Trung Quốc: Không gian mạng 2014 cạnh tranh gay gắt và xung đột quốc gia
Nhóm công tác an ninh mạng Mỹ-Trung trong tháng 12 đã có một cuộc gặp gỡ. Không có báo cáo nào về những gì được thảo luận hoặc những vấn đề tiến bộ hơn nhằm giảm nghi ngờ giữa hai bên.
Tuy nhiên, một số bài báo gần đây cho thấy rằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Thậm chí ở Trung Quốc, báo chí nước này còn nhìn nhận không gian mạng đang trở nên ngày càng thù địch và nguy hiểm.
CCID Think Tank, một công ty tư vấn có nguồn gốc từ Bộ Công nghiệp Điện tử Trung Quốc cũ, vừa qua đã phát hành một dự báo cho năm mới, trong đó mô tả một năm 2014 với xu hướng đầy ảm đạm:
Nguy cơ xung đột toàn cầu đang gia tăng: Cuộc chiến giữa các hacker (những kẻ tấn công mạng) Malaysia và Philippines, các cuộc tấn công của lực lượng quân đội điện tử Syria, Mỹ mở rộng Lực lượng không gian mạng, và NSA tiết lộ tất cả các bằng chứng về các vụ va chạm lớn trên internet.
Rào cản thương mại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT): Hoa Kỳ chỉ là trường hợp nổi bật nhất của việc sử dụng lý do an ninh quốc gia để “ngăn chặn toàn bộ ngành công nghiệp CNTT của Trung Quốc”. Úc, Anh, Ấn Độ, và Canada cũng đã sử dụng mối quan tâm an ninh để ngăn chặn các sản phẩm Trung Quốc.
Các nước phương Tây sẽ tăng cường ngăn chặn nội dung Internet đến từ Trung Quốc: Các nước có thể sử dụng internet để kiềm chế Trung Quốc thông qua báo cáo công khai các cuộc tấn công của nước này trên các phương tiện truyền thông và các công ty công nghệ của Mỹ. Các cuộc tấn công như vậy được gọi là “lý thuyết mối đe dọa mạng từ Trung Quốc”. Ngoài ra, thông qua các nỗ lực ngoại giao với các đồng minh, Mỹ sẽ tăng cường ngăn chặn sự phát triển của CNTT Trung Quốc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Thiếu tướng Wu Jiangxing, người đứng đầu trường Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân đội Trung Quốc nói rằng: “Khoảng cách là Trung Quốc không có bất cứ đội quân không gian mạng nào, trong khi Hoa Kỳ đã thiết lập hẳn một lực lượng lính mạng, chắn chắn sẽ có các đơn vị chiến tranh mạng”.
Video đang HOT
Tác động của các sự kiện an ninh mạng sẽ tăng cao: Thiệt hại do tội phạm mạng sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến nhiều người, sẽ có nhiều cuộc tấn công hơn vào các phương tiện truyền thông, và quy mô của các nhóm tội phạm có tổ chức đang gia tăng.
Công nghệ mới là mối đe dọa mới: Nổi bật nhất là điện toán đám mây, mạng internet của mọi thứ, di động, và các dữ liệu lớn.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thiếu tướng Wu Jiangxing, người đứng đầu trường Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân đội Trung Quốc, cho rằng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc thì “sự minh bạch đã trở thành một thực tế nghiệt ngã cho đất nước của chúng tôi. Không thể có được sự minh bạch mà chúng ta muốn, nhưng trong đó chúng tôi minh bạch”.
Báo cáo của CCID cũng dành rất nhiều thời gian phân tích về khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và phương Tây, thông qua đó chỉ ra một vết nứt rất quan trọng, giữa” khả năng tấn công và phòng thủ trong không gian mạng”. Thiếu tướng Wu tuyên bố: “Khoảng cách là Trung Quốc không có bất cứ đội quân không gian mạng nào, trong khi Hoa Kỳ đã thiết lập hẳn một lực lượng lính mạng, chắn chắn sẽ có các đơn vị chiến tranh mạng”.
Báo cáo của CCID và phần trả lời phỏng vấn của Thiếu tướng Wu đã đưa ra một số gợi mở cho Trung Quốc cách để đáp ứng với thực tế. Đó là sự đổi mới và phát triển công nghệ rất quan trọng. Theo ông Wu, chỉ có trò chơi thay đổi công nghệ mới tạo ra tính cách mạng có thể đảo ngược sự minh bạch của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các khung thể chế, luật pháp, chính sách và phải được phát triển. Báo cáo CCID đề cập đến sự phát triển của khả năng phòng thủ và tấn công chủ động.
Thiếu tướng Wu cũng nói về sự cần thiết phải “thực hiện phòng thủ chủ động có biện pháp chống trả”, nhưng sau đó, trong cuộc phỏng vấn, ông đã sử dụng ngôn từ khôn khéo hơn, rằng: “Chúng ta phải tiếp tục chiến đấu lần lượt để đối phó với hệ thống này”. Báo cáo CCID cũng muốn Trung Quốc đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy khái niệm về chủ quyền quốc gia trong không gian mạng trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc.
