Trung Quốc phát hiện hàng loạt bê bối trong chi tiêu quân sự
Một cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc kéo dài 18 tháng qua đã phát hiện “gian lận trong thời gian dài” trong hoạt động chi tiêu quân sự ở nước này, trong đó có việc nắm giữ trái phép các tài khoản ngân hàng, biển thủ, gian lận thuế và tăng các khoản công tác phí…
Binh sĩ Trung Quốc tập luyện tại thao trường
Quân đội Trung Quốc đang trở thành mục tiêu trọng tâm trong chiến dịch nhổ tận gốc tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo hãng Tân Hoa xã, cuộc điều tra về chi tiêu quân sự đã “nghiêm túc vạch ra những mâu thuẫn và sự gian dối tồn tại đã lâu”. Thông tin về cuộc điều tra cũng được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Cuộc điều tra này đã phát hiện một số đơn vị chi sai ngân sách, thanh toán sai các khoản công tác phí, chi quá nhiều cho hoạt động giải trí, thất thoát quỹ cho cá nhân sử dụng…, hãng Tân Hoa xã đưa tin nhưng không nêu ra con số cụ thể.
Video đang HOT
Các khoản tiền bị biển thủ hoặc chi tiêu không đúng mục đích sẽ được thu hồi và đối tượng nào gây ra sai phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, đã ban hành quy định quản lý chặt chẽ các dự án xây dựng của quân đội, đảm bảo quy trình đấu thầu đơn giản nhưng minh bạch hơn.
Việc tăng cường phòng, chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc diễn ra từ cuối những năm 1990, với nhiều quy định, trong đó có cấm quân nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Theo giới phân tích quân sự, tình trạng quân nhân tham gia các giao dịch thương mại trong nhiều năm gần đây là do thiếu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chính phủ. Trước đó, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã đánh được nhiều “hổ lớn” trong quân đội, như Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn…
Theo_An ninh thủ đô
1/3 công dân EU muốn có quân đội riêng thay thế NATO
Ngày 30-6, hãng thông tấn Sputnik dẫn kết quả một cuộc điều tra dư luận do Trung tâm nghiên cứu ICM tiến hành cho thấy, 1/3 người dân tại Anh, Pháp và Đức cho rằng Liên minh châu Âu nên có quân đội riêng thay vì lệ thuộc vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Trước đó, hồi tháng 3, chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, Liên minh châu Âu cần phải thành lập một quân đội thống nhất của riêng mình để có thể đối phó với những mối đe dọa đối với các quốc gia thành viên EU và các nước láng giềng.
Trung bình, 28% trong tổng số 4.096 người được hỏi ngẫu nhiên từ cuộc điều tra mới nhất này đã bày tỏ mong muốn thành lập một quân đội riêng để bảo vệ các lợi ích của Liên minh châu Âu.
Gần 1/3 công dân EU ủng hộ thành lập quân đội riêng (Ảnh: Trụ sở NATO)
Theo kết quả thăm dò, quan điểm này được chia sẻ bởi 37% số người được hỏi tại Pháp, và 36% số người tại Đức, trong khi tại Anh, chỉ có 19% số người được hỏi là ủng hộ việc thành lập một quân đội EU.
Trong khi đó, tại cả Đức và Anh, không đến một nửa người được hỏi cho rằng họ hài lòng việc việc quân đội NATO triển khai trên lãnh thổ của họ (47% và 48% tương ứng).
Cuộc điều tra dư luận, do ICM tiến hành từ ngày 1 đến ngày 4-5-2015, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ của phương Tây với Nga đang trở nên xấu đi liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine và NATO đang mở rộng về phía Đông.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố Washington có kế hoạch sẽ triển khai các trang thiết bị quân sự tại 7 quốc gia châu Âu trong thời gian tới, trong đó có cả Đức.
Theo_An ninh thủ đô
Mafia Italia có mối quan hệ mật thiết với quan chức cao cấp Australia Kết quả từ cuộc điều tra do 2 hãng truyền thông Australia Fairfax Media và ABC Four Corners thực hiện cho thấy, các chính trị gia từ "bình dân" tới cao cấp ở nước này có mối quan hệ mật thiết với với tổ chức mafia "Ndrangheta của Italia Những lỗ hổng trong hệ thống chính trị Australia đã khiến mafia Italia có...