Trung Quốc: Mỹ tái thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines
Mỹ có thể đã bí mật tái triển khai sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin.
Tàu sân bay Mỹ tịa Vịnh Subic.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III gần đây cho biết ông sắp hoàn thành một thỏa thuận nhằm tăng cường số lượng các binh sĩ Mỹ được phép vào Philippines.
Mỹ đã chính thức chấm dứt sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines sau khi đóng cửa căn cứ hải quân Vịnh Subic vào năm 1991 và kể từ đó chỉ duy trì luân phiên khoảng 400 quân tại quốc gia Đông Nam Á mỗi năm để trợ giúp các hoạt động chống khủng bố, theo các nguồn tin chính phủ.
Tuy nhiên, sau một cuộc điều tra tại Vịnh Subic, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc giờ đây cho hay một khu vực thương mại và công nghiệp được biết tới là Khu cảng tự do Vịnh Subic đang chuẩn bị cho sự trở lại thường trực của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Tờ báo đã quan sát thấy các nhà kho lớn màu xám, các nhà máy điện, các đường ống và các vũng tàu đậu tại khu vực Vịnh Subic. Tất cả dường như sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự nhưng quá lớn và đắt đỏ đối với hải quân Philippines.
Các nguồn tin khẳng định các cơ sở của căn cứ hải quân cũ giờ đây đang được một công ty nước ngoài bí ẩn điều hành, vốn được cho đang chuẩn bị để hải quân Mỹ trở lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Theo các cuộc đàm phán hiện thời giữa 2 nước, Philippines có thể cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ trong đó có Vịnh Subic.
Chủ một cửa hàng lưu niệm tại Vịnh Subic cũng nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng ông đã nhận được email từ các quan chức hải quân Mỹ nói rằng họ sẽ trở lại Philippines sớm nhất là vào năm 2014.
Những nguồn tin khác thì cho biết quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện bí mật tại Vịnh Subic trong nhiều năm qua. Một doanh nhân địa phương nói có một khu vực dọc vịnh bị cấm đối với cả quân đội Philippines trong 3 năm qua và sự chất là một căn cứ do thám tàu ngầm bí mật của hải quân Mỹ.
Một giáo sư tại khoa chính trị từ Đại học Philippines nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng quân đội Mỹ đã trở lại thường trực tại Vịnh Subic và đang dần trở lại căn cứ không quân Clark cũ tại tỉnh Pampanga, nằm cách thủ đô Manlia khoảng 60 km về phía tây bắc.
Tổng thống Philippines Aquio cũng mở cửa 25 sân bay và căn cứ hải quân của nước này để cho phép hải quân Mỹ ra và vào tự do, nguồn tin trên nói thêm.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Singapore "cấm cửa" tàu hải quân Indonesia
Singapore đã ra lệnh cấm chiến hạm mang tên KRI Usman Harun của Indonesia cập cảng nước này, đồng thời cũng không tham gia bất cứ hoạt động chung nào có sự hiện diện của nó.
Ngày 18-2, phát biểu tại một phiên họp quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố, nước này sẽ không cho phép chiếc tàu chiến KRI Usman Harun của Indonesia (vốn được đặt theo tên của 2 lính thủy đánh bộ đã đánh bom tòa nhà MacDonald của Singapore năm 1965) được cập cảng hải quân nước này.
Chiến hạm của hải quân Indonesia
Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang của Singapore (SAF) cũng sẽ không tham gia các cuộc diễn tập quân sự với chiếc tàu chiến KRI Usman Harun.
Ông Ng Eng Hen cho biết Bộ Quốc phòng Singapore "hết sức thất vọng và không thể giải thích được cách đặt tên cho chiếc tàu này của Indonesia". Ông còn cho rằng sự hiện diện của tàu KRI Usman Harun trên biển giống như một "lời nhắc nhở thường xuyên về cuộc xâm lược và tội ác tàn bạo của hải quân Indonesia đối với những người dân vô tội Singapore cùng với gia đình của họ".
Trước đó, phía Singapore cũng đã hủy bỏ lời mời đoàn quan chức quốc phòng cấp cao Indonesia, bao gồm bộ trưởng, tư lệnh các lực lượng vũ trang và tư lệnh các binh chủng, tới tham dự triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014.
Chiếc tàu KRI Usman Harun của hải quân Indonesia được đặt theo tên của 2 lính thủy đánh bộ Indonesia là Usman Haji Mohamed Ali và Harun Said, những người đã thực hiện vụ đánh bom vào tòa nhà MacDonald năm 1965 làm 3 dân thường thiệt mạng và 33 người khác bị thương.
Hai người này bị kết tội và treo cổ tại Singapore vào năm 1968, bất chấp lời xin khoan hồng của tổng thống Indonesia lúc đó là Suharto. Cả hai người lính này đã được tôn vinh là những người anh hùng ở Indonesia.
Mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng cho đến khi thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu thăm Indonesia vào năm 1973 và đến đặt vòng hoa lên mộ của hai lính thủy đánh bộ này.
Theo ANTD
Trung Quốc phá vỡ "cấm kỵ" về tranh hoạt họa nguyên thủ Bộ tranh hoạt họa mô phỏng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bộ tranh đầu tiên như vậy về ông được truyền thông nhà nước đăng tải, đã gây ra các cuộc thảo luận về quan điểm mới đối với việc đăng tải hình ảnh của ban lãnh đạo tối cao nước này. Một bức hoạt họa mô phỏng chân dung Chủ...