Trung Quốc: Hiệu trưởng mất chức vì thực phẩm lên mốc trong bếp ăn trường học
Hiệu trưởng một trường quốc tế nổi tiếng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã bị sa thải khi giới chức y tế và giáo dục của thành phố này điều tra vụ phát hiện cà chua và củ hành bị lên mốc trong nhà bếp chuẩn bị thức ăn cho học sinh.
Củ hành và cà chua bị mốc trong bếp ăn trường SMIC. – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TRANG SUPCHINA
Theo báo South China Morning Post, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Thượng Hải hôm 23.10 thông báo họ sẽ cùng cơ quan quản lý giáo dục của thành phố điều tra Trường tư thục SMIC sau khi nhận được thông tin của các bậc phụ huynh liên quan đến các loại rau quả bị hỏng và các loại gia vị đã hết hạn sử dụng trong bếp ăn của trường hôm 19.10.
Vụ việc đã gây lo ngại trên diện rộng ở Thượng Hải do nhà cung cấp thức ăn cho SMIC cũng bán sản phẩm cho phần lớn trường học quốc tế tại thành phố này.
Video đang HOT
Tọa lạc ở khu vực Phố Đông, SMIC là trường quốc tế dạy từ mẫu giáo đến bậc THPT. Đơn vị cung cấp thức ăn, được giới chức y tế xác định là Công ty dịch vụ công nghệ thực phẩm Shanghai Eurest, một nhà cung cấp dịch vụ ăn uống toàn cầu.
Eurest đã bị điều tra do “vi phạm các quy định an toàn thực phẩm”, theo Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Thượng Hải.
Các bậc phụ huynh của SMIC bắt đầu xem xét con em của họ ăn gì tại trường khi một phụ huynh đến thăm trường hôm 17.10 và tình cờ phát hiện bữa trưa của các em chỉ có 2 bánh mì nhân thịt hấp, 1 cái chân vịt, 1 phần rau nhỏ và 1 hộp sữa, rất khác thực đơn mà nhà trường đã nói với các phụ huynh là họ sẽ cung cấp, theo một bản tin trên báo Xinmin Evening News.
Những hình ảnh do một phụ huynh chụp và đăng trên mạng xã hội đã dẫn đến những phản ứng giận dữ từ các phụ huynh khác, và họ đã gây áp lực buộc nhà trường tổ chức một cuộc họp phụ huynh vào ngày 19.10 để thảo luận tình hình cung cấp dịch vụ ăn uống cho trường.
Tại cuộc họp, một số phụ huynh yêu cầu được vào thị sát bếp ăn và nhà trường đã đồng ý. Họ bị sốc khi phát hiện rau củ hư hỏng, gia vị quá hạn, thậm chí chén bát phục vụ học sinh còn dính nước tẩy rửa.
Các phụ huynh lập tức báo công an và cơ quan giám sát chất lượng thực phẩm. Ngay hôm sau, cơ quan chức năng đã bất ngờ kiểm tra căn tin ở 28 trường sử dụng dịch vụ của Eurest và các cơ sở lưu kho của công ty này.
Tất cả các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học ở Thượng Hải cũng được yêu cầu tiến hành các cuộc kiểm tra của riêng mình, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Thượng Hải cho biết ngày 23.10.
Theo thanhnien
Cha mẹ dạy gì cho con? Lắng nghe những tâm sự của con
Khi còn ở lứa tuổi bậc THPT, vì nhiều lý do, như bận bịu công việc ít gần gũi con, tâm lý lứa tuổi của con thay đổi nên khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng dần xa hơn.
Ảnh minh họa - ẢNH: LÊ THANH
Cha mẹ ít có cơ hội để nghe những tâm sự từ con và để hiểu con hơn. Nhưng thực tế lúc này con có rất nhiều điều muốn nói với cha mẹ.
Trong tiết học ngoài giờ lên lớp với chủ đề về gia đình, tôi đã đặt vấn đề này với các học sinh (HS): "Những tâm tư và mong mỏi gì từ gia đình, cha mẹ?". Đã có rất nhiều lời phát biểu xúc động, những lời bộc bạch trong tiếng nấc của cảm xúc, những mong mỏi thiết tha của HS xuất phát tự đáy lòng. Có HS mong muốn cha mẹ hãy hiểu con hơn, tránh những áp đặt, trói buộc và quá nhiều kỳ vọng để trở thành áp lực nặng nề cho con. Có HS mong muốn cha mẹ quan tâm nhiều hơn, giảm bớt công việc để có những bữa cơm thân mật. HS khác lại mong muốn cha mẹ, anh chị hòa thuận đầm ấm hơn...
Sau nhiều năm dạy học, tôi hiểu rất rõ, đằng sau những khuôn mặt lo âu vì gánh nặng sách vở, còn có những trĩu nặng ưu tư ẩn sâu trong tâm hồn vì đời sống gia đình của các em.
Nhưng có mấy ai hiểu các em? Dịp nào để các em có điều kiện nói ra những mong muốn của mình?
Vì thế, nhà trường hãy là nơi để các em trút vơi tâm sự, thầy cô hãy là nhịp cầu nối gửi đến cha mẹ các em. Hãy cho các em được phát biểu trong các buổi sinh hoạt. Cho các em có thêm nhiều bài học, bài làm văn để bày tỏ tâm tư. Giáo viên chủ nhiệm lớp hãy cho các em cơ hội để thổ lộ và những lời mong mỏi ấy sẽ gửi đến cha mẹ các em trong những buổi họp phụ huynh.
Theo thanhnien
Giáo dục Đại học: "Chìa khóa" học tập suốt đời của người lớn "Môi trường đại học không những đào tạo cử nhân, còn là nơi tạo ra cơ hội được học tập suốt đời, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng sau đại học, lao động phổ thông, thậm chí cả những người chưa học qua trường lớp sau bậc THPT". Đây là ý kiến được GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch...