiên quyết gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực, đối phó với mọi thách thức và mối đe dọa”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hàm ý đe dọa.
Dự đoán về phản ứng của Trung Quốc với phán quyết, tờ Thời báo Hoàn Cầu hiếu chiến cảnh báo rằng điều này còn tùy thuộc vào “những hành vi gây hấn” (nếu có). “Đến nay, không nước liên quan nào mong muốn đối đầu quân sự. Tuy nhiên, tất cả các bên đều đã có động thái chuẩn bị về mặt quân sự”.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk khi gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay đã nhấn mạnh phán quyết của tòa PCA về Biển Đông “rất quan trọng”.
“Một trật tự thế giới dựa trên luật pháp mang lại lợi ích chung đối với cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu, chúng ta có nghĩa vụ duy trì và bảo vệ điều này”, ông Tusk nói.
Philippines kêu gọi dân tránh phản ứng quá khích
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 12/7 tuyên bố hoan nghênh phán quyết của tòa án, đồng thời kêu gọi người dân kiềm chế và bình tĩnh để tránh phản ứng quá khích. Ngoại trưởng Philippines Yasay dự kiến chủ trì một cuộc họp báo để nêu rõ quan điểm Manila về phán quyết.
“Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu về phán quyết thận trọng. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan cần giữ bình tĩnh và kiềm chế. Philippines mạnh mẽ khẳng định rằng chúng tôi tôn trọng phán quyết mang ý nghĩa cột mốc này”, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định đây là kết luận cuối cùng, có tính ràng buộc pháp lý và các bên liên quan cần tuân thủ. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định Tokyo tiếp tục ủng hộ tầm quan trọng của việc sử dụng luật pháp và các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế, trong việc giải quyết tranh chấp trên biển.
Chiều 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lý.
Một trong những nội dung đầu tiên PCA đưa ra là Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông.
Ngoài ra toà cũng tuyên bố không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.
“Tòa thấy rằng Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền của Philippines tại Vùng Đặc quyền kinh tế thông qua các biện pháp như ngăn chặn tàu đánh cá và tàu thăm dò của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không thể ngăn ngư dân Trung Quốc đánh cá trong khu vực này”, Tòa Trọng tài nhấn mạnh.
Tòa cũng cho rằng ngư dân Philippines và ngư dân Trung Quốc có quyền đánh cá ở Bãi cạn Scarborough nhưng Trung Quốc đã can thiệp để ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận vùng biển.
Đồ họa: CNN
Nội dung PCA nhận thụ lý
Tòa trọng tài Thường trực khẳng định quyền tài phán với 7 trong 15 nội dung Philippines khởi kiện. Các nội dung này liên quan tới tính pháp lý của các đá và bãi cạn trên Biển Đông mà Trung Quốc đang chiếm đóng, bồi lấp nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.
Tòa cũng tiếp nhận đơn kiện của Manila về việc Trung Quốc cản trở ngư dân đánh bắt trên Biển Đông cũng như việc tàu công vụ Trung Quốc gây nguy hiểm với các tàu hành pháp Philippines trên các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.
Một trong những điều được chờ đợi là phán quyết của PCA về Ba Bình, thực thể tự nhiên lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan, Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Dù không đưa Ba Bình vào phạm vi kiện nhưng trong phiên điều trần sau đó, Philippines đưa nó vào nội dung cần làm rõ. Manila lập luận thực thể không phải nơi cư dân sinh sống lâu đời và cũng không có nền kinh tế bền vững mà chỉ là nơi đồn trú quân sự và tồn tại dựa vào nguồn cung từ bên ngoài nên không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế.
Dấu mốc chính về vụ kiện
Ngày 22/1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), kiện cách Trung Quốc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ở Biển Đông. Ngày 19/2/2013, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện bằng văn bản “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông” và bác bỏ yêu sách của Philippines.
Ngày 21/6/2013, Tòa Trọng tài được thành lập với 5 người do Thẩm phán Thomas A. Mensah đến từ Ghana chủ trì. Các thành viên khác gồm có Thẩm phán Jean-Pierre Cot người Pháp, Thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan, Giáo sư Alfred Soons người Hà Lan và Thẩm phán Rudiger Wolfrum người Đức.
Bất chấp sự phủ nhận của Trung Quốc, ngày 29/10/2015, PCA ra phán quyết khẳng định quyền xét xử vụ kiện của Philippines nhằm vào yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Từ 24 – 30/11/2015, PCA có phiên điều trần cuối cùng về vụ kiện. Sau nhiều dự đoán, Tòa đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12/7/2016.
Trong suốt hơn 3 năm qua, Trung Quốc liên tục bác bỏ vụ kiện của Philippines và từ chối tham gia các phiên tranh tụng. Bắc Kinh cũng tuyên bố không tuân thủ phán quyết của PCA, điều mà các nhà phân tích nhận định là bất lợi cho Trung Quốc.
