Trung Quốc hé lộ căn cứ quân sự bí mật tại Hong Kong
Trung Quốc hôm qua mở cửa căn cứ quân sự bí mật tại Hong Kong cho dân chúng tham quan nhân kỷ niệm ngày đặc khu này trở về dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh.
Vào ngày 1/7 hàng năm, để kỷ niệm sự kiện Hong Kong được Anh trao trả cho Bắc Kinh từ năm 1997, quân đội Trung Quốc cho phép một số người dân ở đặc khu tham quan căn cứ quân sự bí mật đặt tại đây.
Khoảng 6.000 sĩ quan quân đội Trung Quốc được cho là đang đồn trú tại nhiều căn cứ khác nhau ở Hong Kong. Đến nay, người ta chưa thấy lực lượng này triển khai bất kỳ hoạt động hay nhiệm vụ nào trên lãnh thổ đặc khu.
Các binh sĩ Trung Quốc tại Hong Kong thường hoạt động rất kín kẽ. Họ hiếm khi xuất hiện trên đường phố và rất ít giao lưu với người dân địa phương.
Các binh sĩ đang tham gia một buổi thao diễn.
Vì số lượng quân nhân đồn trú bị giới hạn nên các binh sĩ quân đội Trung Quốc thường xuyên được luân chuyển.
Video đang HOT
Luật Cơ bản của Hong Kong quy định các đơn vị đồn trú “không được phép can thiệp vào vấn đề nội bộ” của đặc khu nhưng chính quyền Hong Kong có thể yêu cầu lực lượng này hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.
Hai đứa trẻ tươi cười chụp ảnh bên một khí tài quân sự được trừng bày tại triển lãm.
Năm ngoái, khi cuộc biểu tình đòi dân chủ nổ ra ở Hong Kong, nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ triển khai quân đội để lập lại trật tự nhưng động thái này đã không được thực hiện.
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại cảng Victoria.
Bên trong một chiến hạm Trung Quốc dán những bức tranh và khẩu hiệu cổ động.
Một người lính đứng gác trong khi những đứa trẻ vui đùa bên khẩu súng máy.
Đối với nhiều người dân Hong Kong, ngày 1/7 hàng năm là cơ hội duy nhất để họ có thể tận mắt nhìn thấy các trang thiết bị quân sự hiện đại.
Cư dân từ đại lục cũng đổ tới Hong Kong để tham gia sự kiện đặc biệt này. “Đối với chúng tôi, lực lượng quân đội vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, vì thế tôi muốn biết càng nhiều càng tốt”, một khách tham quan chia sẻ.
Vũ Hoàng
Ảnh: CNN
Theo VNE
'Thành phố Nga' trên đất NATO
Estonia là địa điểm Mỹ và NATO dự định triển khai các lực lượng quân sự, xe tăng, pháo..., một động thái khiến Nga lo lắng. Thế nhưng chính tại Estonia lại có một thành phố rất "Nga", theo BBC.
Estonia diễu binh kỷ niệm ngày độc lập tại Narva - Ảnh: Reuters
Phát biểu tại thủ đô Tallinn của Estonia hôm 24.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết sẽ đưa các thiết bị quân sự đến Estonia, một sự chuẩn bị được cho nhằm đối đầu Nga.
Estonia nằm ở Đông Âu, một vị trí chiến lược quan trọng trong mối quan hệ giữa Nga với NATO. Tuy nhiên, bất chấp Estonia có như thế nào, riêng thành phố Narva thì rất "Nga", hãng truyền thông BBC (Anh) ngày 24.6 nhận định.
"NATO có một thành phố Nga. Nó được gọi là Narva, và điểm nổi bật nhất của nó là một lâu đài từ thế kỷ thứ XII, nhìn ra sông Narva", theo bài viết trên BBC.
Thành phố Narva nằm ở cực đông Estonia, sát biên giới Nga. Truyền hình Nga có trong hầu hết mọi nhà, đại sảnh và nhà hàng ở Narva. Một bức tượng lãnh tụ Lenin cũng đặt trong lâu đài, và những chiếc xe tăng thời Liên Xô vẫn nằm trên bệ đá bên bờ sông. Trong ngày kỳ niệm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước phát xít Đức năm 1945, người Narva cũng đặt vòng hoa khắp nơi. Tại buổi hòa nhạc kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Đức tháng 5.2015, thành phố Narva cũng giăng cờ và trong đó có rất nhiều cờ Nga cũng như cờ Liên Xô, nhưng "không có cờ của Estonia", BBC cho hay.
Xe tăng và thiết giáp NATO tập trận ở Ba Lan ngày 18.6.2015. Sắp tới nhiều thiết bị quân sự hạng nặng sẽ được Mỹ và NATO triển khai ở Estonia - Ảnh: AFP
Về cuộc sống, BBC ghi nhận trường hợp ông Slava Konovolov, có mẹ là một trong những người Nga di chuyển đến Narva sau chiến tranh. Mẹ của ông Slava Konovolov cho biết bà có thu nhập cao gấp 3 lần khi còn ở Nga lúc ấy, tuy nhiên ngày nay mọi thứ không còn tốt đẹp như vậy. Estonia có khoảng 1/4 dân số là người Nga, và người dân ở Narva trung bình có thu nhập ít hơn 1/3 so với người Estonia nói chung.
BBC cho biết khi phỏng vấn Ilmar Raag, một quan chức truyền thông của chính phủ Estonia, ông này cho rằng sự ủng hộ của người dân Narva dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin là điều đáng lo.
"Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người dân Narva rằng các anh có thể làm điều gì đó thù địch hay không, thì không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra", Ilmar Raag nói với BBC.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Xem IS 'độ' xe tăng để chống mìn Trong số những thiết bị quân sự mà lực lượng người Kurd ở Iraq thu được từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) có chiếc xe tăng đã được thiết kế lại để kiêm vai trò chống mìn. Tướng Barzani bên chiến lợi phẩm là chiếc xe tăng của quân IS độ lại để chống mìn - Ảnhchụp màn hình Fox News...