Trung Quốc tìm cách duy trì vị trí ‘công xưởng thế giới’

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang phải tìm cách duy trì vị trí “ công xưởng thế giới” trong bối cảnh các công ty đa dạng hóa hoạt động và dần chuyển hướng khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc tìm cách duy trì vị trí công xưởng thế giới - Hình 1

Công nhân kỹ thuật làm việc trên dây chuyền sản xuất tại một nhà máy của Unisplendour Corporation Limited (UNIS) ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 27/4/2023. Ảnh: Tân Hoa Xã

Từ đầu năm 2023, Mỹ bắt đầu thực thi Đạo luật CHIPS và Khoa học để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSCM đang xây dựng các nhà máy ở Mỹ, trong đó nhà máy đầu tiên sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025 và nhà máy thứ hai có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2027. Nhà máy TSMC tại Nhật Bản cũng dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong năm nay.

Đồng thời, SK Hynix của Hàn Quốc đang có kế hoạch đầu tư khoảng 4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy đóng gói tiên tiến ở Mỹ, còn nhà sản xuất pin Samsung SDI của Hàn Quốc cũng chuẩn bị xây dựng một nhà máy pin ở Mỹ.

Những ví dụ trên đủ để cho thấy việc toàn cầu hóa sẽ không đi theo chiều hướng ngược lại.

Về phía Mỹ, nước này vẫn tiếp tục tăng cường kiểm soát xuất khẩu chip sang Trung Quốc. Vào ngày 29/3, Mỹ sửa đổi các quy tắc nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chip trí tuệ nhân tạo (AI) và công cụ sản xuất chip của Mỹ. Các quy định này nhằm ngăn chặn xuất khẩu sang Trung Quốc các chip AI tiên tiến do Nvidia và các công ty khác thiết kế.

Trước các biện pháp của Mỹ, Trung Quốc cũng đang áp dụng các biện pháp tương tự. Tháng 8/2023, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tuyên bố kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến gali và germani. Theo Financial Times ngày 24/3, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các bước nhằm giảm sử dụng bộ vi xử lý của Intel và AMD của Mỹ, đồng thời loại bỏ hệ điều hành Windows của Microsoft và phần mềm cơ sở dữ liệu do nước ngoài sản xuất.

Việc giảm thiểu rủi ro giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ yếu diễn ra ở châu Á và các nước Mỹ Latinh. Vai trò “công xưởng thế giới” của Trung Quốc sẽ được nhiều quốc gia san sẻ.

Năm 2023, tờ The Economist đã chỉ ra rằng nhóm 14 quốc gia và khu vực trong đó có Ấn Độ, được gọi là “Altasia” (chuỗi cung ứng thay thế ở châu Á), có thể dần thay thế Trung Quốc trong những năm tới và trở thành trung tâm hoạt động sản xuất của thế giới.

Bên cạnh đó, Mexico đã thay thế Trung Quốc trở thành nguồn hàng nhập khẩu hàng đầu vào Mỹ, phản ánh kết quả của những thay đổi trong quan hệ Trung – Mỹ. Số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 7/2 cho thấy, giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Mexico tăng gần 5% lên hơn 475 tỷ USD từ năm 2022 – 2023. Đồng thời, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 20%. Một phần đáng kể trong khối lượng thương mại này nằm ở hàng hóa trung gian.

Hàng hóa trung gian là loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm, không bao gồm nhiên liệu thô và chất bôi trơn. Chuỗi cung ứng toàn cầu thể hiện quá trình phân công lao động và lắp ráp hàng hóa trung gian ở nhiều quốc gia khác nhau. Và vai trò “công xưởng thế giới” của Trung Quốc không chỉ nằm ở việc cung cấp cho thế giới những sản phẩm hoàn thiện mà còn cả hàng hóa trung gian.

Ấn Độ là tâm điểm của thay đổi chuỗi cung ứng ở châu Á. Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thúc đẩy sáng kiến ​​”sản xuất tại Ấn Độ” và tích cực tìm kiếm đầu tư nước ngoài để phát triển lĩnh vực sản xuất chip riêng.

