Trung Quốc ngăn dòng Mekong từ 31-12, tới ngày 5-1-2021 mới thông báo?
Ủy hội sông Mekong (MRC) và chính quyền Thái Lan hôm nay 6-1 cho biết Trung Quốc đã thông báo về việc ngăn dòng chảy tại đập Cảnh Hồng ở thượng nguồn sông Mekong trong 20 ngày, từ 5 đến 24-1.
Đập Cảnh Hồng (ảnh) chỉ là một trong số ít nhất 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên khu vực thượng nguồn sông Mekong – Ảnh: JAPAN TIMES
Theo Hãng tin Reuters, MRC và Thái Lan cho biết việc thông báo với các nước ở hạ lưu sông Mekong về việc ngăn dòng giữ nước này là một phần của thỏa thuận mới chia sẻ dữ liệu giữa các nước.
Đáng chú ý, Ủy hội sông Mekong và Thái Lan xác nhận thông báo của phía Trung Quốc được đưa ra đúng một ngày sau cảnh báo của hệ thống giám sát Mekong Dam Monitor. Hệ thống giám sát này cho biết Trung Quốc đã không thông báo với các nước ở hạ lưu về việc mực nước sông Mekong sẽ bị giảm bớt từ ngày 31-12-2020.
Video đang HOT
Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu nước với MRC, một tổ chức tư vấn cho các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam về các vấn đề liên quan sông Mekong.
Hơn 60 triệu người dân tại những nước này phụ thuộc vào sông Mekong trong hoạt động đánh bắt và trồng trọt.
Trung tâm Điều phối nước quốc gia Thái Lan hôm nay 6-1 cho biết ngày 5-1, Trung Quốc đã thông báo với Thái Lan về việc đập thủy điện Cảnh Hồng sẽ giảm tỉ lệ xả nước từ 1.904m 3 /s xuống còn 1.000m 3 /s, tương đương mức giảm khoảng 47%, trong thời gian từ ngày 5 đến 24-1.
Phía Trung Quốc nói việc này để phục vụ cho “công tác bảo trì các đường dây truyền tải” trong hệ thống lưới điện của họ.
MRC cũng nói họ đã nhận được thông báo từ chính quyền Trung Quốc cùng ngày 5-1 mặc dù đã phát hiện mực nước giảm lần đầu từ ngày 31-12.
Theo MRC, mực nước sông Mekong chắc chắn sẽ còn giảm khoảng 1,2m và hoạt động đi lại trên sông cũng như đánh bắt thủy sản sẽ bị ảnh hưởng.
MRC cho biết thông báo của Trung Quốc khẳng định dòng chảy “sẽ dần dần được khôi phục mức hoạt động bình thường vào ngày 25-1″, tuy nhiên không nói cụ thể lưu lượng là như thế nào.
Trang Facebook của dự án Mekong Dam Monitor ngày 5-1 cho biết Trung Quốc đã không thông báo với các nước láng giềng vào thời điểm đập Cảnh Hồng bắt đầu ngăn dòng ngày 31-12.
Cũng theo Mekong Dam Monitor, việc ngăn dòng này đã “làm mực nước sông giảm đột ngột 1m phía hạ lưu, có thể ảnh hưởng tới trữ lượng cá”.
Mekong Dam Monitor là một nền tảng trực tuyến mã nguồn mở do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần cùng các nguồn tài trợ bổ sung khác và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12-2020.
Hệ thống giám sát này sử dụng các vệ tinh để theo dõi mực nước tại 11 đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong của Trung Quốc và các đập thủy điện của những nước khác.
Theo Reuters, chính quyền Trung Quốc hiện thời chưa phản hồi về sự việc. Tuy nhiên, trước nay Bắc Kinh vẫn luôn bác bỏ những quan điểm cho rằng các đập thủy điện của họ ở thượng nguồn Mekong gây hại cho các nước ở hạ lưu.
'Que diêm' châm ngòi cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Thái Lan
Em gái nhà hoạt động Thái Lan đã mất tích trong thời gian ở Campuchia tin rằng vụ bắt cóc của anh trai cô đã châm ngòi phong trào ủng hộ dân chủ ở Thái Lan.
