Trung Quốc lại biện bạch, tố ngược Mỹ “gây rối” trên Biển Đông
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ ngày 14/5 đã lên tiếng cáo buộc Mỹ áp đặt tiêu chuẩn kép, khi chỉ trích Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, và cảnh báo Washington không được can dự vào tình hình khu vực.
Một bức ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 3 cho thấy tàu Trung Quốc đang bồi đắp ồ ạt bãi đá Vành Khăn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa (Ảnh: AFP)
Tuyên bố trên được ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
“Ai mới là người đang gây căng thẳng trên Biển Đông?” ông Thôi đặt câu hỏi. “Trong vài năm qua, Mỹ đã can dự vào một cách rất rõ ràng. Liệu họ đang giúp ổn định tình hình hay khiến mọi thứ càng thêm lộn xộn? Thực tế đều đã rõ”.
Phát biểu của ông Thôi được đưa ra sau khi các quan chức Mỹ ngày thứ Ba cho biết Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều máy bay quân sự và tàu chiến đến đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tích cực bồi đắp trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Đáp lại, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này “cực kỳ quan ngại” và yêu cầu phía Mỹ làm rõ.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc tại Mỹ hôm thứ Tư, ông Thôi nói một số nước trong khu vực đã bồi lấn trên các bãi đá mà Bắc Kinh cho rằng thuộc về nước mình từ lâu, nhưng Mỹ lại không hề đề cập.
“Rất nhiều điều trên thế giới này không thể dựa vào sự phô trương vũ lực để giải quyết và tâm lý sẵn sàng sử dụng vũ lực thời “chiến tranh Lạnh” giờ đã lỗi thời”, ông Thôi nói.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia quân sự và hàng hải của Trung Quốc, nước này sẽ không giảm tốc độ xây dựng đảo nhân tạo ngay cả khi Lầu Năm Góc điều máy bay do thám và tàu chiến vào khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng.
“Ngược lại, bước đi quyết liệt của Washington sẽ chỉ càng khiêu khích thêm Bắc Kinh đẩy nhanh các dự án mở rộng đảo tại Biển Đông”, Wang Hanling, một chuyên gia các vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc nhận định.
“Sự can thiệp nóng vội của Washington cho thấy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cần gấp rút xây dựng các căn cứ trên vùng biển tranh chấp, để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”.
Chuyên gia hải quân Li Jie từ Bắc Kinh thì nhận định Trung Quốc không thể ngừng hoạt động xây lấn đảo trên Biển Đông, do đây là một phần trong các hành động thực chất của họ nhằm khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc đến nay vẫn tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng, với ước tính 5000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, đảo Đài Loan và Brunei đều có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một phần vùng biển này.
Thanh Tùng
Theo SCMP
Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc điều tàu xâm phạm lãnh hải
Sáng ngày 30/4, Trung Quốc đã điều 3 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, động thái dường như nhằm trả đũa việc Mỹ và Nhật Bản thắt chặt hơn quan hệ hợp tác quốc phòng.
Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (Ảnh: PressTV )
Trong thông báo đưa ra trưa ngày 30/4, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư).
Ba tàu này được xác định thuộc phiên chế của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc, lần lượt mang số hiệu Hải cảnh 2101, 2102 và 2307.
Thời điểm 3 tàu trên tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản là vào khoảng 10 giờ sáng theo giờ địa phương (12 giờ cùng ngày ở Việt Nam). Các tàu trên đã cố tình đi vào lãnh hải Nhật Bản bất chấp cảnh báo của tàu tuần tra JCG, yêu cầu họ không được tiếp cận vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản kể từ ngày 17/4 và là lần thứ 12 trong năm nay.
Đặc biệt, động thái này diễn ra ngay sau khi Mỹ và Nhật Bản công bố định hướng hợp tác quốc phòng mới hôm 28/4, theo đó sẽ trao quyền chủ động lớn hơn cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong việc phối hợp với lực lượng Mỹ ở nước ngoài để ứng phó tốt hơn với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ có quyền tham gia vào các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, chống chiến tranh mạng, chiến tranh vũ trụ, bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi "quyền phòng vệ tập thể".
Trong bài phát biểu lịch sử tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ về định hướng hợp tác quốc phòng mới, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định liên minh an ninh mới với Mỹ không chỉ bao trùm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn cả khu vực Ấn Độ Dương.
"Thông qua việc Nhật Bản và Mỹ hợp tác với nhau, chúng tôi muốn đảm bảo hòa bình và ổn định trong một khu vực trải dài từ châu Á - Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương", nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh.
Cũng theo ông, sự thay đổi định hướng hợp tác quốc phòng là rất cần thiết vì môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng khắc nghiệt, ám chỉ đến sự hiện diện ngày càng tăng của các lực lượng quân sự Trung Quốc tại hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các chuyên gia cho rằng, với định hướng hợp tác quốc phòng mới, nhiều khả năng Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh ở Biển Đông, trong đó có việc cùng tiến hành tuần tra chung.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Chiến hạm Mỹ chạm trán tàu khu trục Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa Trong lúc đang tuần tra tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa ngày 11/5, tàu chiến ven biển lớp Freedom của hải quân Mỹ USS Fort Worth bị một tàu khu trục nhỏ gắn tên lửa dẫn đường Trung Quốc đeo bám. Tàu tác chiến ven biển USS Forth Worth (LCS-3) của hải quân Mỹ. (Ảnh: WCT) Tờ Want China Times (Đài...