Trung Quốc: Triều Tiên không có quyền “lấy oán báo ân”
Do Triều Tiên thay đổi thất thường, sự hữu hảo đối với Triều Tiên của Trung Quốc cũng cần phải được điều chỉnh. Khi Triều Tiên quá “ngông cuồng”, Trung Quốc cần tỏ ra lạnh lùng, thậm chí áp dụng biện pháp trừng phạt.
Chuyến thăm của nguyên soái Choe Ryong-Hae – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội Triều Tiên – tới Trung Quốc với tư cách là đặc phái viên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.
Ông Choe Ryong-hae phát biểu trong cuộc họp mới đây tại Bình Nhưỡng. ẢNH: AP.
‘Thiếu tôn trọng Trung Quốc’
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thái độ gì trước chuyến thăm của nhân vật được coi là đứng ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 của Triều Tiên, là “thân tín” đặc biệt của nhà lãnh đạo Kim Jong Un này? Hôm nay, tờ Hoàn Cầu đã có bài bình luận về vấn đề trên.
Ủy viên Bộ chính trị Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên Choe Ryong-Hae hôm qua đã có chuyến thăm Trung Quốc với tư cách là đặc phái viên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, thu hút sự dò đoán của báo chí thế giới. Trong thời điểm quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên đang xấu đi vì Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân, và mới chỉ cách đây mấy ngày, Triều Tiên lại bắt giữ tàu đánh cá của Trung Quốc. Sự xuất hiện của đặc phái viên Triều Tiên được coi là tín hiệu xoa dịu mà phía Triều Tiên muốn phát đi.
Tuy nhiên Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc không cần thiết phải tỏ ra vui vẻ, phấn chấn vì chuyện Kim Jong-un cử đặc phái viên tới, Bắc Kinh càng không cần thiết phải dùng sự nhượng bộ của mình để bày tỏ sự trân trọng đối với cơ hội này. Một năm trở lại đây, Triều Tiên đã đi quá đã, không thể hiện sự tôn trọng tối thiểu đối với Trung Quốc. Muốn khôi phục lại mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Triều Tiên cần gánh vác trách nhiệm đó.
Nguyên nhân gây ra sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hết sức phức tạp, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản buộc phải đưa ra sự điều chỉnh của họ. Tuy nhiên chính sách hạt nhân cấp tiến của Triều Tiên cũng là một trong những căn nguyên gây ra sự xung đột trên bán đảo. Những năm vừa qua, Triều Tiên liên tục thử nghiệm hạt nhân, cộng với việc liên tục bắt giữ tàu cá Trung Quốc, gần như đã làm thay đổi triệt để cái nhìn của công chúng Trung Quốc đối với nước này. Trong môi trường dư luận hoàn toàn mới ở Trung Quốc, Triều Tiên làm như vậy đồng nghĩa với việc từng bước đứng sang vị trí đối lập với Trung Quốc.
Video đang HOT
Tàu cá được Trung Quốc gần đây đã mấy lần bị Triều Tiên bắt đòi tiền chuộc
Không để Triều Tiên thích làm gì thì làm
Hoàn Cầu khẳng định, hiện nay dư luận Trung Quốc ngày càng không tin tưởng vào Triều Tiên. Dù là trên trường quốc tế hay trong lãnh thổ Trung Quốc, đều có không ít người cho rằng Bắc Kinh đang “dung túng” Bình Nhưỡng, đồng thời cho rằng một số sự khiêu khích của Triều Tiên là “trắng trợn không nể mặt”. Những ngôn luận này chắc chắn sẽ dồn ép không gian chính sách đối với Triều Tiên do chính phủ Trung Quốc đề ra.
Hoàn Cầu cho rằng, bất luận Triều Tiên phái đặc phái viên đến Trung Quốc xuất phát từ mục đích gì, chúng tôi cho rằng Trung Quốc không nên lùi bước trong lập trường đối với Triều Tiên trong thời gian này. Bắc Kinh cần duy trì sức ép cần thiết đối với Bình Nhưỡng, thôi thúc nước này nghiêm túc nhìn nhận và điều chỉnh hành vi của mình.
