Trung Quốc siết xuất khẩu công nghệ có thể vì TikTok
Trung Quốc hôm 28/8 sửa đổi danh sách các công nghệ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lần đầu tiên sau 12 năm.
Theo Cui Fan, giáo sư về thương mại quốc tế tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, những thay đổi này sẽ được áp dụng với TikTok. “Nếu ByteDance có kế hoạch xuất khẩu các công nghệ liên quan, họ cần làm các thủ tục cấp phép”, Cui cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Xinhua đăng ngày 29/8.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã thêm 23 đầu mục vào danh sách giới hạn, trong đó bao gồm các công nghệ như dịch vụ đẩy thông tin cá nhân dựa trên phân tích dữ liệu hay công nghệ giao diện tương tác trí tuệ nhân tạo. Phải mất tới 30 ngày để những công nghệ trong danh sách giới hạn được phê duyệt.
Ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại. Ảnh: AFP.
Theo các chuyên gia về công nghệ, vũ khí bí mật của TikTok là công cụ gợi ý nội dung, giúp người dùng liên tục được tiếp nhận những video mà họ hứng thú dựa trên phân tích hành vi.
Video đang HOT
Cui lưu ý rằng sự phát triển ở nước ngoài của ByteDance phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ trong nước cung cấp cho ứng dụng thuật toán cốt lõi. Theo ông, nếu muốn bán TikTok, công ty có thể cần chuyển mã phần mềm hoặc quyền sử dụng cho chủ sở hữu mới từ Trung Quốc ra nước ngoài.
“Vậy nên, ByteDance nên nghiên cứu nghiêm túc danh sách điều chỉnh và cân nhắc cẩn thận có cần thiết phải tạm dừng” các cuộc đàm phán liên quan đến việc bán TikTok hay không, Cui bình luận.
Trước đó, Nhà Trắng bày tỏ lo ngại về nguy cơ an ninh đối với các công ty Trung Quốc như Huawei, WeChat hay TikTok. Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với ứng dụng này. Lệnh cấm có hiệu lực sau 45 ngày. Một tuần sau, ông tiếp tục ký lệnh hành pháp riêng cho ByteDance, yêu cầu công ty phải thoái vốn hoạt động sau 90 ngày tại Mỹ, cũng như xóa mọi dữ liệu của người Mỹ mà TikTok đã thu thập từ trước đến nay.
ByteDance khẳng định đã cung cấp cho chính phủ Mỹ “lượng tài liệu khổng lồ” để giải thích các hoạt động bảo mật của TikTok. Họ cũng chứng minh đây chỉ là một công ty tư nhân, không hề chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc như các cáo buộc. Bên cạnh đó, ByteDance cũng coi các cuộc tấn công của chính quyền Mỹ với TikTok là sự leo thang về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Theo một số nguồn tin, TikTok đang tiếp tục thảo luận về việc “bán mình” tại một số thị trường Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Các công ty Microsoft, Oracle và Twitter đang là các “ứng viên” trong việc mua lại mạng video ngắn này.
Truyền thông Trung Quốc 'khoe' loạt doanh nghiệp tỷ USD giữa ồn ào TikTok
Giữa ồn ào mua bán TikTok và cuộc đối đầu Mỹ - Trung trên mặt trận công nghệ, truyền thông Trung Quốc khoe các "kỳ lân" và so sánh công ty này với Mỹ.
Các hãng truyền thông Trung Quốc, trong đó có China Daily và Hoàn Cầu thời báo, liên tục đưa tin về các bài viết đề cao các doanh nghiệp công nghệ của nước này và đặt ra so sánh với "thung lũng kỳ lân" - vốn là thung lũng silicon ở San Francisco của nước Mỹ.
Tính tới cuối tháng 3, Trung Quốc là quốc gia sở hữu số lượng các công ty khởi nghiệp công nghệ với giá trị trên 1 tỷ USD cao thứ 2 thế giới. Số liệu này được lấy ra từ 'Danh sách Kỳ lân toàn cầu 2020' được Viện Nghiên cứu Hurun công bố hôm 3/8.
Theo danh sách trên, trong 10 công ty khởi nghiệp có giá trị cao nhất thế giới có tới 6 công ty Trung Quốc.
ByteDance là start up khởi nghiệp lớn thứ 2 trên thế giới. (Ảnh: Shuttershock)
Tập đoàn tài chính Ant Group của Alibaba đứng đầu danh sách các startup công nghệ lớn nhất thế giới với mức định giá 1.000 tỷ USD. ByteDance - đang vướng vào những tranh chấp gần đây với chính quyền Trump - xếp thứ 2 với mức định giá 560 tỷ USD.
Các công ty công nghệ của Trung Quốc Didi Chuxing và Kuaishou cũng nằm trong top 10.
Theo thống kê, hiện có khoảng 586 công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trên thế giới, tăng 82 so với năm 2019. 233 trong số này là các công ty của Mỹ - quốc gia có nhiều start up "tỷ đô" nhất thế giới.
Trung Quốc đứng thứ 2 với 227, tiếp đó là Anh và Ấn Độ.
Trong bài viết về bảng xếp hạng của Viện Nghiên cứu Hurun, Thời báo hoàn cầu có đoạn so sánh: " Bắc Kinh hiện là 'thủ đô' các start up tỷ USD với 93 doanh nghiệp có giá trị trên 1 tỷ USD, vượt xa con số 68 của San Francisco".
Bảng xếp hạng này được công bố trong bối cảnh chính quyền Trump đang có các động thái cứng rắn với các công ty phần mềm Trung Quốc vì lý do đe dọa an ninh quốc gia. Washington mới đây cũng ra tối hậu thư buộc TikTok trong 45 ngày tìm ra công ty mua lại ứng dụng này tại Mỹ nếu không muốn bị ngừng hoạt động ở nước này.
Việc truyền thông Trung Quốc "tung hô" các doanh nghiệp tỷ USD nhằm khẳng định sự phát triển về công nghệ của nước này không những đang bắt kịp mà thậm chí có thời điểm đã vượt Mỹ về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là số lượng startup được định giá từ 1 tỷ USD như thời điểm năm 2019.
Danh sách "Kỳ lân toàn cầu" là bảng xếp hạng được Viện Nghiên cứu Hurun có trụ sở ở Thượng Hải công bố hàng năm. Theo giới chuyên gia, bảng xếp hạng Hurun là đánh giá từ một cơ quan khảo sát của Trung Quốc, không có nhiều uy tín như các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp quen thuộc bao gồm Forbes hay Bloomberg.
Trung Quốc: Thúc đẩy thực thi thỏa thuận với Mỹ Ngày 25-8, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí tiếp tục thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Kết quả này đạt được trong cuộc thảo luận qua điện thoại cùng ngày, giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với Đại diện Thương mại Mỹ R.Lai-thi-dơ và Bộ trưởng Tài chính X.Nu-chin. Văn...