Trung Quốc rắn giọng trước đề xuất trừng phạt mới từ EU
Trung Quốc sẽ theo sát tiến độ các cuộc thảo luận của Liên minh châu Âu (EU) về gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Shu Jueting ngày 1/6 cho biết.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương không có cơ sở trong luật pháp quốc tế và không được Hội đồng Bảo an cũng như quyền tài phán dài hạn cho phép”, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Shu Jueting tuyên bố, đồng thời kêu gọi EU “hành động thận trọng và không tạo tiền lệ xấu”.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi EU đề xuất gói trừng phạt thứ 11 của khối nhằm vào Nga, còn gọi là “biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ”, được thiết kế với mục đích cắt đứt nguồn cung nguyên vật liệu và công nghệ cần thiết cho chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine.
Trung Quốc kêu gọi EU “hành động thận trọng và không tạo tiền lệ xấu”. Ảnh: Reuters
Gói trừng phạt thứ 11 bao gồm nhiều biện pháp mạnh mẽ, trong đó có việc siết chặt các hạn chế xuất khẩu sang các nước thứ ba và bổ sung hàng chục công ty của Trung Quốc, Iran, Kazakhstan và Uzbekistan vào danh sách đen.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu chính thức nhằm vào các cty Trung Quốc bị cáo buộc xuất khẩu sang Nga các sản phẩm lưỡng dụng, tức là có thể dùng trong cả quân sự và dân sự.
Một số cty Trung Quốc được cho là nằm trong danh sách đề xuất của EU, chẳng hạn như King-Pai Technology – một nhà sản xuất thiết bị điện tử từng bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt, vì lý do là nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc cho nhiều thực thể trong quân đội Nga.
“Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ quyền của các doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành thương mại bình thường”, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong một tuyên bố hôm 8/5 từng khẳng định: “Mối quan hệ thương mại kinh tế giữa Nga và Trung Quốc là công bằng và minh bạch. Hai bên không nhắm mục tiêu vào các nước thứ ba và không chịu sự can thiệp và ép buộc của bên thứ ba”.
Ông Uông nói thêm trong trường hợp EU áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể Trung Quốc, động thái này có thể “vi phạm nghiêm trọng lòng tin và sự hợp tác với Trung Quốc, làm trầm trọng thêm sự chia rẽ và đối đầu trên thế giới”.
Nga trừng phạt 144 cá nhân các nước Baltic
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Ngoại giao LB Nga ngày 9/3 cho biết nước này đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với 144 công dân của 3 quốc gia Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva, trong đó có các quan chức chính phủ, nghị sĩ và các nhân vật công chúng khác.
Tòa nhà trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở thủ đô Moskva. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, quyết định trừng phạt được đưa ra nhằm đáp trả động thái mà Moskva cho là hoạt động vận động hành lang quyết liệt của các nước Baltic để áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và sự can thiệp của 3 quốc gia này vào công việc nội bộ, kích động tâm lý bài Nga.
Estonia, Latvia và Litva nằm trong số những nước phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Năm 2022, cả 3 quốc gia này đã áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với công dân Nga để phản đối chiến dịch trên.
Trung Quốc bảo vệ việc xuất khẩu sang Nga Trung Quốc luôn yêu cầu các công ty của mình tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định trong nước, một phát ngôn viên của Bộ Thương mại nước này nhấn mạnh hôm 9/2 khi được phóng viên hỏi liệu Trung Quốc có xuất khẩu thiết bị định vị, công nghệ gây nhiễu và các bộ phận máy bay chiến đấu sang...