Trung Quốc giới hạn thời gian chơi game của tr.ẻ e.m trong kỳ nghỉ
Tr.ẻ e.m Trung Quốc sẽ bị giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử tối đa 15 giờ trong kỳ nghỉ đông kéo dài một tháng.
Quy định chặt chẽ này nhằm ngăn chặn tình trạng “nghiện” game ở tr.ẻ e.m.
Cậu bé chơi trò chơi điện tử “ Black Myth: Wukong” trong cửa hàng Sony, ở Thượng Hải. Ảnh: EPA-EFE
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hai công ty trò chơi điện tử lớn nhất Trung Quốc – Tencent Holdings và NetEase- đã tuyên bố tuân thủ các quy định này. Trong kỳ nghỉ bắt đầu từ giữa tháng 1, tổng thời gian chơi trò chơi điện tử sẽ không được vượt quá 16 giờ.
Ngày 10/1, Tencent, nhà điều hành doanh nghiệp trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, thông báo tr.ẻ e.m dưới 18 tuổ.i chỉ được phép chơi tối đa 15 giờ từ ngày 13/1 đến ngày 13/2. Trong khi đó, NetEase, công ty nhỏ hơn, giới hạn thời gian chơi của trẻ v.ị thàn.h niê.n không quá 16 giờ từ ngày 15/1 đến ngày 14/2.
Cơ quan quản lý Trung Quốc đã áp đặt quy định giới hạn thời gian chơi game từ tháng 8/2021, cho phép tr.ẻ e.m chỉ được chơi trò chơi điện tử 1 giờ mỗi ngày vào thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ theo quy định, với mục tiêu kiểm soát tình trạng “nghiện” game ở giới trẻ. Tuy nhiên, các hoạt động giải trí trực tuyến khác, chẳng hạn xem video ngắn, không bị giới hạn về thời gian.
Video đang HOT
Mặc dù có những quy định nghiêm ngặt, Chính phủ Trung Quốc cũng đã bắt đầu nới lỏng lập trường đối với các trò chơi điện tử, coi những tựa game thành công như “Black Myth Wukong” là công cụ mạnh mẽ để quảng bá văn hóa đất nước. Năm ngoái, Cục Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc đã phê duyệt hơn 1.400 tựa game, bao gồm 1.306 trò chơi nội địa và 110 trò chơi từ các nhà sản xuất nước ngoài. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2019.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy hệ thống cấp phép và kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc đang dần kìm hãm sự phát triển của thị trường trò chơi điện tử trong nước.
Mặc dù “Black Myth Wukong” rất được yêu thích, doanh thu từ các trò chơi điện tử nội địa chỉ tăng 1,7% vào năm 2024, đạt 35,6 tỷ USD, buộc các công ty game Trung Quốc phải mạo hiểm tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài.
Trong khi đó, các công ty như Tencent và NetEase đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp để tuân thủ quy định nhằm hạn chế tình trạng chơi game quá mức ở giới trẻ. Trong nhiều năm qua, các công ty này đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để phát hiện người chơi và ngăn chặn tr.ẻ e.m sử dụng tài khoản người lớn để “lách” lệnh hạn chế.
Trong một bài đăng trên WeChat, Tencent cho biết họ đã nâng cấp hệ thống nhằm phát hiện và xử lý những người cố tình vi phạm quy định trong kỳ nghỉ sắp tới. Công ty này cũng đã thiết lập “cơ sở dữ liệu tài khoản rủi ro”, xác định các tài khoản của người lớn có khả năng bị mượn và sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác minh người dùng.
Tencent lần đầu tiên giới thiệu công nghệ nhận diện khuôn mặt trong trò chơi Honor of Kings vào năm 2018, sau đó áp dụng cho Peacekeeper Elite, phiên bản tiếng Trung của PUBG Mobile. Năm 2020, NetEase cũng tích hợp các công nghệ tương tự vào những trò chơi của công ty này.
