Trung Quốc – Taliban: Hợp tác trước, công nhận sau
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp tác với chính thể Taliban ở Afghanistan về khai thác dầu mỏ.
Tại thủ đô Kabul của Afghanistan, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, tập đoàn CAPEIC của Trung Quốc sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án hợp tác khai thác dầu mỏ ở vùng lòng chảo Amudarja của Afghanistan với thời hạn 25 năm.
Quan chức cấp cao Trung Quốc và Taliban gặp nhau năm 2021 . REUTERS
Video đang HOT
Trung Quốc giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới không công nhận ngoại giao chính thể Taliban, nhưng điều đó không ngăn cản Trung Quốc hợp tác kinh tế với chính thể Taliban.
Trong chuyện này, Trung Quốc vừa có lợi thế nổi trội, lại vừa có nhu cầu cấp thiết. Cùng với Nga và Pakistan, Trung Quốc lâu nay giữ cầu quan hệ với Taliban và có ảnh hưởng nhất định tới tổ chức này. Sau khi trở lại cầm quyền ở Afghanistan, Taliban ý thức được rằng phải tranh thủ Trung Quốc và Nga. Afghanistan rất giàu về khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao. Đất nước này lại nằm ở vị trí địa lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện kế hoạch Một vành đai, một con đường. Nhiều đối tác bên ngoài theo đuổi lợi ích địa chiến lược và lợi ích kinh tế, thương mại và đầu tư ở Afghanistan chỉ chờ đợi thời điểm có thể công nhận ngoại giao chính thể Taliban để nhảy vào thị trường Afghanistan và hợp tác với chính thể Taliban. Trung Quốc đi trước để gây dựng lợi thế và ưu thế. Mọi đầu tư bây giờ của Trung Quốc đều như “một miếng khi đói” đối với Taliban. Phương châm chỉ đạo của Trung Quốc xem ra là hợp tác kinh tế trước, công nhận ngoại giao sau.
Bão gây thiệt hại về người và mất điện trên diện rộng tại California, Mỹ
Hai ngày sau khi đổ bộ, ngày 5/1, cơn bão lớn gây mưa to, gió lớn và tuyết rơi dày trên khắp bang California (Mỹ).
Ít nhất 2 người đã thiệt mạng, một số người bị thương trong khi hàng trăm nghìn hộ gia đình mất điện và nhiều khu vực của bang có nguy cơ bị lũ quét và lở đất.
Các phương tiện di chuyển trong mưa lớn do ảnh hưởng của bão ở Millbrae, California, Mỹ ngày 4/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo giới chức địa phương, thiệt hại về người ghi nhận tại thành phố Fairfield và thị trấn Occidental, hạt Sonoma. Số liệu của trang Poweroutage.us cho thấy có đến 180.000 hộ gia đình và doanh nghiệp, chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung California, bị mất điện vào rạng sáng 5/1 (giờ địa phương).
Công ty Điện lực và Khí đốt Thái Bình Dương cho biết gần 100.000 hộ gia đình tại khu vực Vịnh San Francisco mất điện. Tại một số nơi, gió mạnh lên tới 160 km/h và lượng mưa hơn 125 mm. Hoạt động giao thông bị gián đoạn trên nhiều tuyến đường chính tại 2 khu dân cư ven biển Point Arena và Gualala, hạt Mendocino, do ngập úng, cây đổ và đường dây điện bị đứt.
Giám đốc Văn phòng Dịch vụ khẩn cấp của Thống đốc bang California, bà Nancy Ward, cho biết cơn bão vừa đổ bộ có thể là một trong những cơn bão gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở California trong 5 năm qua. Cơ quan Giao thông vận tải bang kêu gọi người dân hạn chế đi lại nếu không cần thiết để phòng ngừa rủi ro.
Theo giới chuyên gia, cơn bão lần này mạnh do 2 hiện tượng thời tiết cực đoan cùng xuất hiện là "dòng sông khí quyển" (dải mây lớn và dày đặc mang theo lượng hơi nước rất lớn, có thể gây mưa to dữ dội) và "bão bom" (cơn bão xảy ra khi áp suất giảm nhanh, 24 milibar trong 24 giờ).
Cơ quan Thời tiết quốc gia (NWS) dự báo lượng mưa 25mm/h và có tuyết rơi dày 76 mm/h trên dãy núi Sierra Nevada và các vùng ven biển Nam California, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. NWS cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra lở đất và lũ quét, đặc biệt tại những nơi chịu ảnh hưởng nặng do các cơn bão gần đây và các khu vực có đồi núi xảy ra cháy rừng trước đó.
Sáng 4/1, Thống đốc California Gavin Newsom đã ban bố tình trạng khẩn cấp, cho phép chính quyền phản ứng nhanh khi cơn bão mạnh lên và huy động Lực lượng Vệ binh quốc gia hỗ trợ giới chức địa phương ứng phó với thảm họa. Trong khi đó, chính quyền thành phố San Francisco thành lập trung tâm ứng phó khẩn cấp và ra lệnh đóng cửa các quán bar và nhà hàng. Hàng nghìn bao cát đã được phân phát cho người dân để gia cố nhà cửa chống lũ. Thống đốc Newsom lưu ý, kể từ tuần trước, bang đông dân nhất của Mỹ này đã liên tiếp hứng chịu các cơn bão mạnh do ảnh hưởng của "dòng sông khí quyển".
California nỗ lực khôi phục hệ thống điện và nước sau động đất Các lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương tiến hành các công tác cứu hộ cứu nạn nhằm khôi phục cung cấp điện, nước và khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tại miền Bắc bang California, sau khi một trận động đất lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho...