Trung Quốc sắp phóng tàu đổ bộ mặt trăng
Sớm thứ hai 2/12, Trung Quốc sẽ phóng tàu đổ bộ mặt trăng từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa một tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt của một thực thể ngoài trái đất.
Mô hình cỗ máy đổ bộ xuống mặt trăng được Trun Quốc công bố vào đầu tháng 11.
Tên lửa đẩy mang theo cỗ máy đổ bộ mặt trăng có tên “ Thỏ Ngọc” dự kiến sẽ được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương vào 1h30 sáng ngày 2/12 (giờ địa phương).
“Hằng Nga 3 dự kiến sẽ được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ngày 2/12 nhằm thực hiện sứ mệnh mặt trăng”, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết.
Nếu thành công, vụ phóng sẽ đánh dấu một cột mốc lớn trong chương trình thám hiểm vũ trụ của Trung Quốc, chương trình có tham vọng tạo một trạm vũ trụ vĩnh viễn trong không gian cho tới năm 2020 và sau đó là đưa người lên mặt trăng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc hiện được đánh giá là vẫn còn thua xa Mỹ và Nga.
Trước đây, Trung Quốc đã phóng 2 tàu thăm dò quay quanh quỹ đạo mặt trăng ( Hằng Nga 1 và Hằng Nga 2). Tàu thứ nhất đã được cho lao xuống bề mặt mặt trong vào cuối sứ mệnh.
Hồi đầu tháng 11 vừa qua, Bắc Kinh có lần hiếm hoi hé lộ vệ chương trình vũ trụ bí mật của mình, khi cho công bố một mô hình của cỗ máy đổ bộ mặt trăng 6 bánh. Cỗ máy sau đó được đặt tên là “Thỏ Ngọc”, theo một cuộc bình chọn qua mạng.
Cái tên xuất phát từ một truyền thuyết cổ của Trung Quốc về một con thỏ trắng sống trên mặt trăng, là vật cưng của Hằng Nga, nữ thần đã uống thuốc bất tử.
Theo Dantri
Trung Quốc sắp đưa 'Thỏ ngọc' bay đến 'chị Hằng'
Tàu tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc được đặt tên là 'Thỏ ngọc' sẽ được nước này phóng lên không gian vào đầu tháng 12 tới, AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay ngày 26.11.
Tàu tự hành 'Thỏ ngọc' - Ảnh: AFP
Tên lửa đẩy mang theo tàu thăm dò Hằng Nga 3 gồm tàu đổ bộ và tàu tự hành "Thỏ ngọc" (tiếng Trung Quốc là Yutu) sẽ được phóng vào đầu tháng 12, theo Tân Hoa xã dẫn lời Wu Zhijian, phát ngôn viên Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Nếu mọi thứ thành công, tàu thăm dò Hằng Nga 3 sẽ đáp xuống bề mặt mặt trăng vào giữa tháng 12 và sau đó thả "Thỏ ngọc" ra thực hiện chuyến tự hành tìm hiểu vệ tinh tự nhiên của trái đất này.
Vào đầu tháng 12, Trung Quốc cũng đã giới thiệu tàu tự hành "Thỏ ngọc" ra công chúng. AFP dẫn các nhà thiết kế con tàu cho hay, "Thỏ ngọc" có thể leo nghiêng 30 độ và di chuyển 200 mét mỗi giờ.
Nó có khả năng chịu được các điều kiện bức xạ cao, chân không và nhiệt độ quá nóng. Nhiệt độ trên bề mặt "chị Hằng" dao động trong khoảng từ âm 180 đến dương 150 độ C, Tân Hoa xã dẫn lời thiết kế trưởng của chương trình tàu thăm dò mặt trăng Wu Weiren cho biết.
Tàu sẽ được trang bị nhiều hệ thống thu thập thông tin và thăm dò địa chất, như camera chụp toàn cảnh và các thiết bị đo lường bằng radar. Theo kế hoạch, nó sẽ tuần hành trên mặt trăng trong ba tháng trước khi kết thúc nhiệm vụ của mình.
Được biết, trước sứ mệnh Hằng Nga 3, đất nước đông dân nhất hành tinh đã hai lần gửi tàu thăm dò bay đến quỹ đạo vệ tinh tự nhiên của Trái đất là Hằng Nga 1 và Hằng Nga 2.
Vào tháng 10.2007, tàu Hằng Nga 1 bay vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3A. Con tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc này đã gửi về Trái đất một số hình ảnh bề mặt "chị Hằng" trước khi kết thúc sứ mệnh với việc đâm vào mặt trăng sau 16 tháng chu du trong không gian.
Tiếp đó, vào tháng 10.2010, tàu Hằng Nga 2 rời bệ phóng tại Tây Xương để bay đến quỹ đạo mặt trăng cùng sứ mệnh vẽ bản đồ chi tiết về vệ tinh này.
Sau giai đoạn hai của chương trình thám hiểm mặt trăng với Hằng Nga 3, Trung Quốc sẽ nhắm đến nhiệm vụ khó khăn khác là gửi tàu vũ trụ có người lái bay đến đáp xuống "chị Hằng", dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2017.
Theo TNO
Sao chổi 'thế kỷ' đã chết? Hành trình kéo dài 5,5 triệu năm của một sao chổi đi vào bên trong hệ mặt trời dường như đã kết thúc khi nó áp sát mặt trời mà không để lại dấu vết của cái đuôi dài của nó, thậm chí cả đá và bụi còn lại của lõi sao chổi, Reuters dẫn lời các nhà khoa học cho hay. Sao...