Video đang HOT

Chính phủ Ấn Độ cho biết các chip vi xử lý sẽ sớm được sản xuất hoàn toàn tại Ấn Độ. Tháng 12 năm ngoái, một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cho thấy, các công ty sản xuất Nhật Bản đã xếp hạng Ấn Độ đứng đầu năm thứ hai liên tiếp trong danh sách quốc gia hoặc khu vực có triển vọng phát triển kinh doanh.

Khoản đầu tư của Foxconn vào Ấn Độ cũng đã làm thay đổi địa điểm lắp ráp điện thoại iPhone của Apple. Cho đến năm 2019, khoảng 99% iPhone được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng đến năm 2023, khoảng 13% số iPhone trên thế giới được lắp ráp tại Ấn Độ, trong đó khoảng 3/4 số đó được sản xuất tại Tamil Nadu. Dự báo khối lượng được sản xuất ở Ấn Độ thậm chí còn sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Vào cuối năm 2023, Foxconn đã công bố khoản đầu tư hơn 1,5 tỷ USD vào Ấn Độ. Tháng 3/2024, họ đã công bố khoản đầu tư 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới ở Ấn Độ trong nỗ lực đa dạng hóa sản xuất ngoài Trung Quốc.

Mặc dù Tổng giám đốc điều hành Apple là Tim Cook đã ca ngợi sự cởi mở và thịnh vượng của Trung Quốc trong chuyến đi tới Trung Quốc vào cuối tháng 3, nhưng iPhone của Apple cũng bị ảnh hưởng bởi tình căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Những thay đổi địa chính trị quốc tế sau một năm xung đột Nga - Ukraine

Dưới đây là một số thay đổi chính khi cuộc xung đột Nga - Ukraine chuẩn bị kéo dài sang năm thứ 2.

Những thay đổi địa chính trị quốc tế sau một năm xung đột Nga - Ukraine - Hình 1
Các nhà lãnh đạo G20 tham dự hội nghị ở Indonesia năm 2022. Ảnh: EPA

Thế giới đa cực hỗn loạn

Cuộc xung đột ở Ukraine đã đảo lộn trật tự thế giới, làm gia tăng căng thẳng và đối đầu, đồng thời thúc đẩy xu hướng toàn cầu hiện nay là các quốc gia hình thành các khối lấy Mỹ và Trung Quốc làm trung tâm.

"Chúng ta đã chuyển sang một thế giới đa cực hỗn loạn, nơi mọi thứ đều là vũ khí: năng lượng, dữ liệu, cơ sở hạ tầng, di cư. Địa chính trị là từ quan trọng, mọi thứ đều là địa chính trị", đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết.

Trung Á, vùng Kavkaz, Balkan, châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - cho dù thông qua tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng hay các thỏa thuận nổi bật về hợp tác thương mại, quân sự cũng như ngoại giao.

Cuộc xung đột ở Ukraine còn làm rung chuyển mọi thứ, dẫn đến sự suy yếu về ảnh hưởng của Nga đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á và mở ra một vai trò trung gian hòa giải mới cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Pierre Razoux, người đứng đầu tổ chức tư vấn FMES có trụ sở tại Pháp nhận định: "Một điều không thể tránh khỏi là xung đột sẽ khiến Nga và châu Âu suy yếu, trong khi hai bên được lợi lớn từ tình huống này sẽ là Mỹ và Trung Quốc".

Mối quan hệ Nga - Trung Quốc

Trung Quốc đã phải xem xét cuộc xung đột liên quan đến mục tiêu chiến lược dài hạn là trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2049. Mặc dù Bắc Kinh ủng hộ Moskva, nhưng họ đã tránh những động thái có thể khiến phương Tây xa lánh.

