Trung Quốc khai thác lượng lớn khí từ ‘băng cháy’ ở Biển Đông
Trung Quốc cho biết nước này thu được kỷ lục 862.400 m3 khí tự nhiên từ “băng cháy” ở Biển Đông trong hoạt động khai thác kéo dài một tháng kết thúc cuối tuần trước.
Quá trình khai thác, diễn ra từ 17/2-18/3 thiết lập 2 kỷ lục thế giới: về tổng lượng khí tự nhiên thu được từ băng cháy và về lượng khí thu được trong một ngày – 287.000 m3, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc cho biết trên website hôm 26/3.
Hoạt động khai thác được tiến hành tại một khu vực nằm ở phía bắc Biển Đông, ở độ sâu 1.225 m, theo thông báo của bộ này. Hiện chưa rõ chính xác vị trí khai thác này.
Trung Quốc lần đầu tiến hành khai thác khí tự nhiên từ “băng cháy” ở Biển Đông vào năm 2017. Ảnh: Reuters.
“Băng cháy” (còn gọi là “đá cháy”) là vật chất thể rắn có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0C).
Video đang HOT
Thành phần chủ yếu của băng cháy là khí methane. Theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ, một mét khối băng cháy khi phân giải cho ra 164 m3 khí tự nhiên thông thường.
Trung Quốc lần đầu tiến hành khai thác khí tự nhiên từ “băng cháy” ở Biển Đông vào năm 2017, thu được 300.000 m3 trong vòng 60 ngày, theo South China Morning Post.
Địa điểm khai thác nằm ở khu vực Thần Hồ ở phía bắc Biển Đông, giữa đảo Hải Nam và đảo Đài Loan, cách Thâm Quyến khoảng 300 km. Ảnh: ResearchGate.
Bắc Kinh nói Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới khai thác “băng cháy” sử dụng kỹ thuật khoan giếng thẳng đứng.
Fan Xiao, kỹ sư trưởng tại Cục Địa chất và Khoáng chất Tứ Xuyên, nói nếu so sánh với các loại nhiên liệu thông thường như dầu và khí đốt, băng cháy vẫn quá đắt đỏ để khai thác và sử dụng rộng rãi cho mục đích thương mại.
“Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, nhưng việc khai thác nó một cách bền vững, có hiệu quả kinh tế vẫn còn xa lắm”, ông nói.
Cũng có những quan ngại về môi trường, như việc khí methane bị rò rỉ trong quá trình khai thác, làm gia tăng khí nhà kính, theo vị chuyên gia.
Nam Cực vừa ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong gần 40 năm
Một cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay của lục địa này trong bối cảnh lo ngại gia tăng về sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng tốc độ tan chảy của các tảng băng quanh Nam Cực.
Cơ sở Esperanza ở mũi phía Bắc của Nam Cực hôm 6/2 ghi nhận mức nhiệt 18,3 độ C, nhiệt độ cao nhất đo được từ năm 1982 (19.8 độ C)
" Đây không phải là con số mà bạn mà có thể liên tưởng tới Nam Cực ngay cả trong mùa hè. Nó đánh bại kỷ lục cũ 17,5 độ C, được thiết lập vào năm 2015", người phát ngôn của Tổ chức Khí tượng Quốc tế (WMO) Clare Nullis cho biết hôm 7/2.
Mức nhiệt kỷ lục được ghi nhận tại cơ sở Esperanza hôm 5/2. (Ảnh: Twitter)
Nam Cực hiện là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên Trái đất. Các nhà khoa học tin rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu làm gia tăng tốc độ tan chảy của các tảng băng quanh Nam Cực.
Số lượng băng bị mất đi ở Nam Cực hàng năm tăng lên ít nhất 6 lần trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 2017, theo ông Nullis, trích dẫn hình ảnh cho thấy các vết nứt trên sông băng ở Nam Cực.
"Bạn biết đấy, sự tan chảy của các dòng sông băng này có nghĩa là chúng ta đang gặp rắc rối khi nước biển dâng", ông Nullis cho hay.
Theo thống kê, mực nước biển đã dâng cao 10 m so với 125.000 năm trước. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (Đức) cho biết nhiệt độ toàn cầu cứ tăng thêm 1 độ C thì mực nước biển lại tăng thêm 2,3 m.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
NASA chụp được những bức ảnh đầu tiên về hợp nhất sóng xung kích siêu âm Hai chiếc máy bay của Không quân Mỹ di chuyển rất nhanh - nhanh hơn tốc độ âm thanh - và gần nhau đến mức sóng xung kích phát ra từ chiếc máy bay bắt đầu hợp nhất với nhau và NASA lần đầu tiên đã chụp được bức ảnh cực hiếm. Khi một chiếc máy bay di chuyển, nó đẩy không khí...