Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu tách rời công nghệ với Mỹ
Đại học hàng đầu Trung Quốc mới đây báo cáo kết quả phân tích rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tách biệt về công nghệ, nhưng thiệt hại của Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn.
Theo South China Morning Post, báo cáo dài 7.600 từ được xuất bản trên tài khoản WeChat chính thức của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Trường đại học Bắc Kinh hôm 30.1, và sau đó đã được các phương tiện truyền thông Trung Quốc và các nhà phân tích chia sẻ mạnh mẽ.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt về vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng
Lianhe Zaobao, một tờ báo tiếng Trung ở Singapore, và cơ quan thông tấn của Đài Loan cũng đưa tin về báo cáo do nhóm nghiên cứu do ông Wang Jisi, một học giả nổi tiếng về quan hệ Mỹ – Trung, đứng đầu. Tuy nhiên, báo cáo này đã bị “tác giả xóa” theo một thông báo trên WeChat hôm 4.1. Viện nghiên cứu của Trường đại học Bắc Kinh không đưa ra lý do xóa báo cáo, cũng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Video đang HOT
Việc công bố và gỡ bỏ báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang cạnh tranh gay gắt về vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. Báo cáo đã so sánh sự phát triển của Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ hàng không vũ trụ. “Mặc dù chính quyền hiện tại của Mỹ vẫn chưa xác định ranh giới của sự tách rời, nhưng sự đồng thuận nhất định đã được hình thành trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như sản xuất chip và AI. Những ngành vẫn được “liên kết” sẽ chỉ là những ngành có hàm lượng công nghệ thấp hoặc giá trị gia tăng thấp”, trích báo cáo.
Báo cáo nhấn mạnh rằng: “Trong tương lai, Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ hơn. Trung Quốc cũng có thể đạt được khả năng tự cung tự cấp trong một số công nghệ cốt lõi, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ một cách toàn diện”.
Khi sự cạnh tranh về công nghệ trở thành yếu tố trung tâm trong cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu từ cả hai nước đang cố gắng đánh giá tác động của nó. Tháng 12.2021, Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer tại Trường Harvard Kennedy dự báo rằng trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ, nếu họ chưa vượt qua, trong các công nghệ nền tảng như AI, 5G, khoa học thông tin lượng tử, chất bán dẫn, công nghệ sinh học và năng lượng xanh.
Trong khi đó, một tổ chức tư vấn của nhà nước Trung Quốc tháng trước đã liệt kê “mục tiêu tách rời chuỗi cung ứng” là một trong 10 rủi ro toàn cầu hàng đầu đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2022, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề được các học giả hàng đầu trong nước nhìn nhận.
Danh sách rủi ro đó được biên soạn bởi Viện Chiến lược Toàn cầu Quốc gia và Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, cả hai đều thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS). Nó tiết lộ rằng các học giả Trung Quốc coi sự tách biệt một phần giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây là mối đe dọa thực tế, khi chính quyền Washington tiếp tục hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chiến lược như chất bán dẫn tiên tiến.
Trung Quốc ra mắt nền tảng sản xuất chip nhắm vào Intel, AMD
Trung Quốc có kế hoạch thành lập tổ chức đặc biệt để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất.
Theo Nikkei, đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhằm tăng khả năng miễn nhiễm với lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, có thể sẽ cảnh giác với nỗ lực này vì lo ngại công nghệ nhạy cảm sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc.
Tổ chức mới của Trung Quốc được gọi là "ủy ban công tác bán dẫn xuyên biên giới", dự kiến ra mắt trong nửa đầu năm nay. Nó sẽ được giám sát bởi Bộ Thương mại Trung Quốc, cơ quan có thẩm quyền về đầu tư, thương mại trong nước và quốc tế, với sự hợp tác của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. Một phòng thí nghiệm tại Đại học Thanh Hoa, vốn có chuyên môn về chất bán dẫn, sẽ tham gia điều phối nỗ lực.
