Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ món ‘kẹo sáp’
Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ món “ kẹo sáp” – loại đồ ăn nhẹ phổ biến ở nước này và một số quốc gia châu Á khác, bởi lo ngại về an toàn thực phẩm.
Món kẹo sáp đã trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây. Ảnh: ooodles.space
Kẹo sáp nhiều màu sắc bắt mắt có nguyên liệu chính là sáp ong và siro. Loại kẹo ngọt này đang thịnh hành trong thời gian gần đây, và phổ biến do được quảng bá nhiệt tình trên mạng xã hội. Người ăn sẽ nhai các viên kẹo để thưởng thức siro lỏng bên trong, phần vỏ kẹo không thể nuốt được.
Nhưng tình trạng thiếu nhãn mác phù hợp như ngày sản xuất, chứng nhận chất lượng và thông tin chi tiết về nhà sản xuất đã khiến các cơ quan an toàn thực phẩm quan tâm. Có 6 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có Cam Túc, Hồ Bắc và Tứ Xuyên, đang quản lý chặt chẽ hơn món ăn xu hướng này. Cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành kiểm tra tại chỗ các doanh nghiệp và tịch thu sản phẩm không đủ tiêu chuẩn.
Video đang HOT
Tờ China Daily đưa tin, tại huyện Du Trung, tỉnh Cam Túc, lực lượng chức năng đã kiểm tra 68 cơ sở kinh doanh quanh trường học vào cuối tuần qua. Hơn một nửa đã được lệnh phải bỏ kẹo sáp khỏi kệ hàng và gần 100 hộp kẹo bị tịch thu.
Các thành phố khác đã ban hành cảnh báo sức khỏe cho người tiêu dùng, nêu rõ rằng mặc dù sáp ong sử dụng để làm kẹo không độc hại, nhưng một số nhà sản xuất đã dùng sáp kém chất lượng hoặc sáp công nghiệp có khả năng gây nguy hiểm sức khỏe.
Món kẹo sáp sản xuất tại Trung Quốc cũng gây chú ý ở những nơi khác. Các cơ quan quản lý thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) đã mở một cuộc điều tra vào giữa tháng 9 vì lo ngại về an toàn. Cơ quan y tế Đài Loan thông báo rằng các sản phẩm kẹo sáp là bất hợp pháp bởi chưa được cấp phép nhập khẩu.
Thái Lan đã có hành động tương tự vào tháng 12 năm ngoái, cảnh báo người dân không mua và tiêu thụ kẹo sáp đồng thời yêu cầu các nền tảng mua sắm trực tuyến ngừng bán sản phẩm này.
An toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc mặc dù chính phủ đã nỗ lực xử lý. Vào tháng 9, Trung Quốc điều tra hoạt động sản xuất kỷ tử sau khi truyền thông tiết lộ rằng các thương gia địa phương đã sử dụng hóa chất độc hại để giữ màu đỏ tươi cho sản phẩm này.
Vào tháng 7, một vụ bê bối khác khiến dư luận “dậy sóng” khi truyền thông địa phương tiết lộ rằng xe bồn vận chuyển dầu ăn ngay sau khi vận chuyển hóa chất. Bồn chứa không hề được làm sạch giữa các lần vận chuyển. Các công ty vận tải hành động như vậy để tiết kiệm chi phí.
Động đất tại Trung Quốc: Hỗ trợ khôi phục giáo dục cho học sinh vùng thảm họa
Toàn bộ học sinh lớp 12 ở huyện Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc sẽ được chuyển đến một trường học mới cách đó hơn 40 km.
Biện pháp này nhằm nhanh chóng hỗ trợ khôi phục công tác giáo dục tại địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề trong thảm họa động đất kinh hoàng hôm 18/12 vừa qua.
Một lớp học dã chiến tại khu vực chịu ảnh hưởng của động đất ở huyện Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, ngày 25/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quyết định của Sở Giáo dục huyện công bố ngày 28/12, huyện Tích Thạch Sơn có 3 trường trung học phổ thông, trong đó có 1.498 học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 6 tới. Toàn bộ số học sinh này sẽ được chuyển đến Trường Dạy nghề Kỹ thuật Linxia trước ngày 30/12.
Trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra đêm 18/12 tại thị trấn Liugou, cách huyện Tích Thạch Sơn thuộc châu Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc khoảng 8 km, đã khiến hàng trăm người thiệt mạng, nhiều công trình đổ sập hoặc hư hỏng nghiêm trọng.
Do ảnh hưởng của trận động đất, tất cả học sinh trung học phổ thông ở Tích Thạch Sơn bắt đầu học trực tuyến từ ngày 22/12, trong khi các trường tiểu học và trung học cơ sở trở lại học trực tuyến hoặc trực tiếp từ ngày 25/12. Trong tuần này, một số trường được xác định là an toàn cũng bắt đầu cho học sinh quay lại lớp học.
Việc chuyển các em học sinh cuối cấp đến học tại địa phương khác nhằm đảm bảo cho các em môi trường học tập tốt hơn, thuận lợi cho việc ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.
Tỉnh Cam Túc dựng hơn 11.000 nhà tạm cho người dân lánh nạn do động đất Tính đến ngày 26/12, nhà chức trách Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng 11.000 ngôi nhà tạm cho người dân ở tỉnh Cam Túc phải di dời do ảnh hưởng của trận động đất ngày 18/12. Khu nhà tạm cho người dân mất chỗ ở do trận động đất ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, ngày 27/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN Tỉnh Cam Túc...