Trung Quốc tổ chức tuyển sinh sau đại học
Ngày 7/12, Bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo kỳ thi tuyển sinh sau đại học quốc gia năm 2023 sẽ tổ chức từ 24 – 26/12 theo dự kiến.
Sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2021.
Thông tin này xóa tan lo lắng kỳ thi bị trì hoãn do dịch Covid-19.
Bộ Giáo dục cho biết đã nỗ lực tối đa để đảm bảo kỳ thi diễn ra theo đúng kế hoạch và tất cả thí sinh tham gia an toàn. Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương cần phối hợp với các ban ngành liên quan để sắp xếp trung tâm xét nghiệm, bố trí nhân sự, trang thiết bị và biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Đồng thời, các cơ quan giáo dục địa phương cần tối ưu hóa dịch vụ dành cho thí sinh, cập nhật thông tin kỳ thi và quan tâm đến sức khỏe tâm lý của thí sinh trước kỳ thi.
Video đang HOT
Năm 2021, Trung Quốc ghi nhận kỷ lục 4,57 triệu thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học quốc gia. Còn năm nay, con số dự kiến sẽ vượt quá 5 triệu người.
Các chuyên gia ước tính, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi ngày càng nhiều cử nhân Trung Quốc chọn học cao học thay vì đi làm.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu học cao học tăng là thị trường việc làm tại Trung Quốc đối mặt nhiều khó khăn. Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp khó tìm được việc làm, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp, nhất là ở thành thị, tăng cao. Trong tình huống này, học cao học là giải pháp giúp cử nhân thoát khỏi áp lực từ xã hội.
Ngoại ngữ 'kéo lùi' chỉ tiêu tuyển sinh cao học
Tuyển sinh thạc sĩ không phải thi mà chỉ xét tuyển nhưng ở nhiều trường ĐH, việc tuyển sinh không khởi sắc hơn vì nhiều người muốn học lại gặp rào cản ngoại ngữ đầu vào
Quy chế mới về tuyển sinh trình độ thạc sĩ cho phép các trường có thể tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào. Những tưởng quy định mới sẽ giúp các trường tuyển sinh dễ dàng hơn nhưng thực tế không như vậy.
Tuyển mãi không đủ chỉ tiêu
Năm 2022, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tuyển sinh 560 chỉ tiêu trình độ thạc sĩ cho 3 ngành đào tạo gồm: Tài chính ngân hàng (405 chỉ tiêu), Quản trị kinh doanh (105 chỉ tiêu), Luật Kinh tế (50 chỉ tiêu).
Là năm đầu tiên trường tổ chức xét tuyển thay cho thi tuyển nhưng tiến độ tuyển sinh không như kỳ vọng. ThS Nguyễn Anh Vũ, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết các năm trước trường tuyển được khoảng 400 người học, đạt gần 100% chỉ tiêu đề ra nhưng năm nay chỉ tiêu tăng lên 560 mà kết quả cũng chưa được như năm trước.
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ các năm qua cũng không tốt. TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo, cho biết mỗi năm trường có 700 chỉ tiêu thạc sĩ cho 14 ngành nhưng chỉ tuyển được khoảng trên 200. "Ba ngành khối kinh tế (quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính - ngân hàng) tuyển sinh tốt, còn 11 ngành khối kỹ thuật tuyển sinh rất khó, mỗi ngành tuyển chưa được 10 học viên" - TS Nguyễn Trung Nhân nói.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, mỗi năm trường có 200 chỉ tiêu nhưng kết quả tuyển sinh cũng chỉ đạt 50%. Các ngành khối kỹ thuật luôn khó tuyển sinh.
Tại Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM, mỗi năm tuyển được khoảng 800 học viên trong tổng số 1.000 chỉ tiêu.
Nhiều trường ĐH cho biết khối kinh tế tuyển sinh có phần thuận lợi trong khi khối kỹ thuật kết quả tuyển sinh rất khó và tiếp tục có xu hướng giảm. PGS-TS Hoàng Trang - Trưởng Phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Bách khoa TP HCM - cho biết theo nghiên cứu của Phòng Đào tạo sau ĐH, dù kết quả tuyển sinh của trường hiện khả quan nhưng xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển là tuyển sinh thạc sĩ khối kỹ thuật sẽ khó khăn hơn, trong khi xu hướng học viên lựa chọn học thạc sĩ ở khối kinh tế, quản lý sẽ tăng cao.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Trung Nhân cho rằng ở khối kỹ thuật, những người làm trong môi trường nhà nước hay giảng dạy mới có nhu cầu học lên cao. Ngoài ra, trang bị kiến thức ở bậc ĐH đã đủ, nếu cần thiết thì học các khóa đào tạo bổ sung.
Học viên cao học tại Trường ĐH Bách khoa trình bày nghiên cứu với các giáo viên hướng dẫn
Rào cản ngoại ngữ
Kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ không đạt chỉ tiêu được lý giải ở nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi cộm là yêu cầu ngoại ngữ cũng như nhu cầu học nâng cao của người học. Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh mới yêu cầu người tốt nghiệp thạc sĩ phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC từ 785 điểm - đây là thách thức với người học muốn tốt nghiệp.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho rằng ngoại ngữ luôn là rào cản đối với người muốn học thạc sĩ, không chỉ năm nay mà cả các năm trước. Đặc biệt, quy chế mới càng đòi hỏi năng lực ngoại ngữ của người học khi yêu cầu đầu vào phải đạt bậc 3 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam).
ThS Nguyễn Anh Vũ cho biết rằng năm nay thực hiện xét tuyển đào tạo thạc sĩ trường rất kỳ vọng. Những năm trước còn thi tuyển, thí sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo quy định sẽ được tổ chức thi nhưng năm nay không thi mà chỉ nộp chứng chỉ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương, kết quả là nhiều người muốn học nhưng vướng rào cản ngoại ngữ.
Quy chế tuyển sinh mới yêu cầu người tốt nghiệp thạc sĩ phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC từ 785 điểm - đây là thách thức với người học muốn tốt nghiệp.
Từ kết quả năm 2022, tiếp tục hoàn thiện tuyển sinh năm 2023 Theo các chuyên gia, đến thời điểm này, tuyển sinh năm 2022 đã thành công, bảo đảm công bằng, hiệu quả và minh bạch. Tân sinh viên nhập học Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ). Đột phá về chuyển đổi số Theo ThS Lương Tuấn Long - Trưởng phòng Công tác chính trị và Sinh viên, Trường ĐH Mở Hà Nội, trong kỳ...