Trung Quốc không còn tiếp xúc quân sự với Triều Tiên
Quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc cho biết họ đã dừng tiếp xúc với quân đội Triều Tiên.
Zhou Bo, Giám đốc Trung tâm hợp tác an ninh quốc tế. Ảnh: CNA
Khi được hỏi liệu các quan chức quân sự Trung Quốc có tiếp xúc thường xuyên với phía Triều Tiên hay không, ông Zhou Bo, Giám đốc Trung tâm hợp tác an ninh quốc tế của Bộ Quốc phòng Trung Quốc trả lời: “Không, không hề. Chúng tôi hiện hoàn toàn không có tiếp xúc với họ”, theo CNA.
“Trong quá khứ chúng tôi từng có nhiều liên lạc và trao đổi”, ông nói thêm và bình luận rằng việc ngừng tiếp xúc quân sự phản ánh sự thay đổi trong mối quan hệ hai nước “vì lý do mà tất cả mọi người đều biết”.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Bình Nhưỡng ngày 4/7 tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Video đang HOT
Bắc Kinh là đồng minh và đối tác kinh tế lớn nhất của Bình Nhưỡng. Nước này là nguồn cung lương thực và năng lượng chính cho Triều Tiên trong vài thập kỷ. Họ cũng thường phản đối việc áp đặt lệnh trừng phạt quốc tế khắc nghiệt đối với Triều Tiên.
Bắc Kinh từng hỗ trợ quân sự cho Bình Nhưỡng trong Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Tuy nhiên, những căng thẳng trong mối quan hệ bắt đầu nổi lên khi Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tiến hành chương trình tên lửa đạn đạo.
Phương Vũ
Theo VNE
Bộ đôi tên lửa Mỹ-Hàn dùng để dằn mặt Triều Tiên
Tên lửa MGM-140 ATACMS và Huynmoo-2C được Mỹ-Hàn khai hỏa trong diễn tập có tầm bắn bao trùm lãnh thổ Triều Tiên.
Chỉ một ngày sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14, Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc diễn tập tên lửa chung vào ngày 5/7 để đáp trả. Các tên lửa được khai hỏa trong cuộc diễn tập có tầm bắn và uy lực thua kém Hwasong-14, nhưng chúng vẫn gửi đi thông điệp răn đe mạnh mẽ tới Triều Tiên, theo Popular Merchanics.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho biết hai loại tên lửa được sử dụng trong lần diễn tập này đều có tầm bắn vươn tới thủ đô Bình Nhưỡng và hầu hết lãnh thổ Triều Tiên. Đầu tiên là tên lửa chiến thuật lục quân MGM-140 ATACMS, được bắn từ pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270. Mỗi quả đạn MGM-140 dài 4 m, đường kính 0,6 m, sử dụng nhiên liệu rắn, có tầm bắn 300 km và đầu nổ gần 300 kg.
ATACMS có thể khai hỏa từ nhiều bệ phóng khác nhau như M270 và Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Lần thực chiến đầu tiên của ATACMS diễn ra trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, với tổng cộng 32 quả được bắn từ bệ phóng M270. Tính đến đầu năm 2015, trên 560 tên lửa MGM-140 đã được sử dụng trong chiến đấu.
Hàn Quốc năm 2004 mua 220 quả đạn ATACMS từ Mỹ và triển khai gần khu phi quân sự (DMZ). Với tầm bắn 300 km, tên lửa này có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu trong lãnh thổ Triều Tiên nhờ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và dẫn đường quán tính.
Trong tương lai, ATACMS sẽ bị thay thế bằng Hệ thống pháo phản lực tầm xa có độ chính xác cao (LRPF), loại vũ khí được thiết kế để tiêu diệt hầm ngầm, bãi đáp trực thăng, trại lính và các mục tiêu cố định.
Quả đạn ATACMS rời khỏi bệ phóng trong một thử nghiệm. Ảnh: Wikipedia.
Loại vũ khí thứ hai được triển khai trong cuộc diễn tập là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hyunmoo-2C do Hàn Quốc tự phát triển. Dòng Hyunmoo có biệt danh "Người bảo vệ bầu trời phương Bắc", là loại tên lửa đạn đạo duy nhất do Hàn Quốc tự phát triển từng được triển khai trong thực tế.
Biến thể Hyunmoo-2B có tầm bắn gần 500 km, trong khi phiên bản Hyunmoo-2C mới nhất có thể tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên. Cả hai mẫu tên lửa này đều sở hữu đầu đạn nổ mạnh hoặc nổ chùm nặng 500 kg, nằm trong kế hoạch Trả đũa và Trừng phạt quy mô lớn (KMPR) của Hàn Quốc. Theo đó, họ sẽ dùng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình để tấn công Triều Tiên trong trường hợp nổ ra chiến tranh hoặc có dấu hiệu cho thấy nước này triển khai vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley gọi vụ thử tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên là "hành vi leo thang quân sự rõ ràng và nhanh chóng", đồng thời khẳng định Mỹ sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự đối với Bình Nhưỡng. Cuộc diễn tập bắn đạn thật sử dụng tên lửa MGM-140 và Hyunmoo-2C chính là hành động nhằm củng cố tuyên bố này, chuyên gia Kyle Mizokami kết luận.
Duy Sơn
Theo VNE
Tướng Mỹ, Hàn cảnh báo Triều Tiên về nguy cơ chiến tranh Chỉ huy quân đội Mỹ và Hàn Quốc cho rằng họ sẽ không "mãi kiềm chế" trước các hành vi khiêu khích của Triều Tiên. Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc Vincent K. Brooks (trái) và Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Lee Sun-jin. Ảnh: AFP. "Tự kiềm chế là một lựa chọn và cũng...