Trung Quốc sẽ đóng 20 siêu tàu đổ bộ đệm khí Zubr?
Đó là nhận định của Tạp chí Khán Hòa sau sự kiện Trung Quốc chế tạo thành công chiếc tàu đệm khí Zubr đầu tiên trong nước.
Tạp chí Khán Hoà cho hay, tính đến tháng 4/2014 Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp ráp tàu đệm khí hạng nặng Zubr đầu tiên tại Quảng Châu, sau khi được Ukraine cung cấp các cơ sở vật chất quan trọng như bản vẽ, cánh quạt, đệm khí cho Trung Quốc. Trước đó, nước này đã nhận 2 chiếc Zubr được chế tạo tại Ukraine.
Căn cứ theo hợp đồng đã ký, Ukraine sẽ chế tạo và cung cấp 2 tàu Zubr cho Trung Quốc, còn Trung Quốc tự lắp ráp 2 tàu, giữ lại quyền lắp ráp bổ sung 1 tàu. Vì vậy, hiện nay lính thủy đánh bộ Trung Quốc đã có 3 tàu đệm khí Zubr.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr.
Video đang HOT
Theo Khán Hoà, toàn bộ kế hoạch sản xuất rõ ràng hơn 4 tàu, mặc dù Crimea đã sáp nhập vào Nga, thì điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất tàu đệm khí Zubr của Trung Quốc. Với khả năng làm giả và sao chép tuyệt vời thì việc nước này độc lập sản xuất tàu đệm khí Zubr trong mấy năm tới không phải là vấn đề lớn.
Khán Hoà cho rằng, căn cứ vào tình hình chính trị và quân sự eo biển Đài Loan, có thể đoán định số lượng tàu đệm khí Zubr mà Trung Quốc định đóng sẽ đạt hơn 20 tàu, cộng với nhiều tàu đệm khí cỡ nhỏ Type 726, tổng số biên đội tàu đệm khí của Trung Quốc thậm chí sẽ đạt 50 tàu. Không loại trừ khả năng Trung Quốc xuất khẩu loại tàu đệm khí Zubr.
Được biết, tàu đổ bộ đệm khí Zubr là chiến hạm nhanh nhất thế giới. Khi 3 động cơ cánh quạt đẩy hoạt động đồng thời với hoạt động của bánh lái gió, Zubr có khả năng cơ động với tốc độ cao. Trong các cuộc thử nghiệm, Zubr đạt đến tốc độ gần 120 km/h và đây cũng chưa phải là giới hạn cuối cùng.
Zubr thật sự là một mẫu tàu đổ bộ quan trọng trong các hoạt động tác chiến ven bờ và hải đảo. Với tốc độ siêu cao, Zubr có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực cần đánh chiếm. Với hỏa lực mạnh, Zubr có thể yểm trợ cho lực lượng lính thủy đánh bộ phản kích đánh chiếm lại các hải đảo bị đánh chiếm.
Cho nên, việc Hải quân Trung Quốc được trang bị tàu đệm khí Zubr kết hợp với tàu đệm khí Type 726 chắc chắn sẽ tạo ra mối đe dọa lớn trên biển. Đặc biệt là việc Trung Quốc hành động hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông và Hoa Đông.
Bằng Hữu
Theo Vietbao
Nhật tập đổ bộ, cảnh báo Trung Quốc?
Nhật Bản đang tiến hành tập trận cùng Mỹ và các nước khác ở Hawaii (Mỹ). Đáng chú ý, nội dung chính của cuộc tập trận sẽ là tập đổ bộ - một nội dung tương đối mới cho quân đội Nhật Bản. Mục đích bài diễn tập này không khác gì nhắm vào Bắc Kinh do hai nước đang có tranh chấp trong việc đòi chủ quyền quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Theo chương trình, máy bay trực thăng sẽ thả một đội trinh sát của quân Nhật xuống một bãi biển gần một căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ. Những người lính trinh sát trên chiếc xuồng cao su sẽ tiến hành kiểm tra bờ biển trước khi thủy quân lục chiến của Mỹ, Úc và Indonesia theo sau cùng xe lội nước.
Đô đốc Hải quân Nhật Bản Yasuki Nakahata cho biết các bài tập đã cho những người lính cơ hội để cải thiện kỹ năng của họ. "Các bạn trông rất tuyệt vời. Tôi muốn bạn tiếp tục với sự tự tin như vậy", ông nói với các binh sĩ Nhật Bản.
Thiếu tá thủy quân lục chiến Richard Simcock của Mỹ nói với các binh sĩ Nhật rằng khả năng của họ đã cải thiện cực tốt. "Tôi nhìn thấy các bạn như là những chiến binh. Tôi nói với các bạn ở đây là nếu tình thế bắt buộc, tôi mong rằng chúng ta có thể kề vai nhau và chống lại bất kỳ kẻ thù chung", ông Simcock nói.
Nhật Bản đã mua tàu đổ bộ và tăng cường đào tạo kỹ năng đổ bộ để đối phó với nguy cơ xung đột trên các đảo tranh chấp. Hiện mối lo ngại lớn nhất của Nhật là Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp quân sự để giành quyền kiểm soát đảo Senkaku vốn được Nhật tuyên bố chủ quyền. Do vậy, Nhật phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, kể cả dùng biện pháp quân sự để đòi lại đảo.
Ông Brad Glosserman, giám đốc điều hành của Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS phân tích: "Đây là điểm nóng trong mối quan hệ của họ và do đó họ cần phải sẵn sàng để đẩy lùi Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác có ý thách thức tuyên bố của Nhật Bản"..
Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ thường tập trung vào các mối đe dọa ở các hòn đảo phía bắc như Hokkaido do e ngại Liên Xô. Nhưng sự tăng trưởng quân sự của Trung Quốc đã khiến Nhật phải dịch chuyển sự chú ý về phía nam.
Năm ngoái, lực lượng Nhật Bản đã đến California để tiến hành tập trận đổ bộ với quân đội Mỹ nhưng quy mô nhỏ hơn. Ông Glosserman cho biết các bài tập thực tế giúp Nhật tiếp thu rất nhanh các bài học từ đồng minh rất giàu kinh nghiệm trong đổ bộ. Nó cũng là thông điệp gửi tới cho Trung Quốc biết Nhật có khả năng tự bảo vệ mình chứ không cần thiết phải chịu chi phối từ đồng minh Mỹ.
Theo Một Thế giới
Tàu đổ bộ của Indonesia có khách hàng mới ở Đông Nam Á Myanmar đang tiến hành đàm phán để mua tàu đổ bộ do công ty PT PAL (Indonesia) đóng mới. Jane's Defence Weekly (Anh) đưa tin, Myanmar đang tiến hành đàm phán để mua tàu đổ bộ do công ty PT PAL Indonesia đóng mới nhằm tăng cường khả năng vận tải hàng hải quân sự và đổ bộ của hải quân nước này....