Trung Quốc sắp có hệ thống định vị riêng
Trung Quốc đang chuẩn bị phóng vệ tinh cuối cùng lên vũ trụ để hoàn thành mạng lưới định vị toàn cầu riêng, mục tiêu loại bỏ GPS của Mỹ.
Được gọi là Beidou (Bắc Đẩu), hệ thống định vị của Trung Quốc sẽ bao gồm 30 vệ tinh dùng cho mục đích điều hướng. Theo website chính thức của Beidou, vệ tinh cuối cùng dự kiến phóng lên vào tuần trước nhưng bị hoãn do một số vấn đề kỹ thuật.
Một tên lửa mang vệ tinh của dự án Beidou sắp phóng vào vũ trụ.
Khả định vị của Beidou được đánh giá là độ chính xác cao, với phạm vi 10 mét, cao hơn mức 30 mét của GPS. Hệ thống cũng có thể đo tốc độ từ 200 cm/giây trở lên và cung cấp thông tin về thời gian với sai số chỉ là 2 phần trăm triệu giây.
Với khoản đầu tư ước tính trị giá 10 tỷ USD, Beidou sẽ giữ an toàn cho mạng lưới liên lạc của quân đội Trung Quốc, tránh nguy cơ gián đoạn GPS trong trường hợp xung đột cực đoan.
Video đang HOT
“Hệ thống định vị Beidou thể hiện tham vọng lớn của Trung Quốc. Nó sẽ đảm bảo cho việc nước này luôn kết nối trong trường hợp có xung đột với Mỹ”, một chuyên gia nói với CNBC. “Đây cũng là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng sức ảnh hưởng công nghệ đối với thế giới”.
Andrew Dempster, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật vũ trụ Australia, đánh giá Beidou có sức mạnh lớn hơn các hệ thống khác do ra đời sau. Điều này giúp chuyên gia của Trung Quốc “học hỏi” được kinh nghiệm và tinh chỉnh hệ thống tốt hơn.
Trung Quốc đã hình thành kế hoạch giảm phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ từ cuối những năm 1990. Năm 2000, Trung Quốc phóng ba vệ tinh đầu tiên, cung cấp các dịch vụ điều hướng nhưng hạn chế và đã bị “khai tử” năm 2012.
Năm 2012, Trung Quốc đưa vào mạng lưới Beidou thế hệ thứ hai với 10 vệ tinh, cho phép cung cấp dịch vụ định vị trên toàn châu Á. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng giới hạn.
Beidou thế hệ mới nhất là dự án thứ ba (Beidou-3). Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ phục vụ mạng lưới định vị toàn cầu thay vì giới hạn khu vực.
“Mạng lưới Beidou là biểu tượng cho tham vọng lớn của Trung Quốc về chính sách đối ngoại. Họ đang có một cái nhìn ở quy mô toàn cầu”, Christopher Newman, giáo sư luật và chính sách vũ trụ tại Đại học Northumbria (Anh).
BeiDou là dịch vụ định vị toàn cầu thứ tư trên thế giới, sau GPS (hoạt động từ 1993) của Mỹ, Glonass (từ 2011) của Nga và Galileo (từ 2016) của Liên minh châu Âu (EU). Theo Tân Hoa Xã, ngoài Trung Quốc, một số quốc gia như Thái Lan và Pakistan đã sử dụng hệ thống Beidou cho các mục đích khác nhau. Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới đang sử dụng hệ thống này.
Trung Quốc sắp hoàn thành hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu
Hệ thống định vị Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc sẽ hoàn thành trong tháng này khi vệ tinh cuối cùng bay vào quỹ đạo, cạnh tranh với GPS của Mỹ.
Mô hình hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Ảnh: Reuters.
Ý tưởng phát triển Bắc Đẩu được hình thành trong những năm 1990 khi quân đội muốn giảm lệ thuộc vào Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Không lực Mỹ. Khi những vệ tinh đầu tiên được phóng trong năm 2000, độ phủ chỉ giới hạn tại Trung Quốc. Năm 2003, khi thiết bị di động được sử dụng rộng rãi hơn, Trung Quốc muốn gia nhập dự án định vị vệ tinh Galileo của EU nhưng sau đó rút lui để tập trung vào Bắc Đẩu.
Trong kỷ nguyên iPhone, thế hệ vệ tinh Bắc Đẩu thứ hai đi vào hoạt động năm 2012, bao phủ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2015, Trung Quốc triển khai thế hệ ba với mục tiêu phủ sóng toàn cầu.
Vệ tinh Beidou-3 cuối cùng sẽ được phóng trong tháng này nhưng chưa rõ ngày. Tổng cộng có 35 vệ tinh Bắc Đẩu, nhiều hơn số vệ tinh của GPS (31), Galileo hay GLONASS của Nga. Với chi phí đầu tư ước tính 10 tỷ USD, Bắc Đẩu bảo đảm an toàn cho mạng lưới liên lạc quân sự của Trung Quốc, tránh rủi ro không được sử dụng GPS khi có xung đột.
Khi hoàn thiện, dịch vụ địa điểm của Bắc Đẩu chính xác tới 10cm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, so với phạm vi 30cm của GPS. Theo ông Andrew Dempster, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật không gian của Úc, Bắc Đẩu được phát triển sau GPS vài thập kỷ nên được hưởng lợi từ kinh nghiệm của GPS. Nó có độ chính xác cao hơn và bảo trì dễ hơn.
Báo chí Trung Quốc đưa tin các dịch vụ liên quan tới Bắc Đẩu như giám sát giao thông, giảm nhẹ thiên tai được xuất khẩu sang khoảng 120 quốc gia. Trong đó có nhiều nước tham gia sáng kiến Vành đai và con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng nhằm tạo ra phiên bản "con đường tơ lụa" thời hiện đại.
Thái Lan và Pakistan nằm trong số những nước đầu tiên đăng ký dịch vụ của Bắc Đẩu, vào năm 2013. Tại Trung Quốc, hơn 70% điện thoại di động kích hoạt Bắc Đẩu tính tới năm 2019, trong đó có các mẫu máy do Huawei, Oppo, Xiaomi, Vivo và Samsung sản xuất. Hàng triệu taxi, xe buýt, xe tải cũng nhận tín hiệu Bắc Đẩu.
Truyền thông trong nước cho biết lĩnh vực định vị vệ tinh Trung Quốc có thể đạt 400 tỷ NDT (57 tỷ USD) trong năm nay.
Thế giới sẽ bị tê liệt nếu công nghệ này dừng hoạt động Chỉ cần một tháng không hoạt động, GPS có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Từ khi hoàn thiện và vận hành đầy đủ năm 1995 đến nay, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã được sử dụng trên toàn thế giới. Định vị vệ tinh trở nên quan trọng đến nỗi rất nhiều thứ trong cuộc sống chúng...