Alice Ekman, một nhà phân tích châu Á tại Viện Nghiên cứu An ninh EU, cho biết: "Trung Quốc không từ bỏ mà đang củng cố mối quan hệ gần gũi hơn với Nga. Trung Quốc không cung cấp mức viện trợ như Mỹ đang dành cho Ukraine, nhưng thực tế là các mối quan hệ kinh tế giữa Moskva và Bắc Kinh đã được củng cố".

Trong báo cáo thường niên được công bố vào tháng này, Cơ quan tình báo của Estonia đ.ánh giá rằng "còn quá sớm để coi sự hỗ trợ hạn chế của Bắc Kinh đối với chiến dịch quân sự của Moskva là một dấu hiệu xa rời Nga từ Trung Quốc".

Về phần mình, chuyên gia Razoux cho biết: "Điện Kremlin đang đặt cược vào việc đa dạng hóa các mối quan hệ địa chính trị, kinh tế và chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Iran và châu Phi để hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga - lớn hơn nhiều so với Trung Quốc - cũng giúp Moskva không hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh".

Vai trò của EU

Đối với EU, cuộc xung đột vừa là cơ hội để cho thấy họ có thể đóng vai trò là một bên quan trọng, vừa có nguy cơ khi một lần nữa trở thành bên thứ yếu trước Washington.

Châu Âu đã thể hiện khả năng phục hồi, khả năng phản ứng rất nhanh ngay từ khi bắt đầu xung đột, với sự hỗ trợ quân sự, viện trợ cho người sơ tán/tị nạn, giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. EU "đã đáp ứng các nhu cầu trước mắt", nhưng để chuẩn bị cho tương lai và vị trí của mình trên bàn cờ toàn cầu thì "còn nhiều việc phải làm", một quan chức EU cho biết.

Nhưng Agathe Demarais, một nhà kinh tế và chuyên gia trừng phạt lại đặt nghi vấn: "Rõ ràng có hai khối, một Mỹ, một Trung Quốc cùng với các đồng minh của họ và Nga. EU sẽ trở thành khối thứ ba hay không, hay họ sẽ liên kết với Mỹ?".

Chuyên gia Razoux thì cho rằng hiện Brussels đang thống nhất với Washington trong việc hỗ trợ Kiev. Mặc dù các nhà lãnh đạo châu Âu muốn "củng cố mối quan hệ với Mỹ, nhưng cũng nhận ra rằng họ có thể bị bỏ rơi trong một hoặc hai nhiệm kỳ chính trị" nếu một ứng cử viên theo chủ nghĩa cô lập trở thành lãnh đạo Nhà Trắng, chẳng hạn như thời Tổng thống Donald Trump.

Trong khi ngày càng nhiều quốc gia thành viên EU theo chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương không đặt tương lai bên ngoài chiếc "ô an ninh" của Mỹ và NATO, họ cũng đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, hiện phần lớn đã bị cắt đứt. Một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Versailles (Pháp) vào tháng 3 năm ngoái đã liệt kê các lĩnh vực như nguyên liệu thô chính, chất bán dẫn và sản phẩm thực phẩm là ưu tiên hàng đầu trong quá trình này.

Bruno Tertrais thuộc Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược (FRS) có trụ sở tại Pháp nhận định, người châu Âu đang mắc chứng "trì hoãn chiến lược", từ chối hành động cho đến khi không còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, EU sẽ tìm cách "giành lấy một ghế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine".

Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với báo Le Monde vào tháng 12 năm ngoái: "Tôi không muốn chỉ có Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về những gì xảy ra tiếp theo (ở Ukraine)".

Mỹ xoay trục sang châu Á

Năm 2009, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã dự đoán rằng "mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ định hình thế kỷ 21", báo trước sự xoay trục của Mỹ từ thế giới Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine của Nga cho thấy rằng việc rút lui khỏi châu Âu có thể không dễ dàng như vậy đối với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden. "Nga đang kìm hãm sự chuyển dịch của Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Mỹ phải tương đối nhanh chóng giải quyết vấn đề châu Âu này", Thiếu tướng quân đội Pháp Bertrand Toujouse nói.