Theo tờ South China Morning Post ngày 29-10, em gái một nhà hoạt động Thái Lan đã mất tích trong thời gian ở Campuchia tin rằng vụ bắt cóc của anh trai cô đã châm ngòi phong trào ủng hộ dân chủ chống lại chính phủ không được lòng dân của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha.
Biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP
Vào tháng 6, hình ảnh từ một camera an ninh cho thấy anh Wanchalerm Satsaksit (37 tuổi) bị kéo vào một chiếc xe tải trên đường phố Phnom Penh vào ban ngày và không ai nhìn thấy anh kể từ đó. Các nhóm hoạt động nhân quyền đã kêu gọi Campuchia và Thái Lan điều tra vụ việc.
Sau khi mất tích, anh tiếp tục đăng các bài viết châm biếm chống lại chính phủ của ông Prayuth từ nước ngoài lên mạng xã hội, làm dấy lên nghi ngờ rằng anh bị bắt cóc.
Những tấm áp phích với hình ảnh anh đang tươi cười và giơ biểu tượng phản đối - một kiểu chào bằng ba ngón tay từ bộ phim The Hunger Games đã xuất hiện trong những tháng gần đây tại các cuộc mít tinh lớn đòi cải cách chính phủ và chế độ quân chủ của Thái Lan.
Em gái của anh - cô Sitanan Satsaksit trong lúc nói chuyện với các sinh viên đại học tại một diễn đàn nhân quyền vào tối 28-10, đã cương quyết khẳng định rằng chính quyền Thái Lan biết điều gì đó về sự mất tích của anh trai cô. Tuy nhiên, các quan chức Thái Lan kiên quyết phủ nhận tuyên bố của cô và phía Campuchia cho biết họ không có thông tin về việc này.
"Nhà nước có liên quan đến sự mất tích của anh ấy và tôi đã nói điều này nhiều lần" - cô Sitanan nói.
Hiện hashtag "Giải cứu Wanchalerm" đang được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội Thái Lan không chỉ liên quan các tin tức về sự biến mất của nhà hoạt động mà còn được sử dụng để khuếch đại các tuyên bố về sự đàn áp của nhà nước.
Tám nhà hoạt động lưu vong nổi tiếng khác đã mất tích kể từ khi ông Prayuth lần đầu tiên lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2014. Thi thể của hai người trong số họ trốn sang Lào đã được tìm thấy vào tháng 1-2019 trên sông Mekong trong tình trạng bị mổ bụng và nhét đầy đá.
Cô Sitanan nói: "Nhiều người thậm chí không biết anh trai tôi nhưng họ đến để phản đối vì họ nghĩ những gì đã xảy ra với anh ấy thật tàn nhẫn. Họ muốn có câu trả lời rõ ràng để không ai khác phải chịu đựng như vậy".
Đối mặt với việc các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng và những người biểu tình phớt lờ tình trạng quy định khẩn cấp cấm tụ tập, chính quyền Thái Lan đã đồng thời sử dụng các biện pháp như phun vòi rồng và bắt giữ hàng loạt các nhà lãnh đạo biểu tình. Tuy nhiên, Bangkok vẫn cho phép phong trào đường phố ôn hòa tiếp tục.
Hôm 28-10, ông Prayuth đã nói chuyện với các phóng viên sau một phiên họp Quốc hội đặc biệt để thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra.
Trả lời các phóng viên, ông nói rằng ông có thể đáp ứng một trong ba yêu cầu của những người biểu tình là sửa đổi các yếu tố của hiến pháp được soạn thảo dưới điều lệ của quân đội. Nhưng ông đã từ chối từ chức và không bình luận về những lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ lập hiến.
Đội ngũ bán rong được ví như tình báo Mỹ Những người bán hàng rong ở Bangkok được ví như điệp viên của CIA, luôn có mặt đầu tiên tại hiện trường biểu tình. Các nhóm biểu tình thường giữ bí mật về địa điểm tới phút chót trong nỗ lực qua mặt chính quyền Thái Lan. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra mình thường có mặt thứ hai ở hiện trường,...