Trung Quốc: Hiệu quả thu hoạch bông nhờ cơ giới hóa
Việc ứng dụng máy móc để thu hoạch bông thay cho thu hoạch bằng tay đã làm thay đổi diện mạo của ngành sản xuất bông, giúp công việc trồng và thu hoạch của người nông dân trở nên dễ dàng hơn và rút ngắn đáng kể thời gian cũng như công sức.
Tại cánh đồng trồng bông ở huyện Shaya, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc, việc thu hoạch bông bằng thiết bị máy móc hiện đại đã thay thế gần như hoàn toàn sức lao động thủ công của con người. Dữ liệu địa phương cho thấy, trong năm 2015, hơn 2.000 máy thu hoạch bông cỡ lớn đã làm việc trên khắp Tân Cương, giúp rút ngắn thời gian thu hoạch xuống một nửa so với thời gian thu hoạch bằng tay.
Nhận ra lợi ích và tiềm năng kinh doanh, anh Amatjan Mamat sinh ra và lớn lên ở thành phố Wusu – một vùng trồng bông lớn ở phía Bắc Tân Cương, đã quyết định chuyển sang làm việc tại một nhà máy địa phương chuyên lắp ráp máy thu hoạch bông. Anh đưa ra quyết định này sau khi thua lỗ trong vụ thu hoạch bông hồi năm 2015 vì vẫn phải thuê nhân công hái bông bằng tay do vườn bông của anh quá hẹp để máy móc có thể vận hành. Chỉ riêng trong năm 2023, Amatjan Mamat cho biết đã lắp ráp được hơn 400 máy thu hoạch bông và công việc này đem lại thu nhập tốt.
Được coi là vùng trồng bông lớn nhất Trung Quốc, Tân Cương sản xuất 5,112 triệu tấn bông vào năm 2023. Trong đó, hơn 85% khối lượng công việc thu hoạch được hoàn thành nhờ máy móc. Trong năm 2023 đã có hơn 7.000 thiết bị máy thu hoạch bông được sử dụng tại vùng này.
Lãnh đạo Nga và Trung Quốc sẽ thảo luận các vấn đề song phương và quốc tế bên lề SCO
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/9, Trợ lý của Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho hay Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp vào ngày 15/9 tại Samarkand, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thảo luận về các vấn đề song phương và quốc tế hiện nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Ushakov nói: "Bản thân cuộc gặp này có tầm quan trọng đặc biệt, nếu tính đến những đặc điểm của tình hình quốc tế hiện nay. Dự kiến các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về chương trình nghị sự song phương, cũng như các vấn đề chính của khu vực và quốc tế".
Trợ lý của Tổng thống Nga gọi cuộc gặp sắp tới giữa lãnh đạo hai nước là "cuộc tiếp xúc cá nhân được mong đợi từ lâu". Đây là lần gặp thứ 2 giữa nguyên thủ 2 nước kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Lần gặp đầu tiên giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình diễn ra hồi tháng 2 tại Bắc Kinh trong khuôn khổ Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông 2022.
Về quan hệ song phương, Trợ lý của Tổng thống Nga cho rằng lãnh đạo hai nước "sẽ đánh giá tích cực về mức độ hợp tác cao chưa từng có và bản chất tin cậy của mối quan hệ đối tác chiến lược song phương".
Về quan hệ kinh tế - thương mại, ông Ushakov cho biết trong năm 2021, trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 140 tỷ USD và trong 7 tháng đầu năm 2022 đã đạt 93 tỷ USD. Trong đó, hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, đầu tư và công nghiệp ngày càng sâu rộng, cung cấp dầu và khí đốt của Nga thông qua đường ống cho Trung Quốc đang tăng lên. Hợp tác giữa hai nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông xuyên biên giới, tiếp tục phối hợp nhằm cải thiện và đảm bảo sự độc lập của cơ sở hạ tầng tài chính song phương.
Mỹ cân nhắc cấm vận Trung Quốc vì Đài Loan Mỹ đang cân nhắc các phương án để áp đặt gói cấm vận Trung Quốc nhằm ngăn chặn Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan trong tương lai, và Đài Bắc cũng vận động Liên minh châu Âu (EU) hành động tương tự. Hình ảnh ông Tập Cận Bình tại Bảo tàng đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh REUTERS...