Trung Quốc sẵn sàng cho ‘Chiến tranh Lạnh’ công nghệ cao với Mỹ
Chính quyền Mỹ hôm 11/2 công bố kế hoạch tăng cương ưu tiên phat triên tri tuê nhân tao (AI), động thái mà các nhà quan sát Trung Quốc cảnh báo có thể sẽ đặt tiền đề cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới về công nghệ.
Hôm 11/2, Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu giành tôi đa tai nguyên cua chinh phu liên bang cho muc tiêu thuc đây sang tao trong linh vưc AI trong bối cảnh có nhiều mối quan ngại rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong cuộc chạy đua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Sắc lệnh này được đưa ra 2 năm sau khi Trung Quốc ban hành kế hoạch trong đó đề cập tới sự phát triển của AI như một chiến lược quốc gia và đặt mục tiêu đưa Bắc Kinh trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ và ứng dụng AI trước năm 2030.
Mỹ và Trung Quốc đều có tham vọng dẫn đầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo. (Ảnh: Datascientistinsights)
Li Yi, nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm nghiên cứu Internet liên kết với Viện Khoa học xã hội Thượng Hải nói rằng sắc lệnh mới của Tổng thống Trump đã phát động một cuộc tấn công mới của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao trong nỗ lực ngăn chặn sự lớn mạnh của đối thủ chính của họ trong lĩnh vực này là Trung Quốc.
Theo ông Li, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực và một môi trường thiếu thân thiện hơn khi hoạt động tại thị trường Mỹ nhưng những thay đổi này sẽ chỉ khiến họ mạnh mẽ và kiên cường hơn.
Ông Li và một số nhà phân tích khác cũng cho rằng sắc lệnh mới sẽ mang tới nhiều rủi ro hơn cho các nhà đầu tư và doanh nhân Mỹ hợp tác làm ăn với các đối tác Trung Quốc.
Theo họ, các trao đổi học thuật quốc tế cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng.
Ông Li cảnh báo ngành công nghiệp AI toàn cầu có thể sẽ chia thành 2 phe nếu Mỹ thúc đẩy cạnh tranh với Trung Quốc và trong kịch bản tồi tệ nhất, Washington sẽ buộc các đồng minh của mình phải chọn phe để thành lập một liên minh ý thức hệ.
Video đang HOT
Trung Quốc và Mỹ hiện là 2 quốc gia đi đầu trong lĩnh vực phát triển AI mặc dù các quốc gia khác như Nga hay Nhật Bản cũng đang cho thấy tham vọng về phân khúc này.
Sự phát triển AI trong thập kỷ tới sẽ dự kiến mang về khoảng 15.7 tỷ USD cho GDP toàn cầu, trong đó Trung Quốc dự kiến góp 7 tỷ USD và Bắc Mỹ góp 3.7 tỷ USD, theo dự đoán của công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC.
Trung Quốc với ưu thế dân số đông đảo có lợi thế trong việc phát triển thị trường rộng lớn và cung cấp nguồn dữ liệu dồi dào cho ứng dụng AI trong khi Mỹ có lợi thế về thiết bị và công nghệ.
Tuy nhiên việc chính phủ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào AI khiến chính phủ Trump đối mặt với các áp lực từ lo ngại Bắc Kinh có thể sẽ vượt mặt họ trong lĩnh vực này.
Một số học giả và các tờ báo Mỹ lo ngại Mỹ đang thua trong cuộc chiến nhận thức về AI với Trung Quốc. Một ý kiến đăng tải trên Fox News hồi tháng 11 cho biết các nhà lãnh đạo Mỹ gần như không mấy quan tâm tới vấn đề này và không có chiến lược để bảo vệ một sự “mất mát lịch sử”. Các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 cũng không đề cập tới AI, cuộc chiến AI và cách Mỹ có thể thuê trong cuộc chiến này, học giả người Mỹ Steve Andriole cho biết.
(Nguồn: Global Times)
SONG HY
Theo VTC
Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979: Bài học nằm lòng
40 năm đã trôi qua, song những bài học rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 vẫn vô cùng quý giá, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, 600.000 quân Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam. Cuộc bành trướng này tuy ngắn nhưng để lại thương vong nặng nề cho cả đôi bên và đẩy quan hệ hai nước vào tình trạng đóng băng trong một thời gian rất dài sau đó.
Mặc dù vậy, trải nghiệm đau thương này cũng giúp chúng ta đúc kết được nhiều bài học qúy giá, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vẫn còn căng thẳng và tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Có lẽ bài học đầu tiên và lớn nhất có thể rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tháng 2/1979 là không được phép đánh giá thấp nỗi lo sợ của một cường quốc. Các cường quốc vẫn có những mối lo ngại về an ninh và một khi lo sợ, rất có thể họ sẽ chủ động dùng vũ lực để trấn an bản thân.
Ở thời điểm Trung Quốc tấn công bành trướng chúng ta, tuy không mạnh như Mỹ hay Liên Xô nhưng nước này vẫn có thể được coi là một nước lớn ở khu vực Châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc khi đó đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể răn đe mọi đối thủ có ý định tấn công lãnh thổ của mình.
Với lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc gần như là một "pháo đài bất khả xâm phạm" trước kẻ địch. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc có ít lý do để lo sợ trước Liên Xô, bất chấp căng thẳng giữa hai nước.
