Trung Quốc tính giăng vệ tinh giám sát toàn Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tỉnh Hải Nam sẽ phóng bốn vệ tinh vào cuối năm nay nhằm mục đích giám sát hoạt động của tàu thuyền đi lại trên Biển Đông.
Ông Yang Tianliang, nhà thiết kế chính của Hệ thống Chòm sao Vệ tinh Quan sát Trái đất Hải Nam cho biết bốn vệ tinh quan sát Trái đất Hải Nam-1 đã được lắp ráp và dự kiến được đưa lên quỹ đạo trong chuyến bay thứ hai của tên lửa đẩy Trường Chinh 8 phóng từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Văn Xương, Hải Nam.
Tờ China Daily cho biết Hải Nam 1 sẽ là “mạng lưới trên không gian” đầu tiên của đảo Hải Nam. Hai vệ tinh khác là Tam Á 1 và Tam Sa 1 sẽ gia nhập vào mạng lưới này trong vòng 2-3 năm tới.
Hải Nam 1-01 được trang bị camera góc rộng, độ nét cao, giúp xác định và giám sát các vật thể di động trên biển, đặc biệt là tàu.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 7A phóng từ đảo Hải Nam hôm 12/3. (Ảnh: China Daily)
Hệ thống nhận dạng tự động của Hải Nam 1-01 có thể tiếp nhận các tín hiệu bao gồm dữ liệu về vị trí, hướng đi, tốc độ của tàu đang di chuyển.
Hải Nam 1-02 có nhiệm vụ quan sát các cảng, đảo và tàu bè. Hainan 1-03 và Hainan 1-04 sẽ sử dụng camera góc rộng để lập bản đồ các khu vực được chỉ định.
Yang Tianliang tuyên bố mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là đảm bảo hợp tác nhằm hình thành ngành công nghiệp vũ trụ thương mại, đồng thời đề cập tới “một mạng lưới gồm 10 vệ tinh có khả năng giám sát toàn bộ Biển Đông trong thời gian thực”.
Video đang HOT
Yang Tianliang khẳng định mạng lưới này sẽ “giúp Trung Quốc bảo vệ tốt hơn chủ quyền, phát triển khu vực và đối phó với các tình huống bất ngờ”.
Hồi giữa năm 2018, khi công bố kế hoạch phóng một loạt vệ tinh được thiết kế để giám sát Biển Đông, Yang Tianliang cho biết toàn bộ khu vực Biển Đông có thể được giám sát trong vài ngày, thay vì từ 2-3 tháng.
“Từng rạn san hô và đảo, cũng như mỗi tàu thuyền ở Biển Đông sẽ được theo dõi bằng mắt vũ trụ” , ông này nói.
Thông tin về đợt phóng vệ tinh giám sát Biển Đông của Trung Quốc được công bố trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở vùng biển này thời gian gần đây.
Cuối tuần trước, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tiến vào Biển Đông cùng thời điểm một nhóm tác chiến viễn chinh của Hải quân Mỹ khép lại các cuộc tập trận.
Mỹ và Philippines hôm 12/4 cũng bắt đầu đợt tập trận chung kéo dài hai tuần, nối lại hoạt động huấn luyện thường niên sau một năm bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.
Bất chấp đại dịch, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động gây hấn ở Biển Đông như một phần trong tham vọng độc chiếm vùng biển này.
Các chuyên gia nhận đinh, các động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn sẽ đẩy mạnh chính sách hiếu chiến ở Biển Đông.
Trung Quốc dùng mã màu để phân loại tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của người dân
Chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng mã màu để biểu thị tỷ lệ tiêm chủng của người dân tại các tòa nhà, doanh nghiệp, một phần trong nỗ lực đạt mục tiêu tiêm chủng cho trên 560 triệu dân vào cuối tháng 6 tới.
Tấm biển màu xanh lam biểu thị tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của công nhân được dán trên cánh cửa một doanh nghiệp in ở Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), trong những tuần gần đây, nhiều tấm biển màu xanh lá cây đã xuất hiện tại trung tâm mua sắm ở thủ đô Trung Quốc. Tấm biển được thiết kế hình tròn cho thấy một nhân viên y tế mặc đầy đủ trang bị bảo hộ cầm một lọ vaccine với là dòng chữ cho biết tỷ lệ tiêm chủng của người dân trong khu vực là trên 80%. Các tòa nhà khác có tỷ lệ 40 - 80% được đánh dấu bằng tấm biển màu xanh lam. Trong khi tỷ lệ tiêm chủng dưới 40% được đánh dấu màu đỏ.
Những dấu hiệu màu sắc này gần như tương tự với mã sức khỏe kỹ thuật số của người dân, vốn đã trở thành một yếu tố phổ biến trong nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc. Theo đó, người dân chỉ được phép đi ra ngoài các tòa nhà và các khu vực cách ly nếu họ có mã màu xanh lá cây trên ứng dụng điện thoại di động.