Theo một báo cáo chung của Hiệp hội Xuất bản Âm thanh-Video và Kỹ thuật số Trung Quốc và công ty tình báo trò chơi điện tử CNG, vào tháng 12/2024, Trung Quốc có khoảng 200 triệu người dùng Onternet dưới 18 tuổ.i. Tuy nhiên, 1/4 số này vẫn vi phạm giới hạn thời gian chơi game trong năm 2024.
Yếu tố khiến một trò chơi điện tử Trung Quốc gây sốt toàn cầu
Một trò chơi điện tử mới của Trung Quốc đã tạo nên tiếng vang trên toàn thế giới sau khi bán được hơn 10 triệu bản trong vòng ba ngày.
Nhiều người xếp hàng trước gian trưng bày của Black Myth: Wukong tại hội chợ thương mại trò chơi điện tử ở Đức vào tháng 8/2023. Ảnh: Getty Images
Black Myth: Wukong, do công ty Game Science (GS) sản xuất, tính đến nay đã tạo ra doanh thu ước tính 800-900 triệu USD đồng thời giúp quảng bá văn hóa Trung Quốc đến với khán giả toàn cầu.
Black Myth: Wukong là trò chơi điện tử AAA đầu tiên của Trung Quốc, được phát triển với chi phí khoảng 70 triệu USD trong sáu năm. AAA là những trò chơi điện tử được tạo ra với ngân sách lớn, từ doanh nghiệp hàng đầu.
Theo tạp chí trực tuyến Game World Observer, doanh số của Black Myth: Wukong ngang bằng với các trò chơi "bom tấn" khác trong những năm gần đây như The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom, phát hành vào tháng 5/2023, và Pokemon Scarlet & Violet, phát hành vào tháng 11/2022, đều bán được 10 triệu bản trong ba ngày.
Black Myth: Wukong là trò chơi hành động lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Trung Quốc kinh điển thế kỷ 16 Tây Du Ký. Trò chơi dựa trên nhân vật Tôn Ngộ Không, khi "Vua Khỉ" thực hiện một cuộc hành trình tìm lại các di vật đã mất. Người chơi sẽ vào vai "The Destined One", một chú khỉ có khả năng biến hình siêu nhiên và khả năng chiến đấu. Với đồ họa chân thực cao cấp, hình ảnh tuyệt đẹp và lối chơi hấp dẫn, trò chơi đã nhận được cảm tình lớn từ cộng đồng game thủ.
Black Myth: Wukong lần được giới thiệu vào năm 2020 với trailer dài 13 phút, thu hút 2 triệu lượt xem trên YouTube và 10 triệu lượt xem trên trang Bilibili của Trung Quốc. Với bốn năm chờ đợi cho bản phát hành cuối cùng, kỳ vọng rất cao. Ngoài ra, đây là bản phát hành AAA đầu tiên của ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc.
Một trong những thách thức lớn của Black Myth: Wukong là thu hút được cả khán giả nói tiếng Trung và tiếng Anh.
Cây bút Yap Hui Bin của trang tin Techgoondu (Singapore) ghi nhận nỗ lực của các nhà thiết kế Black Myth: Wukong. Cây bút này cho rằng họ đã đặc biệt quan tâm đến việc tiếp cận đối tượng người dùng nói tiếng Anh.
Yap Hui Bin phân tích: "Bản dịch tiếng Anh của trò chơi, cả bằng văn bản và lời nói, đều đạt chuẩn tuyệt vời. Ấn tượng nhất là có những nỗ lực tỉ mỉ trong việc gieo vần và điệp âm của các bài thơ, truyền thuyết và thần thoại, đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu văn hóa Trung Quốc đến đối tượng người dùng nói tiếng Anh".
Theo ước tính năm 2023, ngành công nghiệp trò chơi điện tử của Trung Quốc có giá trị khoảng 40 tỷ USD.
Trung Quốc nỗ lực tạo ra môi trường 'thân thiện' để tăng tỷ lệ sinh Trung Quốc sẽ khởi động các dự án thí điểm để tạo ra môi trường nuôi dạy con thân thiện nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh của nước này. Tr.ẻ e.m Trung Quốc tại một công viên ở thủ đô Bắc Kinh hồi năm 2021. Ảnh REUTERS Hoàn Cầu thời báo ngày 15.5 đưa tin Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung...