Trung Quốc sẽ phát triển hàng loạt mỏ dầu ở Biển Đông?
Kế hoạch phát triển 9 mỏ dầu mới vừa được chính phủ Trung Quốc đưa ra cho giai đoạn đến 2020.
Ngày 28/11, tờ Nhật báo Thương mại Hong Kong đưa tin Tổng Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc vừa thông báo về kế hoạch phát triển 9 mỏ dầu lớn trên vùng biển Bột Hải và Biển Đông để “đảm bảo các nguồn năng lượng” của nước này.
Giàn khoan 981 mà Trung Quốc từng kéo trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đề xuất phát triển các mỏ dầu lớn ở Biển Đông. Theo ước tính được đưa ra trong kế hoạch khai thác giai đoạn 2014-2020, những mỏ dầu này có thể sản xuất được trên 10 ngàn tấn một năm.
Theo Nhật báo Thương mại Hong Kong, kế hoạch này của chính phủ Trung Quốc đưa ra những chỉ đạo đối với việc phát triển các mỏ dầu trên biển, đồng thời cam kết duy trì các mỏ dầu hiện tại và xây dựng những mỏ dầu mới trên đất liền.
Cũng theo tờ báo này, hoạt động phát triển các mỏ dầu này của Trung Quốc tất yêu sẽ dẫn tới những xung đột với các quốc gia láng giềng. Hiện Trung Quốc vẫn đang có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển với nhiều quốc gia láng giềng, từ Nhật Bản ở phía bắc cho tới Việt Nam, Philippines ở phía nam.
Video đang HOT
Nhật báo Thương mại Hong Kong nhận định rằng kế hoạch phát triển các mỏ dầu trên biển Bột Hải và Biển Đông được chính phủ Trung Quốc đưa ra sau khi nước này đạt được những bước đột phá về công nghệ khoan dầu trên biển cũng như nhu cầu năng lượng trong nước ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.
Theo khảo sát của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Á và Viễn Đông được thực hiện năm 1966, biển Hoa Đông là nơi có một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới với trữ lượng từ 3 đến 7 tỉ tấn.
Trung Quốc cũng đã thực hiện các hoạt động khảo sát khoảng 160.000 km vuông trên Biển Đông, nơi được cho là có khoảng 5,22 tỉ tấn dầu và lượng khí đốt có giá trị trên 325 triệu USD. Hồi tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam để khoan thăm dò, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Theo ước tính của Nhật báo Thương mại Hong Kong, nếu Trung Quốc có thể khai thác được 1/3 lượng dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông trong vòng 20 năm tới, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này có thể tăng trưởng từ 1-2%.
Theo Tri Thức
Sân bay phi pháp ở Chữ Thập tạo đoàn kết chống Bắc Kinh bành trướng
Tiềm ẩn trong lời nói của Tập Cận Bình và hành động của Trung Quốc là việc Bắc Kinh sẽ không dừng lại việc khẳng định yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp).
Lính Trung Quốc, ảnh minh họa.
Tờ Lowy Interpreter ngày 28/11 bình luận, 2 tàu hải quân hiện đại nhất Việt Nam đã cập cảng Philippines bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức quốc gia này trùng hợp với kỷ niệm 1 năm Trung Quốc đơn phương áp đặt cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông. Kể từ đó các quốc gia Đông Nam Á lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh lặp lại thủ đoạn này tại Biển Đông.
Một quan chức giấu tên Philippines cho biết, hải quân hai nước sẽ hợp tác gìn giữ hòa bình và tiến hành các hoạt động tuần tra chung ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, một số bên nhảy vào tranh chấp - PV). Một năm qua đi dường như chỉ khiến người ta nhìn thấy rõ hơn một sự cố lớn, một tính toán sại lầm hay một xung đột nghiêm trọng trên vùng biển này.
Tuy nhiên có rất ít sự thống nhất từ khối ASEAN, mặc dù đã có rất nhiều cuộc thảo luận. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng 8 đã bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về tình hình Biển Đông, trong đó tính từ "nghiêm trọng" được thêm vào sau nhiều nỗ lực của Việt Nam trong các cuộc tranh luận. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua tuyên bố chung nói rằng khối vẫn quan tâm tình hình Biển Đông với một lời khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bao gồm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Nhưng không có tiến bộ nào với COC.
Trong trường hợp không có sự thống nhất trong cộng đồng ASEAN, 4 quốc gia Đông Nam Á có yêu sách ở Biển Đông tiếp tục đi một mình. Trong tháng 3 năm nay, Philippines tiếp tục nộp 4000 trang tài liệu chứng minh lập luận của mình cho Tòa án Quốc tế về Luật Biển thụ lý vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc. Trong tháng này Manila cũng công bố ý định của mình chi 2 tỉ USD mua sắm quốc phòng vào năm 2017.
Tuần trước Bắc Kinh lại tiếp tục tăng tốc khi mở diễn đàn Hương Sơn bàn về tương lai cho Biển Đông xây dựng trên chính sách "giấc mơ châu Á" của Tập Cận Bình và loại bỏ Mỹ khỏi những cuộc tranh luận. Tại hội nghị này Philippines nói rất mạnh mẽ về ngăn chặn xung đột và xây dựng lòng tin.
Ông Tập Cận Bình tham vọng theo đuổi giấc mơ bành trướng ở Biển Đông từ khi lên cầm quyền làm căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Việt Nam cũng đã cứng rắn hơn. Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt (bất hợp pháp) trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, người Việt đã phản ứng giận dữ. Bắc Kinh đã rút giàn khoan để tránh Việt Nam "bật ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc", nhưng sự mất lòng tin của lịch sử Việt Nam với láng giềng phương Bắc thì đã được tái khẳng định.
Tháng 9 và tháng 10 vừa qua, Việt Nam bắt đầu mở rộng quan hệ đối tác với Hoa Kỳ dẫn đến việc Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương và có vẻ như động thái này là một câu trả lời cho sự cố giàn khoan, Lowy Interpreter bình luận. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ, hai nước cũng đã ký một loạt hiệp định trong đó có hiệp định để Ấn Độ hợp tác khai thác 2 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Thực tế thỏa thuận này đã đưa Ấn Độ tham gia trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trung Quốc đã leo thang hơn nữa ở Trường Sa. Kể từ tháng 8, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động nạo vét đáy biển biến đá thành đảo ở Chữ Thập. Việc cải tạo (bất hợp pháp) này đã đã tạo ra đảo nhân tạo dài 3 km và đủ khả năng xây dựng một đường bằng khá lớn. Mặc dù từ năm 2013 Trung Quốc đã biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở đá Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, nhưng hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy đá Chữ Thập mới bị cải tạo lớn nhất.
Việt Nam và Philippines đã chính thức phản đối hành động của Trung Quốc tại các bãi đá này. Một căn cứ không quân ở Chữ Thập sẽ cho phép Trung Quốc có điều kiện áp đặt cái gọi là ADIZ ở Biển Đông. Động thái này có thể đẩy các nước ASEAN tới chỗ thống nhất cao hơn. Có lẽ để vỗ về nỗi sợ hãi trong khu vực, Bắc Kinh đã hứa cho Đông Nam Á vay 20 tỉ USD để phát triển kinh tế.
Các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam sẽ tiếp tục xem Trung Quốc như một con sói đội lốt cừu, phần lớn nhận thức này là do hành động bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Một đường băng (phi pháp) trên đá Chữ Thập có thể khởi đầu cho một sự tập hợp đoàn kết chống lại Bắc Kinh, và nếu Trung Quốc áp đặt ADIZ thì chắc chắn sự đoàn kết này sẽ xảy ra.
Trong một động thái có liên quan, tờ The Nation của Thái Lan ngày 28/11 bình luận, khi phát biểu của Tập Cận Bình tại Úc cam kết Trung Quốc sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông còn chưa ráo mực thì Bắc Kinh đã sắp xây xong cơ sở hạ tầng quân sự (bất hợp pháp) ngoài Trường Sa. Trong phát biểu của Tập Cận Bình khi dự G-20 tại Úc cũng có đoạn, người Trung Quốc sẽ "kiên quyết duy trì các lợi ích cốt lõi của mình, bao gồm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ".
Tiềm ẩn trong lời nói của Tập Cận Bình và hành động của Trung Quốc là việc Bắc Kinh sẽ không dừng lại việc khẳng định yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) và sẽ sử dụng sức mạnh nếu cần thiết khiến các học giả phải đặt câu hỏi nghi ngờ về "thành ý" thực sự của Trung Nam Hải.
Theo Giáo Dục
Biển Đông lại dậy sóng vì đảo nhân tạo Trung Quốc Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo với sân bay tại quần đảo Trường Sa khiến sóng gió lại nổi lên ở Biển Đông, nhất là kể từ khi Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng về hành động này của Bắc Kinh, theo RFI. Đảo Đá Chữ Thập mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều ( Yongshu Reef ) là đảo đầu...