Trung Quốc ngang nhiên quy hoạch bảo vệ các đảo chiếm đóng ở Trường Sa
Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc ngày 21/7 ra thông báo cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động bảo vệ tại các đảo mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông (Ảnh: CSIS)
Tờ people.cn đưa tin, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) cho hay, để tăng cường hoạt động bảo vệ, khai thác và sử dụng các đảo ở Trường Sa và vùng biển lân cận, SOA sẽ bắt tay vào công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công cộng tại khu vực Biển Đông. SOA sẽ quy hoạch để tăng cường bảo vệ các đảo ở Trường Sa và khu vực biển lân cận trong giai đoạn thực hiện 5 năm lần thứ 13 (2016-2020).
SOA cho biết, sở dĩ Trung Quốc tiến hành quy hoạch tăng cường bảo vệ đảo ở Trường Sa do cơ sở hạ tầng tại các đảo thiếu thốn, không thể đảm nhận nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp và cấp hộ kịp thời trên biển, không đủ năng lực phục vụ công cộng.
Theo quy hoạch, nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý, sử dụng các đảo tại quần đảo Trường Sa và khu vực biển lân cận, SOA chủ yếu thực hiện một số công tác chính như tăng cường hoạt động xây dựng và bảo vệ tại các đảo chiếm đóng, thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học biển, xây dựng các trạm giám sát sinh thái biển trên các đảo…
Video đang HOT
SOA còn thanh minh rằng: “Với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm, Trung Quốc có nghĩa vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng trên các đảo ở Trường Sa, để cung cấp chất lượng các dịch vụ cho các nước láng giềng và các tàu thuyền qua lại tại Biển Đông”.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh đòi các nước ASEAN không được quốc tế hóa mà chỉ giải quyết tranh chấp song phương thông qua đàm phán. Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng các đảo chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm phục vụ ý đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động xây dựng, tôn tạo trên các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam khẳng định các hoạt động của Trung Quốc là vô giá trị, vì quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này.
Hương Giang
Theo People.cn
Tranh cãi quanh bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc và Nhật Bản lại xảy ra tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điều Ngư sau khi Nhật Bản công bố bằng chứng mới cho thấy quần đảo thuộc chủ quyền nước này...
Tờ Thời báo Nhật Bản ngày 17-3 cho biết, Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa công bố trên trang web của mình một bản đồ trong tập bản đồ xuất bản năm 1969 của Chính phủ Trung Quốc, trong đó sử dụng tiếng Nhật để nhắc tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, thay vì tên tiếng Trung.
Bản đồ của chính phủ Trung Quốc sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Yomiuri Shimbun)
Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố, bản đồ (do Cục Khảo sát và Bản đồ quốc gia Trung Quốc xuất bản) là một bằng chứng mới cho thấy, quần đảo nằm tại tỉnh Okinawa là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Bản đồ của Trung Quốc đã sử dụng tên tiếng Nhật "Senkaku" cho quần đảo này, thay vì tên "Điếu Ngư" mà Bắc Kinh hiện đang sử dụng. Tên của hòn đảo Uotsuri, nằm ở cực tây của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng được viết bằng tiếng Nhật.
Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida đánh giá, tấm bản đồ trên rất có giá trị và cho biết, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã cân nhắc việc công khai nó.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố: "Trung Quốc đã thay đổi tên gọi kể từ khi bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Bản đồ này chứng tỏ Trung Quốc đã xem quần đảo thuộc chủ quyền của Nhật Bản và đây sẽ là bằng chứng cho các tuyên bố chủ quyền của Tokio".
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư vào những năm 70 của thế kỷ trước, sau khi một báo cáo chỉ ra rằng các khu vực gần quần đảo này có thể có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác. Cũng kể từ khi đó, Bắc Kinh bắt đầu gọi quần đảo bằng tên Điếu Ngư.
Sự tồn tại của bản đồ trên đã được một nghị sĩ đảng Dân chủ tự do Nhật Bản tiết lộ hồi tháng trước trong cuộc họp của một ủy ban hạ viện, nhưng gần đây Bộ Ngoại giao Nhật Bản mới quyết định công bố sự tồn tại của tấm bản đồ.
Theo hãng tin Kyodo, ngày 17-3, phản ứng về thông tin trên, Trung Quốc đã bác bỏ tấm bản đồ vừa được Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, mặc dù ông chưa nhìn thấy tấm bản đồ này song nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo đó "không thể bị phủ nhận bởi một hoặc hai người dựa trên một vài tấm bản đồ". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: "Nếu cần, tôi có thể cho các bạn xem hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấm bản đồ trong đó đánh dấu rõ ràng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc".
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản, vốn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề lịch sử, đã suy giảm nghiêm trọng vài năm qua do cuộc tranh chấp liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Căng thẳng giữa 2 nước liên quan tới quần đảo tranh chấp này đã gia tăng kể từ tháng 9-2012 sau khi Nhật Bản công bố kế hoạch quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo này. Đến cuối năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao trùm vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Mai Nguyên
Quân đội Nhân dân
Tìm thấy bản đồ Trung Quốc dùng tên tiếng Nhật cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Bộ ngoại giao Nhật Bản cho hay một bản đồ của chính phủ Trung Quốc, được xuất bản hàng chục năm trước, đã sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, thay vì tên tiếng Trung. Bản đồ của chính phủ Trung Quốc sử dụng tên tiếng Nhật cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh:...