Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình hai chỗ
Trung Quốc đang phát triển tiêm kích tàng hình chỗ ngồi hai bên dựa trên mẫu J-20, đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm và trung tâm chỉ huy.
Viện Thiết kế máy bay Thành Đô (CADI), đơn vị chịu trách nhiệm phát triển chương trình J-20, đang nghiên cứu mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới. Mẫu tiêm kích này được cải tiến trên nền tảng tiêm kích tàng hình J-20, theo báo cáo được công ty Quantum Defence Cloud Technology có trụ sở tại Thâm Quyến công bố hồi đầu tuần trước.
Báo cáo này bao gồm bản phác thảo thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình có hai chỗ song song trong buồng lái, gần giống cách bố trí buồng lái tiêm kích bom Su-34 của Nga. Việc bố trí phi công ngồi cạnh nhau trong buồng lái giúp họ liên lạc và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn so với cách sắp xếp chỗ ngồi trước sau.
“Mẫu máy bay thế hệ mới với khả năng tàng hình và bay vượt âm, có thể chỉ huy các máy bay không người lái (UAV), tiêm kích và thậm chí cả bệ phóng trên mặt đất, chiến hạm nổi lẫn tàu ngầm, biến nó thành một mẫu máy bay cảnh báo sớm cỡ nhỏ”, báo cáo của CADI cho biết.
Phác thảo biến thể chỗ ngồi hai bên của tiêm kích J-20. Đồ họa: CADI.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết mẫu máy bay này sẽ được trang bị vũ khí không đối không mới và không được sử dụng làm oanh tạc cơ, trái với đồn đoán trên truyền thông Trung Quốc.
“Đây không phải oanh tạc cơ thực sự. Để duy trì khả năng tàng hình và tính cơ động, toàn bộ tên lửa cần được đặt bên trong khoang vũ khí, do đó máy bay chỉ có thể mang theo vũ khí đối không hạng nhẹ”, nguồn tin cho biết.
Các loại tên lửa hạng nặng có thể tấn công mục tiêu dưới đất và trên biển chỉ có thể lắp trên giá treo dưới cánh, làm giảm đáng kể khả năng tàng hình của mẫu máy bay mới.
“Tất cả oanh tạc cơ mang vũ khí hạng nặng đều dễ dàng bị lưới phòng không đối phương phát hiện”, nguồn tin cho biết. “Do đó, mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi này không thể gây ra bất cứ mối đe dọa nào với căn cứ quân sự hoặc các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ”, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Phần lớn máy bay huấn luyện và một số oanh tạc cơ bố trí phi công chính chuyên điều khiển ngồi phía trước, phi công phụ điều khiển vũ khí ngồi phía sau. Thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình dựa trên J-20 với chỗ ngồi hai bên được giới chuyên gia nhận định là “đáng chú ý”.
Tiêm kích J-20 của tại Triển lãm hàng không Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải, tháng 11/2018. Ảnh: AP.
Chuyên gia quân sự tại Hong Kong Tống Trung Bình cho rằng J-20 có thể được nâng cấp và sửa đổi thành các biến thể khác nhau do khả năng phát hiện mục tiêu mạnh mẽ, kết nối thông tin tình báo đa kênh và tác chiến điện tử.
“Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển mẫu máy bay mới nếu nó có thiết kế chỗ ngồi hai bên. Hình dáng khí động học của máy bay sẽ có những thay đổi lớn”, Tống Trung Bình nói. “Mẫu máy bay sau đó sẽ không còn giống J-20 mà trở thành một kiểu máy bay mới”.
CADI và Viện Thiết kế máy bay Thẩm Dương (SADI), đơn vị phát triển tiêm kích hạm J-15, đang chạy đua trong chương trình chế tạo tiêm kích mới có khả năng cạnh tranh với tiêm kích hạm thuộc dòng F-35 của Mỹ.
Càn quét khủng bố ở Syria như vũ bão: "Siêu vũ khí" Su-34 của Nga "quá nhanh, quá nguy hiểm"
Su-34 của Nga là một mẫu chiến đấu cơ độc đáo. Ngoài khả năng chiến đấu đa năng, ấn tượng, bên trong "con vịt khổng lồ" này còn có hẳn một nhà bếp nhỏ, không gian ngủ cho phi hành đoàn và thậm chí là nhà vệ sinh.
Su-34 của Nga.
"Vịt con" Su-34
Theo National Interest, Su-34 được đánh giá là một trong những mẫu chiến đấu cơ đa năng nhất của Nga, có khả năng hoạt động mọi thời tiết, bất kể ngày đêm, được phát triển khả năng tấn công mặt đất, trên biển và trên không.
Su-34 đã có màn trình diễn hiệu quả trong chống khủng bố ở Syria - và có thể sẽ được sử dụng để bảo vệ lợi ích của Nga ở Bắc Cực. Với những ưu điểm nói trên, Su-34 được đánh giá là vũ khí thay thế cho cả mẫu Su-24 cổ điển và máy bay ném bom Tu-22.
Đặc điểm mà nhiều người nói đến đầu tiên của Su-34 là buồng lái. Nó có buồng lái được bố trí để hai phi công ngồi cạnh nhau và không gian rất lớn so với các máy bay khác.
Theo trang web của hãng sản xuất Sukhoi, buồng lái rộng rãi đủ để phi công đứng bên trong, thậm chí là có không gian phi công nằm ngủ. Ngoài ra, không gian máy bay còn có chỗ cho một nhà vệ sinh và một cái bếp nhỏ.
Khoang buồng lái cũng được gia cố có khả năng chống chịu trước các loại vũ khí nhỏ và hỏa lực phòng không với lớp giáp titan dày. Các thành phần khác trong khung máy bay cũng được bọc thép.
Su-34 được chế tạo để có thể mang theo nhiều loại bom và tên lửa như Kh-59ME, Kh-31A, Kh-31P, Kh-29T, Kh-29L và S-25LD, bên cạnh một khẩu pháo 30 mm đặt bên trong để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Su-34 được so sánh với loài vịt vì một số lý do. Ngoài phần thân và đầu máy bay có hình dáng dẹt như mỏ vịt (trong quân đội Nga nó được biết đến với tên "Vịt con" hay "Thú mỏ vịt"), Su-34 còn là sự kết hợp giữa trọng tải và tầm bắn của máy bay ném bom tầm trung hoặc tầm xa với khả năng cơ động của một máy bay chiến đấu thông thường.
Máy bay đa năng của Nga có thể thực hiện các động tác nhào lộn trên không và tấn công các mục tiêu được bảo vệ tốt bằng vũ khí có độ chính xác cao một cách dễ dàng.
"Su-34 là một chiếc máy bay không bình thường. Dù bề ngoài không có gì nổi trội nhưng về khả năng nó là một con quái vật thực sự, có khả năng mang theo 8 tấn bom hoặc tên lửa hành trình có độ chính xác cao, cùng lúc", nhà phân tích quân sự Dmitry Safonov nói với RBTH.
Hơn nữa, máy bay có thể bay 7.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu và tiếp cận mục tiêu theo cách "đối đầu" đúng theo nghĩa đen, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Bảo vệ Bắc cực
Không gian buồng lái mô phỏng của Su-34.
Hãng thông tấn TASS của Nga hồi năm 2015 cho biết, những chiếc Su-34 của Nga đã được trang bị tên lửa không đối không sau vụ việc máy bay Su-24 của nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Ngoài việc triển khai Su-34 khá rộng rãi ở Syria trong vai trò oanh tạc cơ, mẫu máy bay này cũng được đánh giá sẽ đóng vai trò lớn hơn trong tham vọng Bắc Cực của Nga. Các hoạt động xây dựng gần đây trên các đảo Bắc Cực của Nga đã dẫn đến suy đoán rằng Su-34 có thể được cử đến nhằm tăng cường phòng thủ.
Theo một đánh giá rủi ro gần đây của tình báo Đan Mạch, máy bay Nga tại một số căn cứ ở cực Bắc của Nga có khả năng tiếp cận không phận trên vùng đông bắc Greenland mà khó có thể bị phát hiện.
Điều này có thể đe dọa lợi ích của Mỹ và NATO trong khu vực. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu của Nga có thể tiếp cận căn cứ không quân Thule, một cơ sở không quân quan trọng và là cấu trúc phòng thủ tên lửa của Mỹ, đồng thời mở rộng chống tiếp cận/chống xâm nhập vào Bắc Đại Tây Dương.
Đáng giá
Su-34 đã được thử nghiệm chiến đấu ở Syria và được đánh giá là rất hiệu quả, bởi phạm vi hoạt động rộng và cơ động.
Mặc dù không có khả năng tàng hình hay những tính năng đáng giá khác, Su-34 dù sao vẫn là một trong những mẫu chiến đấu cơ tốt nhất, đặc biệt là so với các máy bay thế hệ 4 khác. Với lợi thế nói trên, Su-34 sẽ còn phục vụ trong không quân Nga trong khoảng thời gian rất lâu.
Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov, lực lượng không quân Nga sẽ nhận được ít nhất 200 chiếc Su-34 trong tương lai.
Mạnh Kiên
Phi công vừa hạ cánh đã phát hiện ra vết bẩn trên kính trước máy bay, hóa ra đó là tàn dư của cuộc "đụng độ" trên không với vị khách không ngờ Nếu máy bay gặp phải tình huống này thì sau khi hạ cánh sẽ phải làm công tác kiểm tra khá kỹ càng. Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok có chia sẻ một clip ghi lại hình ảnh chiếc cửa máy bay bỗng dưng lại xuất hiện một vết bẩn khá lớn trên cửa trước của chiếc máy bay. Rất nhiều người...