Thế nhưng từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi đó thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Điều duy nhất họ thấy là Liên Xô đang tìm cách vây hãm mình từ tứ phía và Việt Nam sẽ là cái chốt cuối cùng giúp Liên Xô hoàn thành "vòng kim cô" siết chặt Trung Quốc.
Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, Trung Quốc đã tràn quân sang tấn công Việt Nam.
Lịch sử cho thấy người Trung Quốc đã không ít lần phải đối mặt với kẻ địch hùng mạnh nhưng không bị khuất phục. Dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc thậm chí còn bị các cường quốc phương Tây đô hộ và chia năm xẻ bảy song dân tộc này vẫn tìm được lối thoát.
Nhưng đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, bản thân việc bị bao vây chiến lược như vậy đã là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Đó là một mối lo sợ vô hình, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 cho thấy Trung Quốc không chỉ dùng đến vũ lực khi họ muốn bành trướng lãnh thổ, mà họ còn phát động vũ lực để trấn an bản thân trước các mối đe doạ. Có ý kiến hiện nay cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi dùng vũ lực để chiếm đảo vô cùng rủi ro mà lại có thể "lợi bất cập hại".
Điều này tuy có thể đúng nhưng rút kinh nghiệm từ quá khứ, để duy trì được hoà bình, Việt Nam cần tính đến cả trường hợp Trung Quốc tiến hành xung đột vũ trang chớp nhoáng ở quy mô hạn chế để "dạy các nước khác một bài học" hay giành lợi thế trên bàn đàm phán ở các thời điểm nhạy cảm.
Bài học thứ hai rất đơn giản: một nước nhỏ như Việt Nam cần làm mọi cách để không bị coi là quân cờ trên bàn cờ nước lớn.
Năm 1965, quân đội Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Việt Nam với niềm tin rằng Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Xô và Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của "học thuyết domino", người Mỹ cho rằng Việt Nam là đạo quân tiên phong của khối xã hội chủ nghĩa và rằng nếu không đánh chặn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ ngả theo Liên Xô.
Trong khi, thực chất Việt Nam là một nước độc lập và chúng ta nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đơn thuần để phục vụ mục tiêu thống nhất đất nước chứ không phải để giúp cho Liên Xô giành lợi thế trong Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.
Năm 1979, Trung Quốc sử dụng vũ lực bành trướng sang biên giới chúng ta cũng vì họ nghĩ rằng Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khơ Me đỏ diệt chủng chỉ để giúp Liên Xô kiểm soát Đông Dương. Trong khi thực chất đây hoàn toàn là hành động tự vệ chứ không nhằm bao vây họ.
Hết lần này đến lần khác, chúng ta đều chịu thiệt bởi các nước không nhận ra rằng người Việt Nam chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Việt Nam chứ không phải bất kỳ thế lực nào khác.
Nhìn vào vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có lợi ích trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và tất cả các nước muốn duy trì hoà bình cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nhưng cần tránh để bị hiểu lầm rằng Việt Nam đang ngầm phối hợp với nước này để kiềm chế nước kia. Để làm được điều này, chúng ta cần những sự hợp tác thực chất nhưng không khoa trương và đặc biệt tránh những tuyên bố dễ gây hiểu lầm về lập trường đối ngoại - quốc phòng của ta.
Cuối cùng, cách Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc bành trướng biên giới cho thấy họ tuy sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng vẫn hết sức cẩn trọng. Trước khi đưa quân sang Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã đích thân sang Mỹ, Nhật Bản và các nước láng giềng chủ chốt để vận động ngoại giao và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho cuộc chiến này và họ chỉ tấn công chúng ta khi đã chắc rằng cộng đồng quốc tế sẽ không lên án hay phản ứng một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, việc cô lập chúng ta về mặt ngoại giao có thể xem như một trong những điều kiện cần để họ phát động cuộc bành trướng vào năm 1979.
Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dư luận quốc tế nên có lý do để tin rằng ngày nào Việt Nam còn được sự ủng hộ ngoại giao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, ngày đó Trung Quốc còn động lực để hành xử kiềm chế. Để tránh rơi vào tình trạng cô lập, Việt Nam cần chứng minh rằng mình là một thành viên tích cực của cộng động quốc tế trong nhiều vấn đề dù không trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của ta, đồng thời hành xử kiềm chế trong các cuộc khủng hoảng như sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014.
Những bài học trên có thể giúp Việt Nam tránh một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong tương lai nhưng nó không thể giúp ta có được một môi trường thực sự hoà bình. Một dạng "hoà bình nóng" vốn chưa bao giờ là một trạng thái ổn định. Là nước nhỏ cạnh một nước lớn, chìa khoá để chúng ta có thể đảm bảo an ninh về lâu dài vẫn là quan hệ hữu hảo với láng giềng phương Bắc. Điều này chỉ đạt được khi hai bên có thể cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, trước hết qua việc dám nhìn thẳng vào lịch sử, chấp nhận quá khứ nhưng bàn về tương lai.
Ngô Di Lân
Theo Vietnamnet
Ngạc nhiên dàn xe tăng Quân đội Đức sau khi thống nhất Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Quân đội Cộng hòa Liên Bang Đức được thừa hưởng rất nhiều vũ khí thuộc "hệ 2" từ người anh em phía Đông. Trong thời kỳ cao trào của Chiến tranh Lạnh, biên giới giữa hai khối quân sự hùng mạnh nhất thời điểm đó bao gồm NATO và Warsaw chính là nửa phía Đông và...