Trung Quốc nhập khẩu chất bán dẫn cao kỷ lục trong tháng 3.2021
Nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3.3021 trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu.
Một gian hàng trưng bày các thiết bị bán dẫn tại hội chợ thương mại về công nghệ vi mạch tích hợp Semicon China ở Thượng Hải, Trung Quốc hồi tháng 3.2021
South China Morning Post dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, nước này đã nhập khẩu 58,9 tỉ đơn vị bán dẫn, trị giá 35,9 tỉ USD, trong tháng 3.3021. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục tính theo tháng cho loại sản phẩm này.
Trong quý đầu năm nay, tổng nhập khẩu vi mạch (IC) của Trung Quốc đạt 155,6 tỉ đơn vị, trị giá 93,6 tỉ USD, tăng 33,6% so với một năm trước. Để so sánh, tổng lượng nhập khẩu chip quý một trong năm 2020 và 2019 lần lượt là 116,1 tỉ đơn vị và 87,6 tỉ đơn vị.
Video đang HOT
Nhập khẩu vi mạch của Trung Quốc gia tăng giữa lúc toàn cầu đang thiếu trầm trọng chất bán dẫn, khiến các nhà sản xuất chip phải làm việc hết công suất để cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp công nghệ trên thế giới, bao gồm từ lĩnh vực ô tô, điện thoại thông minh cho đến thiết bị gia dụng.
Những dấu hiệu rắc rối đầu tiên xuất hiện vào đầu năm ngoái khi dịch Covid-19 lan rộng. Nhu cầu chất bán dẫn ban đầu giảm do các nhà sản xuất trên khắp thế giới thu hẹp sản xuất, nhưng sau đó đơn hàng tăng lên nhanh chóng khi các nền kinh tế, dẫn đầu là Trung Quốc, dần hồi phục vào giữa năm.
“Chúng tôi thấy một số yếu tố chính làm tăng số lượng nhập khẩu chip của Trung Quốc. Nhiều nhà sản xuất thiết bị gốc ( OEM) đang phòng ngừa rủi ro chính trị và nhiều công ty muốn trữ hàng tồn kho”, Ivan Platonov, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu EqualOcean, nói. Ngoài ra, ông Platonov còn cho biết thêm hầu hết các chip do OEM của Trung Quốc đang dự trữ không thể được sản xuất hàng loại ở đại lục vào lúc này.
Số liệu nhập khẩu chip mới nhất của Trung Quốc được công bố hai tuần sau khi Bắc Kinh quyết định miễn thuế đối với các bộ phận và vật liệu bán dẫn nhập khẩu cho đến năm 2030. Mặt khác, Trung Quốc đang có kế hoạch sử dụng nhiều hơn những loại chip do các công ty bán dẫn trong nước thiết kế và sản xuất vào năm 2025 để giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng do lệnh trừng phạt thương mại từ phía Mỹ. Tuy nhiên, tổng nhập khẩu vi mạch năm 2021 của Trung Quốc “rất có thể sẽ tăng với tốc độ hai con số so với năm ngoái”, ông Platonov dự đoán.
Trong khi đó, tại Washington hôm 12.4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp trực tuyến với hơn 10 giám đốc điều hành từ các công ty công nghệ lớn của Mỹ để giải quyết tình trạng thiếu chip khiến các nhà sản xuất ô tô trên thế giới phải tạm ngưng nhiều hoạt động. Ông Biden đảm bảo về sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với khoản trợ cấp chính phủ trị giá 50 tỉ USD do ông đề xuất cho việc nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn, một phần của sáng kiến nhằm giúp Mỹ định hướng lại và thống trị chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.
Tình trạng thiếu chip toàn cầu giảm dần
Tình trạng thiếu chip toàn cầu cho các sản phẩm tiêu dùng trung cấp đang bắt đầu giảm bớt và sẽ tốt hơn nhiều vào nửa cuối năm nay.
Thị trường thiếu chip đang dần được giải quyết
Theo Reuters, thông tin này được một giám đốc điều hành cấp cao tại nhà cung cấp máy tính cá nhân số 5 thế giới Acer cho biết hôm 6.4. Đây là tin vui trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang ở tình trạng thiếu hụt nặng nề. Từ việc giao xe bị trì hoãn đến sự thiếu hụt nguồn cung thiết bị gia dụng và smartphone đắt tiền hơn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu đang phải đối mặt với gánh nặng của sự thiếu hụt chưa từng có trong vi mạch bán dẫn.
Ban đầu tập trung vào ngành công nghiệp ô tô, sự thiếu hụt hiện đã lan sang một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng khác, bao gồm smartphone, tủ lạnh và lò vi sóng.
Người đứng đầu hoạt động khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Acer Andrew Hou nói với các phóng viên ở Đài Bắc (Đài Loan), kể từ khi vấn đề lần đầu tiên xuất hiện vào quý 4 năm ngoái, chuỗi cung ứng đã bắt tay vào hành động khi các nhà cung cấp làm việc để giải quyết tình hình.
Andrew Hou cho biết ông dự kiến nguồn cung tốt hơn trong quý 2 so với quý 1 năm nay và tình hình trong nửa sau của năm sẽ tốt hơn so với quý 2. Ông nói: "Đó là những gì chúng ta đang thấy vào lúc này".
Sự thiếu hụt bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố khi các nhà sản xuất ô tô không chỉ phải đóng cửa các nhà máy trong đại dịch Covid-19 năm ngoái mà còn phải cạnh tranh với ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng rộng lớn để cung cấp chip.
Người tiêu dùng đã phải mua sắm máy tính xách tay, máy chơi game và các sản phẩm điện tử khác trong thời kỳ đại dịch dẫn đến lượng hàng tồn kho ngày càng eo hẹp. Họ cũng mua nhiều ô tô hơn dự kiến khiến nguồn cung tiếp tục căng thẳng.
Andrew Hou cho biết doanh số bán hàng ở khu vực của ông, không bao gồm Trung Quốc, đang bùng nổ khi các công ty và chính phủ tìm kiếm máy tính xách tay để giúp mọi người học tập và làm việc tại nhà.
Sếp Realme: Giá smartphone sẽ tăng trong năm 2021 vì thiếu nguồn vật liệu Giá smartphone dự kiến sẽ tăng trong năm 2021 này do tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu trầm trọng. Điều này khiến các nhà sản xuất smartphone phải tìm nhiều nguồn cung, thậm chí là đắt đỏ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vài ngày trước, Realme đã ra mắt mẫu smartphone mới hất tại thị trường Trung Quốc với tên...