Dĩ nhiên, ở đây chỉ có hai tiếng nói, và có những người khác muốn nhấn mạnh tính chất xuyên quốc gia về an ninh mạng và nhu cầu hợp tác quốc tế. Những quan điểm này cần phải đạt được sự thống nhất và thúc đẩy từ cả Bắc Kinh lẫn Washington, nếu không, những gì Thiếu tướng Wu đã nói sẽ là lời nói cuối cùng được nghe thấy: “Không gian mạng đã trở thành một lĩnh vực của cuộc đấu tranh dữ dội, và nhà nước, chính phủ và quân đội phải có biện pháp đặc biệt để tăng cường an ninh cho nó”.
Theo Infonet
Việt Nam sẽ mua tàu tuần tiễu nào của Ấn Độ?
Tạp chí quốc phòng Anh Jane's Defence Weekly cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ vừa chính thức trang bị 2 tàu tuần tra thuộc 2 lớp khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ tuần tiễu ven bờ rất hiệu quả.
Hiện nay, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ đang phát triển rất nhanh. Vừa qua, chiếc đầu tiên trong tổng số 20 tàu tuần tra cao tốc (FPVs) ICGS Aadesh thuộc lớp Aadesh và chiếc cuối cùng trong tổng số 8 chiếc tàu tuần tiễu ven bờ (IPV) lớp Rajshree mang tên ICGS Rajdhwaj đã chính thức được biên chế cho lực lượng này.
Cả 2 tàu này đều được giao đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực bờ biển phía đông Ấn Độ. Tàu tuần tra cao tốc lớp Aadesh có chiều dài 49m được biên chế về khu vực Kochi, còn tàu tuần tiễu ven bờ lớp Rajshree có chiều dài 50m được phân bổ nhận nhiệm vụ ở khu vực bờ biển Chennai.
Theo tin của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết, tàu tuần tra cao tốc ICGS Aadesh được phân bổ chịu sự chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực phía đông nằm ở Tuticorin, còn tàu tuần tiễu ven bờ ICGS Rajdhwaj trực thuộc biên chế của Trung tâm chỉ huy Kakinada. Nhiệm vụ của chúng bao gồm: Giám sát, phong tỏa, tìm kiếm, cứu hộ và vận chuyển quân y.
Tàu tuần tiễn ven bờ lớp Rajshree
Tàu tuần tra cao tốc lớp Aadesh đang được tiến hành đóng theo một hợp đồng bàn giao từng bước với Nhà máy đóng tàu Cochin. Tổng giá trị của hợp đồng này là 15 tỷ Rupee (tương đương 243 triệu USD), trị giá mỗi tàu khoảng 12 triệu USD. Chiếc đầu tiên vừa bàn giao là ICGS Aadesh được hạ thủy vào tháng 1-2013.
Trong thời gian chạy thử tàu đạt vận tốc tối đa lên đến 36 hải lý/h (66km/h), phạm vi hành trình 1.500 hải lý (với tốc độ tuần tra 13 hải lý/h). Tàu này chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tuần tiễu, bảo đảm anh ninh trong khu vực cách cảng mẹ 250 km. Do là tàu tuần tiễu ven bờ nên hệ thống vũ khí của tàu khá ít ỏi, chỉ được trang bị 1 bệ pháo hạm CRN-91 của Nga, hệ thống điều khiển hỏa lực kiểu quang điện do Công ty điện tử Ghaziabad của Ấn Độ chế tạo và 1 khẩu súng máy 12,7mm.
Dự kiến trong vòng 3 tháng tới, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ sẽ nhận tiếp 1 lô tàu tuần tra cao tốc lớp Aadesh nữa, tất cả 20 tàu sẽ được công ty trách nhiệm hữu hạn đóng tàu Cochin bàn giao hoàn tất vào năm 2017.
Tàu tuần tra cao tốc ICGS Aadesh thuộc lớp Aadesh
Cuối tháng 11 vừa qua, cũng Tạp chí Jane's cho biết, Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam một khoản vay trị giá 100 triệu USD để mua sắm các sản phẩm quốc phòng của họ. Jane's tiết lộ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh công bố, khoản vay này khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược và tăng cường lợi ích giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng bền chặt.
Tuy New Dehli không có thông báo chi tiết về việc Hà Nội sẽ sử dụng khoản vay này để mua sắm vũ khí gì của mình, nhưng theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông nước này, khả năng Việt Nam sẽ mua 4 tàu tuần tiễu của Ấn Độ.
Tuy Ấn Độ có nhiều lớp tàu tuần tiễu khác nhau nhưng xét về lượng giãn nước, tính năng và giá cả, kết hợp với việc hạ tầng sử dụng để đóng 2 lớp tàu này đều đang được triển khai, có thể nhận định là 4 tàu Việt Nam mua sẽ thuộc 1 trong 2 lớp tàu tuần tiễu ven bờ này.
Theo ANTD
Giữ vững an ninh quốc gia, "xóa sổ" tội phạm có tổ chức Hôm qua 20-12, hai Tổng cục thuộc Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai chương trình công tác năm 2014. Đó là Tổng cục An ninh I và Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm. Công an Hà Nội tăng cường tuần tra, trấn áp những đối tượng phạm pháp hình sự Ảnh:...