Trung Quốc đóng lò phản ứng hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn dừng hoạt động một lò phản ứng để “bảo trì” do thanh nhiên liệu bị “hư hỏng nhẹ”.
Giới chức Trung Quốc hồi tháng 6 cho biết các thanh nhiên liệu của lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn bị “hư hỏng nhẹ” do tích tụ khí phóng xạ, khẳng định đây là “hiện tượng phổ biến” và “không đáng quan tâm”.
Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) ngày 30/7 thông báo quyết định dừng hoạt động lò phản ứng số 1 của nhà máy Đài Sơn để bảo trì “sau cuộc thảo luận dài giữa nhân viên kỹ thuật Pháp và Trung Quốc. CGN cho biết “đã xảy ra hư hỏng nhẹ với nhiên liệu” trong quá trình vận hành lò phản ứng.
CGN cho biết cả hai tổ máy của nhà máy Đài Sơn “duy trì hoạt động an toàn và ổn định” trong suốt quá trình vận hành, đồng thời khẳng định sự cố tại lò phản ứng số 1 “hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát”. “Các kỹ sư sẽ tìm ra nguyên nhân làm hỏng các thanh nhiên liệu và thay thế chúng”, thông cáo có đoạn.
Video đang HOT
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc trong quá trình xây dựng tháng 12/2013. Ảnh: AFP.
Công ty hạt nhân Pháp Framatome, đơn vị hỗ trợ vận hành nhà máy Đài Sơn, ngày 14/6 thông báo về “vấn đề hiệu suất” khi ghi nhận “nồng độ khí hiếm trong mạch sơ cấp của lò phán ứng số 1 gia tăng”. Khí hiếm là các nguyên tố như argon, heli và neon, với khả năng tham gia phản ứng hóa học thấp.
Tập đoàn năng lượng Pháp EDF, công ty mẹ của Framatome, sau đó cho biết sự hiện diện của các loại khí này trong hệ thống “đã được thông báo, nghiên cứu và cung cấp cho các bên chịu trách nhiệm vận hành lò phản ứng hạt nhân”.
Cục An toàn Hạt nhân thuộc Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho biết có hơn 60.000 thanh nhiên liệu trong bộ phận lõi của lò phản ứng, tỷ lệ các thanh bị hư hỏng là “dưới 0,01%”. Cơ quan này cho biết hư hại là “không thể tránh khỏi” do các yếu tố như sản xuất và vận chuyển.
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn khởi động năm 2018, là nhà máy đầu tiên trên thế giới vận hành lò phản ứng hạt nhân EPR thế hệ tiếp theo. Lò phản ứng hạt nhân EPR được giới thiệu đầy hứa hẹn về tính an toàn và hiệu quả so với các lò phản ứng thông thường trong khi tạo ít chất thải hơn.
Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, các nhà máy hạt nhân cung cấp khoảng 5% nhu cầu điện hàng năm của nước này hồi năm 2019, song tỷ lệ này dự kiến tăng lên vào năm 2060. Trung Quốc có 47 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất phát điện là 48,75 triệu kW, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Pháp.
Công ty Pháp lên tiếng về nguy cơ rò rỉ phóng xạ ở Trung Quốc Lo ngại khi Nhật tái khởi động lò hạt nhân quá đát Nhà máy điện hạt nhân Belarus báo động trong vụ chặn máy bay Linh vật nước thải Fukushima chết yểu UAE khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Arab
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...