Nhà nghiên cứu Giovanna De Maio tại Đại học Washington cũng lưu ý ông Biden đang phải đối mặt với "một hành động cân bằng", nhấn mạnh "đã xuất hiện những lời kêu gọi ngày càng tăng về việc giải quyết xung đột càng sớm càng tốt" từ các chính trị gia Mỹ, cũng như sự phản đối của đảng Cộng hòa về việc tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Đòn giáng vào toàn cầu hóa

Cùng với việc cung cấp vũ khí cho Kiev, các nước phương Tây đã tìm cách "bóp nghẹt" nền kinh tế Nga bằng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt. Các biện pháp hạn chế đang gây ảnh hưởng đến hệ thống thương mại tự do toàn cầu vốn được thiết lập sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

"Các biện pháp trừng phạt đã chiến ưu thế so với ngoại giao cùng những tuyên bố tiêu cực và các hoạt động quân sự nguy hiểm", chuyên gia Demarais nêu quan điểm.

Những thay đổi địa chính trị quốc tế sau một năm xung đột Nga - Ukraine - Hình 2
Xung đột ở Ukraine đã tác động lớn đến cục diện địa chính trị trên thế giới. Ảnh: Reuters

Trong lĩnh vực năng lượng, nơi Nga là một nhà cung cấp hàng đầu thế giới, các lệnh trừng phạt của G7 và EU, đặc biệt là việc áp mức trần giá dầu xuất khẩu đã "phong tỏa thị trường toàn cầu" đối với nhiên liệu hóa thạch của Moskva, Giám đốc điều hành Totalenergies, Patrick Pouyanne nói với AFP.

Rõ ràng, các cường quốc lớn đang phá bỏ các nguyên tắc thương mại tự do từng được kỳ vọng, chẳng hạn như việc Mỹ hạn chế bán một số loại chip máy tính cho Trung Quốc, hay việc Ấn Độ đình chỉ xuất khẩu lúa mì.

Tất cả những tác động này cùng với những hậu quả do đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà Demarais nói: "Xu hướng thế giới bị chia rẽ đã có từ trước, nhưng gần đây cú sốc kép, đầu tiên là đại dịch COVID-19, sau đó là xung đột Nga - Ukraine, đã đẩy nhanh quá trình này".

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Xung đột đã gây ra những tác động dây chuyền đối với chi phí thực phẩm, năng lượng và môi trường sống (nhà ở) - ba trong số những nhu cầu cơ bản nhất của nhân loại - từ các nước đang phát triển ở châu Phi đến châu Âu giàu có.

"Một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu đã xuất hiện", Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết trong Báo cáo Rủi ro Toàn cầu thường niêm năm 2023.

Mặc dù một số chính phủ đã tìm cách ngăn chặn tác động, nhưng "năm 2022 đã chứng kiến một làn sóng phản đối chưa từng có về khả năng chi trả và khả năng tiếp cận những điều cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày", các nhà nghiên cứu Naomi Hossain và Jeffrey Hallock viết trong một nghiên cứu cho Friedrich Ebert có trụ sở tại Đức.

"Ở một số quốc gia, những cuộc biểu tình liên quan đến giá cả và chi phí sinh hoạt tiếp tục leo thang thành các cuộc khủng hoảng chính trị lớn, gây ra bạo lực nghiêm trọng, thương vong và yêu cầu thay đổi chính trị", họ nói.

