Trung Quốc: Rúng động bê bối chất phụ gia độc hại cho vào thịt lợn, thịt vịt
Hai ngày nay, báo chí Trung Quốc đang rúng động bởi thông tin về chất phụ gia “Vua của các loại thịt” dùng cho thịt lợn và chất phụ gia dùng cho món vịt quay ở thành phố Nam Kinh.
Chất phụ gia độc hại: Không chỉ có 1
Cơ quan chức năng tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) vừa phát hiện loại phụ gia độc hại “Vua loài thịt”, khi cho vào thịt sẽ làm cho thịt có màu đỏ đẹp, thơm ngon và đặc biệt là càng ăn càng thèm. Các chuyên gia y tế cho biết loại phụ gia này là tổng hợp của nhiều phụ gia khác nhau, trong đó có chất Chlorine làm chất xúc tác, có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, Cục quản lý Thực phẩm Trung Quốc cho biết, thành phần chủ yếu “vua của các loại thịt” là dehydropregnenolone methylcyclopentadienyl, ethyl maltol, butanol, đây đều là những chất nằm trong danh sách được phép sử dụng của Tiêu chuẩn sử dụng phụ gia thực phẩm.
Hộp phụ gia “ Vua các loại thịt” nghi có chất gây nghiện
Sau sự kiện về “Vua các loại thịt”, chất phụ gia dùng cho thịt lợn, có thể khiến người ăn càng ăn càng thèm, thành phố Nam Kinh lại tiếp tục xuất hiện thông tin về hương liệu dùng cho món vịt quay.
Chỉ cần bôi trực tiếp chất này lên da vịt, không cần biết con vịt còn sống hay đã chết, có mùi hôi hay không, sau khi quay sẽ có mùi thơm rất hấp dẫn, khiến người ăn càng ăn càng ngon miệng.
Theo báo chí Trung quốc, các loại chất phụ gia dùng cho thực phẩm xuất hiện rất nhiều ở các chợ Nam Kinh, với muôn hình muôn vẻ, dùng cho đủ các thể loại chiên, rán, xào, hấp, lẩu, quay, trộn… Không chỉ vậy, các chất này còn được mua bán rất rộng rãi. Thậm chí một người bán hàng đã tiết lộ, 1 quán ăn với 4 bàn, 1 tháng chỉ dùng hết 1 hộp “Vua các loại thịt”.
Dấu quy chuẩn: Chưa chắc đã đáng tin!
Video đang HOT
Trên bao bì các loại chất phụ gia thực phẩm được bày bán ở chợ Nam Kinh, đa phần đều có chứng nhận Vệ sinh thực phẩm, Giấy phép sản xuất, Chứng nhận tiêu chuẩn QS… Tuy nhiên, khi đem các thông tin chứng nhận đó tra trên mạng thông tin chuẩn của Trung Quốc thì lại hoàn toàn không có thông tin về lô hàng được sản xuất, hoặc có thể tìm thấy mã tiêu chuẩn thì không thể xem tiếp thông tin cụ thể…
Khâu sử dụng: tuỳ ý, dựa vào cảm giác
Trong các loại chất phụ gia thực phẩm, “Vua các loại thịt” được cho là được sử dụng nhiều nhất. Một đầu bếp tại một nhà hàng ở Nam Kinh tiết lộ, dù làm món ăn theo kiểu nào, chỉ cần cho 1 chút “Vua các loại thịt” không những sẽ làm tăng hương vị, mà còn khiến món ăn trông ngon mắt hơn, có vẻ tươi ngon hơn. Trên bao bì chất phụ gia này có nói rõ cách dùng, nhưng trên thực tế, không ít đầu bếp bày tỏ, chủ yếu dựa vào cảm giác để sử dụng.
Trên thực tế, trong các chợ ở Nam Kinh không chỉ tồn tại duy nhất 2 chất kể trên, mà còn có đủ các loại chất phụ gia khác với đủ các hình thái, màu sắc. Trong số đó có không ít sản phẩm được chứng nhận QS (chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm). Tuy nhiên, do thiếu sự quản lý nghiêm ngặt về việc sản xuất, mua bán, sử dụng các loại chất này, đã dẫn đến việc chất phụ gia trong thực phẩm trở thành từ nhạy cảm đối với thực khách. Ngoài các chất phụ gia bắt buộc phải chỉ rõ trong các món lẩu, và đồ uống, các món ăn trong các quán ăn nhỏ, nhà hàng lớn, hay thậm chí các khách sạn hạng sang ở Trung quốc có dùng chất phụ gia trong thực phẩm hay không vẫn là điều mà người tiêu dùng không hề rõ.
Phạm Thúy
Theo Dân trí
Chùm ảnh cận cảnh công đoạn chế biến vịt quay
Vịt, cụ thể là vịt quay là một món ăn được tiêu thụ khá mạnh vào dịp hè bởi dân gian ta vẫn cho rằng ăn vịt mát. Tuy nhiên ít ai biết được rằng để có được một miếng thịt đến với người tiêu dùng, các chủ quán bán hàng đã chế biến như thế nào?
Hãy cùng đột nhập vào một cơ sở như thế để biết được các công đoạn của việc làm món vịt quay:
Sau khi được giết và làm sạch lông, vịt được chất đống trong các thùng nhựa như thế này
Để cho nhanh và tiện, các công đoạn chế biến cũng như tẩm ướp đều được chủ quán làm bằng tay
Vì không gian chật hẹp nên tiện đâu là chủ quán xiên vịt luôn tại đó
Vịt được để cùng với vô số những bát đĩa bẩn khác
Tường bếp cũng được tận dụng triệt để làm nơi treo nồi và bát đĩa
Bất chấp ở ngay dưới đó là cơm, bún bán cho khách hàng
Chiếc thớt dùng để thái chung cả thịt sống lẫn thịt chín
Thậm chí là nơi đánh tiết canh
Tạp nham như vậy nên thật dễ hiểu vì sao đây là nơi ưa thích của ruồi và nhặng
Đáy nồi nước dùng đen kít
Bát đĩa bẩn thì vứt lung tung
Chẳng hiểu có mấy người đủ dũng cảm nếm thử một miếng thịt sau khi chứng kiến những hình ảnh trên?
Theo Nguyễn Thắng
VTCnews
Cây Thần Kỳ - Thần dược chữa bệnh Câu chuyện bắt nguồn từ bản khảo sát của nhà thám hiểm Des Marchais về một loại quả có thể biến vị chua thành ngọt lịm, được thổ dân châu Phi dùng từ năm 1725. Đến năm 1852, qua bài viết của tiến sĩ W. F. Daniel, giới khoa học mới thật sự được biết tỉ mỉ về loài cây được gọi là...