Trung Quốc mãi mãi sẽ không đối xử với Triều Tiên như Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản, mối quan hệ tốt đẹp Trung – Triều là xuất phát điểm cơ bản trong chính sách Triều Tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên do thái độ của Triều Tiên thay đổi thất thường, sự hữu hảo đối với Triều Tiên của Trung Quốc cũng cần phải được điều chỉnh. Khi Triều Tiên quá “ngông cuồng”, Trung Quốc cần tỏ ra lạnh lùng, thậm chí áp dụng biện pháp trừng phạt. Đây là không gian linh hoạt cần phải có trong mối quan hệ Trung – Triều.
Nếu Triều Tiên tỏ thái độ về sự “rắn mặt” của Trung Quốc, Trung Quốc buộc phải kiên trì sự tự tin của mình. Trung Quốc không có bất cứ lý do gì để sợ Triều Tiên, chỉ cần Trung Quốc có quyết tâm, là có đủ khả năng để giữ vững lập trường của mình. Cho dù Triều Tiên đi bao nhiêu đường vòng, cuối cùng cũng đều phải quay trở lại với điểm xuất phát ban đầu giao lưu với Trung Quốc.
Hoàn Cầu nhấn mạnh rằng, chính sách Triều Tiên của Trung Quốc không cần phải thay đổi lại toàn bộ, nhưng Trung Quốc không thể để Triều Tiên thích làm gì thì làm. Cần yêu cầu quốc gia này giữ chừng mực, nếu không sẽ phải trả giá nhất định, đây là sự kỳ vọng phổ biến của công chúng Trung Quốc đối với sự điều chỉnh chính sách Triều Tiên của chính phủ.
Mặc dù trên các website, diễn đàn có một số phát ngôn cực đoan, nhưng xét về tổng thể, xã hội Trung Quốc không có ác ý đối với Triều Tiên. Hầu hết người Trung Quốc không mong muốn bị chính sách hạt nhân cực đoan của Triều Tiên bắt cóc, không muốn nhìn thấy Triều Tiên có những hành vi quá đà đối với người Trung Quốc trên đất liền và trên biển. Người Trung Quốc sẽ nghĩ rằng: Một đất nước mà chúng tôi đã phải đổ máu vì họ, đồng thời không ngừng phải tiếp máu cho họ sẽ không có quyền lấy oán báo ân.
Trung Quốc tin rằng giữa lợi ích của Triều Tiên và lợi ích của Trung Quốc có rất nhiều điểm tương thông. Rất nhiều người Trung Quốc kỳ vọng Bình Nhưỡng có thể hiểu ra vấn đề, những kiến nghị của Trung Quốc đều là thiện chí, Trung Quốc, Triều Tiên tăng cường hợp tác tốt đẹp là lợi ích then chốt cơ bản của Triều Tiên. Trung Quốc cảm thấy rất tiếc vì Triều Tiên đã không hiểu hết được điều đó.
Hoàn Cầu nhận định có thể là do các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước ít thăm nhau quá. Kể từ khi nên nắm quyền hơn 1 năm nay, nhà lãnh đạo Kim Jong – un chưa từng gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc. Do tính đặc thù của Triều Tiên, tầm quan trọng của việc nhà lãnh đạo cấp cao hai nước Trung – Triều sang thăm nhau lớn hơn so với mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khác, một điều cần nói rõ là, tầm quan trọng này có giá trị với Triều Tiên hơn là với Trung Quốc.
Triều Tiên cần tăng cường giao lưu với Trung Quốc để hiểu được rằng Trung Quốc đang có những thay đổi sâu sắc. Nếu Triều Tiên không quan tâm đến dư luận Trung Quốc, có thể họ sẽ phạm sai lầm lớn trong thái độ đối với Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc hy vọng lần này ông Choe Ryong-Hae có thể mang được nhiều thông tin quan trọng của xã hội Trung Quốc về Bình Nhưỡng.
