Trung Quốc thu hồi đặc quyền dành cho các tài năng đặc biệt
Các nhà chức trách cho biết những người trẻ xuất sắc trong lĩnh vực thể thao và nghệ thuật sẽ không còn ‘đường tắt’ để thi vào đại học trong tương lai.
Bộ Giáo dục Trung Quốc đề xuất tiêu chuẩn tuyển sinh cao hơn cho học sinh trung học có năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực thể thao và nghệ thuật, đồng nghĩa họ sẽ không thể vào trường đại học với điểm học tập thấp hơn tiêu chuẩn, theo Sixth Tone.
Trong tài liệu được công bố hôm 24/9, thông báo các quy định sửa đổi, Bộ chỉ ra rằng những học sinh giỏi thể thao hoặc có năng khiếu nghệ thuật cần phải vượt qua bài kiểm tra chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng của họ và kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao). Trước đây, nhóm này được thưởng điểm gaokao, có yêu cầu học tập thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Cơ quan giáo dục hàng đầu xứ tỷ dân cho biết những cải cách này là một phần trong kế hoạch “dần đảo ngược xu hướng ưu ái tài năng và coi nhẹ văn hóa trong việc tuyển chọn các nhân tài nghệ thuật ở một số trường cao đẳng và đại học”.
Bắt đầu từ năm 2024, học sinh có năng khiếu thể thao sẽ phải đạt điểm không dưới 80% tiêu chuẩn do các cơ sở giáo dục đại học đặt ra để được nhận vào trường. Con số này tăng đáng kể so với 65% ở hiện tại, mở ra cánh cửa vào các trường đại học hạng 2.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục cho biết động thái này nhằm “nâng dần điểm chuẩn của thành tích học tập” cho những học sinh này.
Trước đây, học sinh có tài năng thể thao hoặc nghệ thuật được thưởng điểm gaokao, có yêu cầu học tập thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ảnh: Chen Jimin/Global Times.
Trên mạng, một số học sinh cho biết họ cảm thấy bị xúc phạm khi sự chăm chỉ của bản thân được coi là “con đường tắt” để vào đại học. Trong khi đó, nhiều học sinh là vận động viên cho rằng rất khó cân bằng giữa đào tạo chuyên nghiệp và các khóa học văn hóa.
Wang Tianyang, cựu đội trưởng đội bóng rổ hàng đầu tại Đại học Sư phạm Thượng Hải, không đồng tình với chính sách cải cách.
“Để lọt vào các đội thể thao giỏi nhất ở những trường đại học hàng đầu, điều cần thiết là phải dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện thể chất. Do đó, thời gian dành cho việc học tập chắc chắn sẽ bị cắt giảm. Nếu muốn hoàn thành cả việc tập luyện và bài tập ở trường, các vận động viên sẽ không thể nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì sức khỏe tốt”, Wang nói.
Zhu Chongqing, huấn luyện viên và cố vấn của đội bóng rổ nam của trường đại học, nói rằng chính sách mới, trong ngắn hạn, sẽ không khuyến khích học sinh lựa chọn thể thao vì không được điểm thưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng quy định mới sẽ giúp đào tạo các nghệ sĩ và vận động viên học giỏi hơn về lâu dài.
Theo Zhu, chính sách “giảm kép”, nhằm mục đích giảm gánh nặng học tập cho học sinh, sẽ cho họ thêm thời gian để khám phá và trau dồi tài năng của họ ngoài học thuật.
“Vì vậy, những thần đồng thực sự có thể được phát hiện và sẽ công bằng hơn nếu đặt ra cho họ tiêu chuẩn học tập ngang với những người khác”, Zhu nói.
Theo Bộ giáo dục, khoảng 1,6 triệu thí sinh có tài năng đặc biệt sẽ tham gia kỳ thi gaokao vào năm tới.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...