Tại một nhà hàng Ma Cao, quản lý họ Xu, 23 tuổi, cho biết anh và tất cả 14 nhân viên đều đã được tiêm phòng. Do vậy, doanh nghiệp của họ đã được cấp một tấm biển màu xanh lá cây.
"Việc phân loại tỷ lệ tiêm chủng theo màu sắc bắt đầu từ khoảng nửa tháng trước. Việc được cấp mã màu xanh lá cây giúp cho công việc kinh doanh của chúng tôi thuận lợi hợn. Khách hàng cảm thấy an toàn hơn khi dùng bữa tại nhà hàng. Hiện tại, chúng tôi rất đông khách vào buổi chiều", anh Xu nói.
Xu nằm trong số hơn 145 triệu người Trung Quốc đã được tiêm chủng cho đến nay. Anh cho biết mình đã được tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19.
"Ban đầu, tôi cũng lo lắng về những tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine. Nhưng tôi đã tìm hiểu trên mạng và thấy rằng có nhiều người đã tiêm chủng. Vì vậy, tôi cũng cảm thấy an toàn hơn", anh nói.
Một cửa hàng trái cây ở Bắc Kinh được cấp biển xanh lá cây, biểu thị tất cả những người trong cửa hàng đã được tiêm chủng. Ảnh: Getty Images
Tại một tòa nhà gần đó, một nhân viên bảo vệ họ Wang trẻ tuổi cho biết anh đã tiêm vaccine vài ngày trước: "Thật tốt khi tôi không phải lo lắng về nguy cơ mắc bệnh và có thể yên tâm làm việc".
Trung Quốc đang phát triển và phân phối số lượng lớn vaccine nội địa với mục đích tiêm chủng cho 40% dân số 1,4 tỉ dân vào giữa năm nay. Tỷ lệ tiêm chủng tại quốc gia này đang là 4,5 triệu người/ ngày. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, nước này cần phải tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng lên 500.000 người/ngày để đạt được mục tiêu đề ra.
Cùng với việc phân loại tỷ lệ tiêm chủng tại các tòa nhà bằng các mã màu sắc, chính quyền trung ương và địa phương đang triển khai nhiều chiêu thức khác nhau để khuyến khích các cộng đồng dân cư và người dân tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19.
Tại một quận của Bắc Kinh, những người đã tiêm vaccine COVID-19 sẽ được khuyến mại mua 1 tặng 1 khi mua kem ốc quế. Trong khi đó, ở quận Beixianqia, những người trên 60 tuổi tiêm liều vaccine thứ hai sẽ được phát 2 hộp trứng.
Ở tỉnh Cam Túc, phía bắc Trung Quốc, chính quyền địa phương ở đây thậm chí xuất bản một bài thơ dài 20 khổ ca ngợi người đã tiêm vaccine COVID-19.
Ở thành phố Uyển Thành, tỉnh Hà Nam, giới chức địa phương cảnh báo các phụ huynh rằng nếu họ không tiêm vaccine, việc học hành và nghề nghiệp tương lai của con cái họ sẽ bị ảnh hưởng.
Trung Quốc dùng nhiều cách thức khác nhau thuyết phục người dân tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: New York Times
Tại thành phố Trùng Khánh, một doanh nghiệp yêu cầu nhân viên từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nền đều phải tiêm vaccine trước cuối tháng 4 hoặc phải có lý do chính đáng. Tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu 85% nhân viên tiêm chủng, nếu không sẽ bị cảnh cáo hoặc bị tạm đình chỉ hoạt động.
Trung Quốc gặp khá nhiều trở ngại khi thuyết phục người dân tiêm vaccine COVID-19. Do nước này đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nhiều người dân cảm thấy không cần thiết phải tiêm chủng. Bên cạnh đó, nhiều người tỏ ra khá thận trọng bởi Trung Quốc từng vướng vào một số bê bối liên quan đến vaccine, hơn nữa Bắc Kinh bị cho là thiếu minh bạch về cung cấp thông tin liên quan đến vaccine COVID-19 nội địa.
Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn các đợt bùng phát quy mô lớn kể từ khi kiểm soát thành công dịch bệnh ở Vũ Hán hồi năm 2020 với hy vọng phục hồi nền kinh tế của mình.
Trung Quốc tiếp tục diễn tập tại Biển Đông Quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ở ngoài khơi phía đông đảo Hải Nam trong hai ngày, khi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Cục Hải sự tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm 26/3 ra thông cáo cấm tàu thuyền lưu thông qua khu vực phía đông hòn đảo ngày 29-30/3 để phục vụ diễn tập quân sự. Quân...