Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở Caribbe, Mỹ “đứng ngồi không yên”
Trung Quốc đang tài trợ các thiết bị an ninh cho lực lượng cảnh sát và quân đội ở khắp các nước thuộc khu vực Caribbe và xây dựng một mạng lưới các trung tâm văn hóa Trung Quốc.
Ngoài ra, nước này còn vận chuyển một số lượng lớn các bộ kit xét nghiệm, khẩu trang và máy thở đến khu vực này để giúp chính phủ các nước ứng phó với đại dịch Covid-19. Những sáng kiến này là một phần trong những nỗ lực âm thầm nhưng quyết đoán của Trung Quốc trong vài năm gần đây để mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực Caribbe thông qua các khoản tài trợ và cho vay của chính phủ, đầu tư từ các công ty Trung Quốc và những nỗ lực ngoại giao, an ninh, văn hóa.
Tuy nhiên, trong khi các chính phủ trong khu vực vui mừng trước sự quan tâm của Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Donald Trump lại lo lắng và hoài nghi trước sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc và khả năng Trung Quốc thách thức ảnh hưởng của Washington trong khu vực.
Thị trường Caribbe tương đối nhỏ và hầu hết các nước đều thiếu nguồn dự trữ khoáng sản và nguyên liệu thô khác, một điều thu hút sự chú ý của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, khu vực này nắm giữ tầm quan trọng chiến lược vì là trung tâm hậu cần, ngân hàng và thương mại và có thể nắm giữ giá trị an ninh lớn trong một cuộc xung đột quân sự do nằm gần Mỹ.
Trung Quốc đang tăng cường tầm ảnh hưởng tại khu vực Caribbe. Ảnh: Reuters
Nỗ lực của Trung Quốc tại Caribbe là một phần chiến lược toàn cầu của nước này để tạo dựng các mối quan hệ kinh tế sâu sắc và quan hệ ngoại giao bền chặt vòng quanh thế giới, một phần thông qua việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng.
Ngoài ra, một động lực quan trọng đối với chiến lược Caribbe của Trung Quốc là thu hút các nước chính thức công nhận Đài Loan thay vì Trung Quốc. Giáo sư Richard Bernal tại trường ĐH Tây Ấn ( Jamaica) kiêm cựu đại sứ Jamaica tại Mỹ cho biết hầu hết các quốc gia này đều nằm ở Caribbe và Mỹ Latin.
Sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực Caribbe diễn ra vào thời điểm các nước trong khu vực cần sự giúp đỡ để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vì là các nước có thu nhập trung bình nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ để phát triển và xây dựng.
Video đang HOT
Theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Đối thoại Liên Mỹ có trụ sở tại Washington, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp tổng cộng hơn 6 tỉ USD cho các khoản vay lãi suất thấp trong 15 năm qua. Các khoản vay này được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và các sáng kiến khác ở các nước vùng Caribbe.
Trung Quốc còn mở rộng tầm ảnh hưởng ở Caribbe thông qua hợp tác an ninh, bao gồm việc tài trợ thiết bị cho các lực lượng quân đội và cảnh sát, đồng thời triển khai các dự án tiếp cận văn hóa, ví dụ như mở rộng mạng lưới Viện Khổng Tử. Các học viện này cung cấp chương trình giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa nhưng lâu nay vướng phải cáo buộc tuyên truyền cho chính phủ Trung Quốc.
Đại dịch Covid-19 đã giúp Trung Quốc củng cố hơn nữa các mối quan hệ này bằng cách tặng hoặc bán thiết bị bảo hộ cá nhân. Động thái này được gọi là “ngoại giao khẩu trang”. Hồi tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng cam kết sẽ cung cấp khoản vay vắc-xin trị giá 1 tỉ USD cho các nước vùng Caribbe và Mỹ Latin.
Kamala Harris - niềm hy vọng tái định hình vai trò phó tổng thống Mỹ
Đảng Dân chủ tin rằng Kamala Harris có thể kế nhiệm Joe Biden, tổng thống Mỹ nhiều tuổi nhất khi nhậm chức, nếu ông chỉ phục vụ một nhiệm kỳ.
Kamala Harris được xem là chính trị gia quyền lực nhất trong vai trò Phó Tổng thống Mỹ kể từ thời Dick Cheney. Harris, 56 tuổi, được coi là phe Dân chủ coi là ứng viên tiềm tàng cho chức tổng thống bởi họ tin rằng, Biden, người sẽ bước sang tuổi 78 trong vài tuần tới, sẽ chỉ có thể làm tổng thống trong một nhiệm kỳ.
Nếu điều đó xảy ra, Harris sẽ đóng vai trò đặc biệt trong việc bắt đầu lên lộ trình cho cuộc bầu cử tổng thống của đảng Dân chủ năm 2024 khi bà đóng vai trò Phó Tổng thống cho Biden.
Kamala Harris phát biểu tại Philadelphia, Pennsylvania ngày 2/11. Ảnh: Reuters.
Việc chỉ định Harris làm người cùng tham gia tranh cử với Biden còn có một lý do khác: Bà là người phụ nữ da màu đầu tiên của một chính đảng chạy đua vào Nhà Trắng. Người phụ nữ sinh trưởng tại bang California thường mô tả về ảnh hưởng từ xuất thân của bà đến việc định hình niềm tin chính trị và đam mê bảo vệ bình đẳng sắc tộc.
Lịch sử gia đình cũng mang đến cho bà một mối liên hệ cá nhân bất thường với nước Anh: Người mẹ Ấn Độ và người cha Jamaica của bà đều lớn lên dưới sự đô hộ của thực dân Anh. Dầu vậy, cả bố và mẹ của Harris đều quyết định không học tập tại Anh mà thay vào đó chọn nhập cư vào Mỹ.
Mẹ của Harris, Shyamala Gopalan theo học tại trường Đại học Lady Irwin - một trong những viện đào tạo khoa học hàng đầu do người Anh thành lập ở New Delhi và bà ước mơ được tiếp tục nghiên cứu khoa học sâu hơn. Tuy nhiên, không như Anh và Ấn Độ, Mỹ mang đến cho bà cơ hội nghiên cứu về hóa sinh và bà đã quyết định theo học Đại học California ở Berkeley.
Trong khi đó, ở Jamaica, Donald Harris, người giành được một học bổng danh tiếng từ chính quyền thực dân Anh đã lựa chọn không theo truyền thống sử dụng số tiền này để theo học ở Anh.
Ảnh hưởng của Anh đến xã hội Jamaica, đặc biệt là hệ thống giáo dục đã khiến ông mất đi sự hứng khởi. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông đã chỉ ra ảnh hưởng rõ rệt đó qua bài hát "Rule, Britannia" (Nước Anh thống trị).
"Hãy đọc ca từ của bài hát, bạn sẽ phải kinh ngạc", ông chia sẻ trên New York Times và mô tả về cái mà ông gọi là "sự cứng nhắc, khắt khe của của những nghi thức, lễ nghi và đẳng cấp xã hội".
Thay vì thế, Donald Harris bị hấp dẫn bởi các phong trào giải phóng dân quyền ở Berkeley vào thời điểm đó. Nước Mỹ, như ông chia sẻ với New York Times, là "một xã hội phức tạp nhưng sống động với sự biến động liên tục về chủng tộc và sắc tộc".
Kamla Harris (hàng trước, giữa) cùng ông bà ngoại, bố mẹ và em gái chụp năm 1972. Ảnh: Chiến dịch của Biden.
Gopalan và Donald Harris gặp nhau khi các thành viên của một nhóm tri thức nhóm họp tại Berkeley trong những năm 1960 - giai đoạn cao trào của phong trào đòi dân quyền tại Mỹ.
"Em gái và tôi thường đùa rằng chúng tôi lớn lên giữa một nhóm những người trưởng thành dành cả ngày để đi tuần hành và hò hét về thứ gọi là công lý", Kamala Harris hào hứng chia sẻ về bước đầu làm quen với các phong trào dân quyền.
Niềm cảm hứng để Harris tham gia hoạt động chính trị còn đến từ bà ngoại, người bà thường xuyên đến thăm tại Ấn Độ khi còn thanh niên. Bà PV Gopalan là một nhân viên dân sự làm việc dưới chế độ cai trị của Anh tại Ấn Độ trong những năm 1930.
Trong cuốn tự truyện "The Truths We Hold" (Những sự thật chúng tôi nắm giữ), Harris đã mô tả việc bà ngoại đã "bí mật tham gia phong trào giành độc lập cho Ấn Độ" như thế nào.
"Từ ông bà ngoại, mẹ tôi đã học được rằng, phục vụ người khác đem lại ý nghĩa và mục đích cho cuộc đời và từ mẹ tôi... tôi cũng học được điều tương tự", Harris viết.
Khi còn là một đứa trẻ, Harris thường theo ông ngoại đi dạo dọc bờ biển ở Chennai và được ông chia sẻ về quan điểm xây dựng một nền dân chủ cũng như những câu chuyện về việc chống lại ách đô hộ của thực dân Anh.
"Khi còn là một bé gái, ông ngoại tôi thường đưa tôi đi dạo buổi sáng ở Ấn Độ, nơi ông sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc đấu tranh vì dân chủ và dân quyền. Cam kết đó cùng với cuộc chiến đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn sống mãi trong tôi cho đến ngày hôm nay", Harris chia sẻ trên Twitter.
"Ông ngoại tôi là một người bảo vệ cho tự do tại Ấn Độ. Những cuộc đi dạo dọc bờ biển Ấn Độ thực sự đã khơi gợi điều gì đó trong tâm trí tôi và dẫn tôi tới chính tôi ngày hôm nay", Harris nói trong một video vận động tranh cử.
Trong chiến dịch tranh cử đầu tiên với tư cách ứng viên phó tổng thống, Harris đã nói thêm rằng công lý sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào "mỗi thế hệ người Mỹ tiếp tục tuần hành".
Tuy nhiên, Harris cũng bác bỏ ý nghĩ cho rằng, tầm nhìn chính trị của bà là tự do cấp tiến. "Tôi không tìm cách tái cấu trúc xã hội. Tôi chỉ cố gắng quan tâm đến những vấn đề khiến mọi người bật mình thức giấc lúc nửa đêm", Harris chia sẻ hồi năm 2019.
Cược hơn 5 triệu USD cho Trump tái đắc cử Một cựu giám đốc ngân hàng Anh đã cược hơn 5 triệu USD cho Tổng thống Mỹ Donald Trump với hy vọng ông sẽ tái đắc cử. Doanh nhân giấu tên đang sống ở nước ngoài đã đặt khoản tiền cược 3,9 triệu bảng Anh (hơn 5 triệu USD) cho một nhà cái ở Cuarcao, Caribbe. Khoản tiền cược của người này được...