Các nước châu Phi và Trung Đông đã phải chịu ảnh hưởng đặc biệt khi họ nhập khẩu một lượng lớn thực phẩm, cũng như tác động tiêu cực đối với các nước nghèo trên toàn thế giới do năng lực tài chính hạn chế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris nới rộng khoảng cách so với ông Trump
18:21:46 25/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk
20:30:06 23/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn
15:22:13 24/09/2024
Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga
19:23:37 24/09/2024
Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng
07:40:21 24/09/2024
Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
08:00:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"
14:07:16 25/09/2024
B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện
14:07:58 25/09/2024
Lý Liên Anh sở hữu tuyệt kỹ, phẩm chất gì khiến Từ Hi Thái Hậu sủng ái không rời
14:14:51 25/09/2024
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm 12 tháng tù
15:20:01 25/09/2024
Thiện Nhân bị gọi điện đe dọa, 'xanh chín' với CĐM, 15 phút nói lý do bỏ nhà đi
13:49:50 25/09/2024
Drama không ngừng: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên thêm 1 nữ ca sĩ Vbiz "đâm chọt sau lưng"
15:00:31 25/09/2024
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
17:22:21 25/09/2024
NS cải lương Hoa Mỹ Hạnh ngã ở toilet, nằm liệt 1 chỗ, không có t.iền điều trị
14:48:05 25/09/2024

Tin mới nhất

Ukraine phản ứng khi Tổng thống Séc đề nghị 'đổi lãnh thổ lấy hòa bình'

19:41:13 25/09/2024
Bộ này cũng khẳng định những giải pháp nửa vời sẽ không mang lại hòa bình thực sự, mà chỉ làm kéo dài cuộc chiến và gây thêm tổn thất về sinh mạng, tự do và các giá trị chung .

Biến đổi khí hậu - Thủ phạm làm gia tăng nguy cơ lũ lụt ở Trung Âu

19:37:16 25/09/2024
Cho đến khi dầu mỏ, khí đốt và than đá được thay thế bằng năng lượng tái tạo, những cơn bão như Boris dự báo sẽ gây ra lượng mưa lớn hơn, dẫn đến lũ lụt có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế .

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Ecuador: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng tại thủ đô Quito

18:59:18 25/09/2024
Cùng ngày, chính quyền thành phố Quito cho biết đã sơ tán ít nhất 14 gia đình đề phòng lửa lan rộng. Trong khi đó, Sở Giáo dục quyết định cho học sinh tại khu vực đô thị Quito nghỉ học.

Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển

18:57:15 25/09/2024
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển.

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên 'nghiện' mạng xã hội

18:55:25 25/09/2024
Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ "có vấn đề" được WHO sử dụng khi những người trẻ t.uổi có "các triệu chứng giống như nghiện". WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có "nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề".

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng

18:53:28 25/09/2024
Ông Tjakra lưu ý mặc dù lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch tăng hơn gấp đôi, nhưng vẫn tương đối nhỏ so với mức tiêu thụ gạo nội địa hàng năm của Nhật Bản với hơn 7 triệu tấn.

Công ty dịch vụ tài chính Visa bị kiện tại Mỹ liên quan đến vấn đề độc quyền

18:25:26 25/09/2024
Vụ kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của Visa, cho phép người dùng chi tiêu từ tài khoản thanh toán của họ, không giống như thẻ tín dụng cho phép mua hàng bằng t.iền vay và trả sau.

Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79: Thổ Nhĩ Kỳ muốn khôi phục thỏa thuận ngũ cốc

18:23:23 25/09/2024
Trước đó, hãng tin TASS dẫn lời một quan chức Mỹ xác nhận nước này sẽ đưa bom chùm vào gói viện trợ quân sự mới, trị giá 375 triệu USD cho Kiev. Động thái trên có thể được công bố trong tuần này.

Bang Florida (Mỹ) ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với bão Helene

18:12:07 25/09/2024
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng sức mạnh và tần suất của các cơn bão. Nhiệt độ nước biển ấm lên là một trong những nhân tố khiến các cơn bão tăng cấp độ nhanh chóng.

Hong Kong (Trung Quốc) vượt Singapore trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á

17:40:16 25/09/2024
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết báo cáo đã khẳng định rõ ràng vị thế trung tâm tài chính hàng đầu toàn cầu của Hong Kong.

Vườn thú EU trả lại gấu trúc Trung Quốc vì 'nợ nần'

17:38:00 25/09/2024
Vườn thú nêu một số lý do cho quyết định này, bao gồm các khoản nợ ngày càng tăng do đại dịch COVID-19, tình trạng ít khách du lịch, lạm phát tăng cao và lãi suất tăng trong bối cảnh xung đột Ukraine đang diễn ra.