Theo Zing News
Trung Quốc vật lộn với 2 "phép thử" dồn dập ở Biển Đông
Bắc Kinh cùng lúc phải đối mặt với thách thức kép trong các tuyên bố lãnh thổ phi lý ở Biển Đông, sau khi Mỹ điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo và tòa án quốc tế tuyên bố sẽ xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò".
Bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo (Ảnh: CSIS/AMTI)
Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) tại La Hay, Hà Lan hôm thứ Năm khẳng định có quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền quá đáng ở Biển Đông. Vụ việc diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Hải quân Mỹ điều một tàu khu trục vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa để khẳng định tự do hàng hải.
Say khi chỉ trích cuộc tuần tra của Mỹ là một "hành động liều lĩnh", Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/10 nói rằng phán quyết của PCA là "vô giá trị và không có tính bắc buộc đối với Trung Quốc".
"Liên quan tới các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, các lợi ích và quyền lợi hàng hải, Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào bị áp đặt hoặc bất kỳ cách thức đơn phương nào đối với cách giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Bắc Kinh cũng nhắc lại lời khuyên từng đưa ra với Manila kể từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc vào năm 2013: hãy hủy vụ việc và duy trì quan hệ tốt với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Một số nhà phân tích cho rằng, các chiến lược của 2 đồng minh thân cận, Mỹ và Philippines, đang gây sức ép đối với Trung Quốc nhằm làm rõ các tuyên bố chủ quyền mơ hồ đối với hầu hết Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
"Mỹ và Philippines đang hành động hiệu quả giống như một đội", tờTạp chí phố Wall dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, một học giả chuyên về an ninh khu vực tại Đại học De La Salle ở Manila. "Philippines đã vượt qua rào cản rất khó khăn bằng cách làm rõ vấn đề phân xử".
Quyết định của tòa quốc tế tại La Hay là một đòn giáng vào Bắc Kinh. Giờ đây, tòa án sẽ nghe vụ kiện của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Manila cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế thông qua các hành động tại vùng biển tranh chấp.
Nhưng ít người kỳ vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ, dù Philippines có thắng trong phiên tòa.
"Không có gì đảm bảo là Trung Quốc sẽ tuân thủ các kết quả không có lợi cho nước này", William Choong, một chuyên gia an ninh châu á tại Viện nghiên cứu nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, cho hay.
Các cuộc đối đầu mới nhất ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh một loạt các hoạt động hoạt ngoại giao sắp diễn ra tại châu Á, nơi vấn đề tranh chấp lãnh thổ chắc chắn sẽ được thảo luật. Cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa Nhật-Trung-Hàn sẽ diễn ra vào cuối tuần này ở Seoul. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Hà Nội đầu tháng 11. Các lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC thường niên ở Manila, Philippines vào giữa tháng 11.
Chiến lược của Trung Quốc giờ đây sẽ là nhấn mạnh mục đích dân sự cho các đảo nhân tạo và giảm nhẹ các mục đích quân sự, ông William Choong nhận định, trong khi cố gắng làm chệch hướng sự chỉ trích của dư luận bằng cách "quyến rũ" các láng giềng khu vực với các sáng kiến như Ngân hàng Hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Choong dự đoán, thế bế tắc ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp diễn, khi Mỹ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra quan các đảo nhân tạo, còn Trung Quốc cũng sẽ điều tàu chiến và chỉ trích các hoạt động của Mỹ. "Mỹ và Trung Quốc đều có thể nói rằng họ đang giữ vững lập trường mà không bị mất mặt", ông Choong nói.
Luật sư Mỹ Paul Reichler hiện là trưởng nhóm luật sư đại diện cho Philippines sau khi tham gia một loạt các vụ việc đại diện cho các quốc gia nhỏ hơn chống lại các quốc gia lớn hơn. Ông cũng nói rằng cái gọi là "đường 9 đoạn", mà Bắc Kinh vạch ra để tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế được ghi trong Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay, phán quyết của Tòa Thường trực "cho thấy các vấn đề phân xử như vậy trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế là một cách thức nhằm phần nào kiểm soát các tranh chấp lãnh thổ, dù không giải quyết được chúng".
An Bình
Theo Dantri
Tin tặc Trung Quốc nghi tấn công website toà xử vụ kiện Biển Đông Vụ tấn công mạng hồi tháng 7 nhằm vào toà án quốc tế ở Hà Lan xảy ra khi Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% Biển Đông. Tin tặc Trung Quốc bị nghi đánh sập trang web toà án trọng tài quốc tế thường trực tại The Hague. Ảnh minh hoạ: SCMP Theo SCMP, dựa trên phân tích...