Theo Dantri
Nhật tuyên bố: Tàu ngầm Trung Quốc "chạy đâu cho khỏi nắng"
Tiếp theo vụ Nhật phát hiện tàu ngầm "lạ" hoạt động tại khu vực tiếp giáp phía nam đảo Kumi - Okinawa ngày 13 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lại tuyên bố phát hiện thêm 1 tàu ngầm không rõ quốc tịch đang hành trình tại khu vực tiếp giáp ở Minamidaito, phía nam Okinawa.
Cùng giống như vụ ngày 13, tuy Bộ quốc phòng Nhật không công bố quốc tịch của tàu ngầm này nhưng các phương tiện truyền thông Nhật Bản vẫn tìm cách xác định được tàu ngầm này là của hải quân Trung Quốc.
Hãng tin Nhật Bản Kyodo News ngày 19/05 cho biết, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, một chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của lực lượng tự vệ trên biển nước này đã phát hiện 1 tàu ngầm đang lặng lẽ di chuyển ở khu vực tiếp giáp Minamidaito, phía nam Okinawa lúc rạng sáng ngày 19/05, một quan chức Chính phủ Nhật Bản giấu tên cho biết, đó là tàu ngầm Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện truyền thông Nhật Bản lên tiếng khẳng định tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp với lãnh hải Nhật Bản. Chuyên gia luật quân sự Trung Quốc Hình Quảng Mai trả lời phỏng vấn của "Thời báo Hoàn Cầu" cho biết: Minamidaito nằm ở trên biển Thái Bình Dương, cách Okinawa 400 hải lý về phía đông, đây là khu vực mà tàu bè (bao gồm cả tàu ngầm) và máy bay các nước được phép hoạt động.
Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật rất mạnh
Vị chuyên gia này còn lớn tiếng: Từ vị trí địa lý của Minamidaito, xác định Trung Quốc không phải là nước nằm gần nhất, hơn nữa Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng không xác định được quốc tịch của tàu ngầm này. Vì vậy, cái gọi là "Sự uy hiếp của tàu ngầm Trung Quốc" chỉ là luận điệu thù địch nhằm hạ thấp uy tín của Trung Quốc.
Tuy vậy, bà Hình Quảng Mai cũng phải công nhận, sự việc Nhật Bản liên tiếp phát hiện hoạt động của tàu ngầm chứng tỏ khả năng chống ngầm của họ thật đáng nể, đây quả thực là sự uy hiếp rất lớn đối với các tàu ngầm Trung Quốc, hải quân cần thực sự coi trọng vấn đề này.
Bà Hình Quảng Mai còn nhấn mạnh, tuy Trung Quốc có bờ biển tương đối dài nhưng thực sự gặp bất lợi về vị trí địa lý. Dường như tất cả các luồng đường quan trọng ra Thái Bình Dương đều bị các nước láng giềng kiểm soát.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 (lớp Tấn) của Trung Quốc
Ví dụ như có hành trình bình thường ra Thái Bình Dương cũng bị Nhật Bản rêu rao là "Trung Quốc uy hiếp luận", mượn cớ để tăng cường quân lực, sửa đổi Hiến pháp để trở thành một cường quốc quân sự như các nước khác. Nếu Nhật Bản cứ làm như vậy, mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng ngày càng xấu đi.
Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, tàu ngầm Trung Quốc tuy mạnh nhưng lực lượng săn ngầm của Nhật còn mạnh hơn nhiều. Nếu tàu ngầm Trung Quốc hoạt động bình thường thì không vấn đề gì, chỉ cần "có ý đồ bất chính" thì sẽ "chạy đâu cho khỏi nắng"?
Theo Dantri
Báo Đảng TQ cổ súy leo thang gây hấn trên Biển Đông Song song với những hoạt động gây căng thẳng trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, thời gian qua, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng vụ tàu Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan liên tục cổ súy các hành động làm căng thẳng, phức tạp tình hình tranh chấp lãnh hải, từ đó...