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ mua căn nhà rộng gần 160m2 và bỏ quên suốt 5 năm, khi sực nhớ ra và tìm đến thì c.hết lặng

Netizen

19:49:25 25/09/2024
Theo Sohu, một người phụ nữ họ Thẩm ở Thiệu Dương, Hồ Nam, Trung Quốc đã mua 1 căn nhà cách đây 5 năm nhưng... quên. Cho đến một ngày, sau khi dọn dẹp tài liệu cũ, cô tìm thấy hợp đồng mua bán nhà đất,

"Hoàng tử Ếch" nay đã là bố bỉm sữa, bế con hát mừng đám cưới 73 tỷ của Trần Kiều Ân: Thanh xuân này lạ quá!

Sao châu á

19:41:08 25/09/2024
Đám cưới Trần Kiều Ân không chỉ là ngày trọng đại của cô dâu chú rể mà còn là dịp để thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, nơi mà những kỷ niệm đẹp được tạo ra và lưu giữ.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 41: Vì sao Chải phải đi bắt ghen?

Phim việt

19:36:58 25/09/2024
Chải chở một người phụ nữ là khách hàng vừa bắt cuốc xe ôm của Chải. Người phụ nữ này năn nỉ Chải đuổi theo chiếc xe ô tô đang đi phía trước và tạt ngang đầu xe để bắt ghen chồng.

Tham quan căn studio 15m2, giá thuê 28 triệu đồng/tháng của cô gái Việt ở nơi giá nhà "đắt nhất hành tinh"

Sáng tạo

19:32:18 25/09/2024
Hồng Kông (Trung Quốc) nhỏ bé về diện tích nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ về dân số đã khiến mật độ tại nơi đây nhanh chóng trở nên dày đặc, mật độ dân số đang rơi vào khoảng 6.600 người trên mỗi kilomet vuông

Mourinho gây thất vọng

Sao thể thao

19:29:42 25/09/2024
Sau thất bại cay đắng ở trận derby Thổ Nhĩ Kỳ với Galatasaray, Jose Mourinho tiếp tục nhận tin xấu khi bị Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ xử phạt.

Chị Đẹp là "búp bê màn ảnh" có màn solo khiến khán giả phải thốt lên: "Khuôn mặt thiên thần nhưng giọng hát ác quỷ"

Nhạc quốc tế

19:22:54 25/09/2024
Dù ngoại hình đẹp như tiên nữ nhưng giọng hát chênh phô, lệch tông đã khiến hình tượng Trương Dư Hi sụp đổ trong mắt khán giả.

Giải mã kiểu váy bí ngô độc đáo được Hoa hậu Thùy Tiên yêu thích

Phong cách sao

18:05:59 25/09/2024
Dáng váy bồng xòe to như quả bí ngô được dàn mỹ nhân Việt ưa chuộng. Thiết kế này giúp phái đẹp tăng vẻ trẻ trung, nữ tính.

Phát hiện "hòn ngọc ẩn" của biển miền Bắc cách Hà Nội 200km, chuyên trang nước ngoài hết lời khen ngợi

Du lịch

18:05:19 25/09/2024
Với vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật tự nhiên, hùng vĩ, hòn đảo trong những năm gần đây đã trở thành điểm đến được đông đảo du khách yêu thích.

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!

Sao việt

17:51:03 25/09/2024
Sau khi phải tạm gác ước mơ chinh chiến quốc tế, đã đến lúc cô T quyết định viết một ước mơ khác, chính là ước mơ về một mái ấm.

Iran sẵn sàng hợp tác với các cường quốc thế giới để giải quyết bế tắc hạt nhân

17:25:21 25/09/2024
Ông Pezeshkian bày tỏ: "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với những bên tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Nếu các cam kết của thỏa thuận được thực hiện đầy đủ và thiện chí, sau đó có thể đối thoại về các vấn đề khác".