Trung Quốc ‘quét’ website tiền số
Một số trang web liên quan đến tiền điện tử tại Trung Quốc không thể truy cập trong nhiều ngày.
Ngày 15/11, ChainNews, một trong những webiste về tiền số có lượng truy cập cao nhất nước này, thông báo ngừng hoạt động trong 8-10 tiếng với lý do bảo trì để nâng cấp. Nhưng đến 18/11, trang vẫn trong tình trạng ngoại tuyến cả trong và ngoài Trung Quốc. Odaily, trang chuyên về tiền điện tử và NFT khác, cũng trong không thể truy cập mà không rõ lý do.
Trong khi đó, tài khoản Twitter của ChainNews và Odaily hướng người dùng qua kênh nhắn tin Telegram. Tuy nhiên, lượng tiếp cận bị giới hạn hơn do cả Twitter và Telegram đều bị cấm tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu các nhà cung cấp nội dung liên quan đến tiền điện tử bị chính phủ Trung Quốc truy quét. Hồi tháng 7, một trong những cộng đồng tiền điện tử trực tuyến lớn nhất là Bishijie cũng chấm dứt hoạt động website và ứng dụng của mình ở nước này.
Theo các chuyên gia, động thái mới có thể là bước cuối cùng trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm dẹp bỏ cộng đồng tiền điện tử từng bùng nổ một thời. Từ đầu năm, các nhà chức trách đã coi các loại tiền số như Bitcoin là mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính.
Vào tháng 5, ba hiệp hội tài chính được nhà nước hỗ trợ cùng đưa ra cảnh báo về những rủi ro từ các loại tiền điện tử “dễ bốc hơi”. Trung Quốc sau đó đã thực hiện cuộc “đàn áp” không khoan nhượng đối với hoạt động khai thác và kinh doanh Bitcoin, khiến thị trường tiền số biến mất ở nước này chỉ sau vài tháng. Các thợ đào phải đóng cửa các trung tâm khai thác hoặc chuyển ra nước ngoài. Theo Reuters, tổng số hashrate (chỉ số về năng lực khai thác) của Trung Quốc giảm xuống 0% vào tháng 7, trong khi hồi tháng 5 là 44% và năm 2019 là 75%.
Cuối tháng 9, ngân hàng trung ương Trung Quốc cảnh báo rằng bất kỳ ai tại Trung Quốc liên quan các hoạt động tiền điện tử có thể bị điều tra. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cũng bổ sung hoạt động khai thác Bitcoin và các tiền số khác vào danh sách đen về các hoạt động công nghiệp cần bị loại bỏ ở nước này.
Những biện pháp khắc nghiệt đã kích hoạt một loạt động thái tuân thủ của các công ty tiền điện tử. Vào tháng 6, hai sàn giao dịch Huobi và OKCoin hủy đăng ký công ty con tại Bắc Kinh. BTC China, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Trung Quốc, cho biết vào tháng 6 rằng họ đã “hoàn toàn thoát khỏi các hoạt động kinh doanh liên quan đến Bitcoin”.
Trung Quốc giáng đòn cuối vào Bitcoin
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đưa khai thác Bitcon và các tiền số khác vào danh sách những ngành sẽ bị loại bỏ.
SCMP đánh giá hành động của NDRC có thể sẽ "đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài" khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc sau chiến dịch kéo dài nhiều tháng. Chiến dịch trấn áp hoạt động đào Bitcoin khiến các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này phải rời khỏi Trung Quốc để đến Bắc Mỹ và Trung Á.
Chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc tìm cách loại bỏ hoạt động khai thác tiền điện tử, hàng chục công ty từng là hình mẫu về tiêu dùng năng lượng kiểu mới bỗng trở thành "kẻ phá bĩnh" trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
NDRC tuyên bố khai thác Bitcoin và các loại tiền số khác không chỉ bị đưa vào trong "danh sách đen" của hoạt động công nghiệp, mà còn phải bị loại bỏ lập tức. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để quốc gia này đạt được mức trung lập về carbon vào năm 2060.
Bên trong một nhà máy đào Bitcoin ở Nội Mông trước lệnh cấm. Hoạt động khai thác Bitcoin ở Trung Quốc từng chiếm 2/3 sản lượng khai thác toàn cầu.
Các hoạt động khác sẽ dần bị Trung Quốc loại bỏ là sản xuất đồ dùng một lần làm bằng nhựa; khai thác than tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các điểm tham quan du lịch hoặc các nguồn nước uống được bảo vệ.
Thông báo của NDRC được đưa ra cùng ngày khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố tăng cường "đàn áp" giao dịch tiền điện tử và các hoạt động liên quan.
Giá cổ phiếu của Canaan Creative, nhà khai thác tiền điện tử của Trung Quốc đã niêm yết trên sàn Nasdaq, giảm 0,46% xuống còn 8,68 USD sau lệnh cấm. Cuộc "đàn áp" ở Trung Quốc đưa Mỹ trở thành trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới, thu hút nhiều công ty khai thác đổ về.
Mỹ thành trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới Theo số liệu của trung tâm lựa chọn tài chính Cambridge, Mỹ đã vượt Trung Quốc để chiếm thị phần khai thác Bitcoin cao nhất thế giới. Việc Trung Quốc cấm các hoạt động khai thác và kinh doanh Bitcoin đã gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực này, buộc các thợ đào đóng cửa các trung tâm khai thác hoặc chuyển ra...