Mỹ có khả năng phản đối nỗ lực của Bắc Kinh đối với chuỗi cung ứng chất bán dẫn độc lập
Theo các nguồn thạo tin, ủy ban mới có vai trò tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc và nước ngoài. Tổ chức này dường như được thiết kế như một cách để tiếp thu các công nghệ bán dẫn tiên tiến từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu nhằm giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu độc lập chất bán dẫn. Ủy ban khuyến khích sự hợp tác giữa các công ty, cơ sở nghiên cứu nước ngoài và trong nước. Ủy ban cũng sẽ mời các công ty nước ngoài thiết lập cơ sở phát triển hoặc sản xuất ở đại lục, bằng cách làm việc với chính quyền địa phương và cung cấp vốn. Ngoài ra, ủy ban còn xem xét cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách mua lại những công ty liên quan đến chất bán dẫn ở nước ngoài.
Theo tài liệu mà Nikkei có được, trong số các công ty được nhắm mục tiêu ở nước ngoài có Intel, Advanced Micro Devices (AMD) của Mỹ và Infineon Technologies của Đức. Nó cũng bao gồm một nhóm công nghiệp ở Hà Lan trong đó có ASML, nhà sản xuất thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến hàng đầu. Các nguồn tin thân cận cho biết một số công ty đã bày tỏ ý định tham gia.
Trung Quốc được cho là chiếm khoảng một phần tư nhu cầu về chất bán dẫn của thế giới. Theo một số phương tiện truyền thông, nước này đã tạo ra 26% doanh số bán hàng của Intel vào năm 2020, trong khi đó AMD cũng có nhiều khách hàng ở Trung Quốc. "Đối với nhiều công ty bán dẫn, Trung Quốc là một trong những thị trường tăng trưởng lớn nhất về doanh số. Vì vậy họ không thể phớt lờ mong muốn của chính phủ Trung Quốc", giám đốc điều hành đơn vị Trung Quốc của một công ty nước ngoài nói.
Các công ty hàng đầu của Trung Quốc cũng được cho là sẽ tham gia, bao gồm nhà sản xuất chip lớn nhất nước Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC), và Advanced Micro-Fabrication Equipment, công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn và Xiaomi. Các quỹ đầu tư liên quan đến chip cũng có mặt. Ngoài Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Học viện Khoa học Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính phủ và các viện nghiên cứu trực thuộc bộ công nghiệp dự kiến sẽ tham gia.
Bắc Kinh ưu tiên chọn chất bán dẫn cho sáng kiến "Sản xuất Trung Quốc 2025" (China Manufacturing 2025) được công bố vào năm 2015. Thông qua các quỹ đầu tư do chính phủ hậu thuẫn, Trung Quốc đã nuôi dưỡng các công ty như nhà sản xuất bộ nhớ flash NAND Yangtze Memory Technologies. Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu IC Insights của Mỹ, tỷ lệ tự cung cấp chất bán dẫn của Trung Quốc vào năm 2020 giảm ở mức 16%. Ngay cả ước tính của riêng Trung Quốc cũng cho thấy con số này chỉ khoảng 30%.
Nền tảng hợp tác quốc tế mới có thể đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chất bán dẫn, nhưng Trung Quốc vẫn có thể bị cản trở. Nguyên nhân là do nhiều quốc gia trên thế giới đang cung cấp khoản trợ cấp và ưu đãi lớn để thu hút các công ty bán dẫn đến xây dựng nhà máy và trung tâm nghiên cứu - phát triển trong nước. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ chip đang trở thành một vấn đề ngày càng nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia.
Có khả năng các công ty nước ngoài sẽ nhận được yêu cầu không tham gia vào nền tảng mới của Trung Quốc theo bất kỳ cách nào có nguy cơ dẫn đến việc chuyển giao công nghệ. "Chúng tôi sẽ hướng tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc ở mức không mâu thuẫn với quy định của Mỹ và các quốc gia khác", đại diện một công ty nước ngoài nói.
Nhật Bản nhập cuộc đua máy tính lượng tử Gần đây, Nhật bản đã thành lập hội đồng chuyên môn về điện toán lượng tử và lên kế hoạch để tự chủ công nghệ điện toán lượng tử - hiện đang được dẫn đầu bởi Trung Quốc và Mỹ. Theo Nikkei Asia, Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ điện toán lượng tử cơ bản tại các trường đại học,...