Trung Quốc đối mặt với nguy cơ hứng chịu ‘đại dịch kép’ vào mùa đông
Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo nước này có nguy cơ phải đối mặt với “đại dịch kép” trong mùa đông khi mùa cúm đang bắt đầu và số ca mắc COVID-19 có khả năng vẫn gia tăng.
Hôm 17/10, Bắc Kinh đã ghi nhận nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, thấp nhất trong vòng 52 năm qua. Ảnh: Global Times
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, trong một thông báo mới đây, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương ở nước này tăng cường các biện pháp đề phòng và kiểm soát dịch bệnh khi mùa cúm đã bắt đầu, cùng với số ca nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 mới vẫn có nguy cơ nhập cảnh vào nước này. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ gây ra nhiều bất ổn trong mùa đông này.
Mùa thu và mùa đông là thời gian có tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp rất cao. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, diễn biến dịch cúm ở các tỉnh phía nam và phía bắc nước này từ tháng 3 đến nay nghiêm trọng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các ca nhiễm cúm mùa ở các tỉnh phía nam đã tăng vọt từ tháng 9.
Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn rất đáng lo ngại, nguy cơ xuất hiện các ca mắc nhập cảnh vẫn hiện hữu. Các chuyên gia lo ngại dịch COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có thể kết hợp với nhau và gây ra “đại dịch kép” vào mùa đông sắp tới và mùa xuân năm sau.
Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cúm nói chung tương đối thấp trong mùa trước, các chùm ca bệnh vẫn bùng phát ở nhiều trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em và các địa điểm khác. Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai hàng loạt biện pháp phòng dịch trong mùa đông sắp tới, bao gồm tăng cường cơ chế giám sát và cảnh báo sớm, tiêm chủng cho các nhóm dễ tổn thương, đẩy mạnh phòng chống đa dịch bệnh, chuẩn hóa công tác xử lý dịch, tuyên truyền và vận động rộng rãi.
Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cúm sẽ được đẩy mạnh cho đội ngũ nhân viên y tế, những người tham gia hoạt động quy mô lớn, nhân viên viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học cũng như người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh mãn tính. Ủy ban y tế Trung Quốc cũng hối thúc các cơ sở tăng cường nỗ lực phát hiện, báo cáo và ứng phó các chùm ca bệnh sớm nhất có thể.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cuối tuần trước đã đưa ra “cảnh báo xanh” đầu tiên về đợt không khí lạnh do nhiệt độ giảm đột ngột ở nhiều khu vực của nước này. Sáng 17/10, nhiệt độ ở một số địa phương miền đông và miền trung Trung Quốc giảm xuống còn 10 độ C. Trong khi Bắc Kinh đã ghi nhận nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, thấp nhất trong vòng 52 năm qua. Đợt không khí lạnh này đến sớm hơn 20 ngày so với mức trung bình hàng năm, báo trước một mùa đông lạnh hơn.
Trung Quốc đến nay được cho là đã kiểm soát tốt các đợt bùng dịch COVID-19. Giới chức nước này vẫn kiên định theo đuổi chiến lược “không ca mắc COVID-19″ bằng các biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại.
Video đang HOT
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn cho biết nước này sẽ không nới lỏng hạn chế biên giới cho tới khi nào phần còn lại của thế giới có tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở mức thấp, số ca nhiễm ít hơn và tỷ lệ tiêm vaccine cao, đặc biệt là ở các nước lớn. Đến nay, Trung Quốc gần đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 85% dân số.
Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
Giá khí đốt tăng vọt. Giá than cũng tăng mạnh. Giá dầu dự báo có thể phá ngưỡng 100 USD/thùng. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang ngày một tệ hơn nhưng không dễ giải quyết.
Khủng hoảng khắp nơi
Tháp làm mát tại một nhà máy điện chạy than ở Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP
Theo kênh CNN, Trung Quốc đã bắt đầu cắt điện luân phiên. Tại Ấn Độ, các nhà máy sản xuất điện đang vất vả tìm kiếm nguồn than.
Tại châu Âu, khí đốt thiên nhiên đang được giao dịch ở mức 230 USD/thùng, tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các tổ chức ủng hộ người tiêu dùng châu Âu đang kêu gọi cấm cắt nguồn năng lượng nếu khách hàng chưa thể ngay lập tức trả nợ hóa đơn.
Tại Đông Á, giá khí đốt thiên nhiên cũng tăng 85% kể từ đầu tháng 9, chạm mức 204 USD/thùng. Giá này vẫn thấp hơn nhiều ở Mỹ - quốc gia xuất khẩu ròng khí đốt thiên nhiên, nhưng vẫn tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm. Giá khí đốt thiên nhiên ở Mỹ đã tăng 47% từ đầu tháng 8.
Trong khi đó, giá dầu ở Mỹ tuần này cũng đạt mức cao nhất trong 7 năm. Ngân hàng Bank of America gần đây dự báo rằng mùa đông lạnh giá có thể đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Giá dầu chưa bao giờ ở mức cao này từ năm 2014.
Các nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng Société Générale nhận định: "Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu hiện nay là hiện tượng đặc biệt. Trước đó, chưa bao giờ giá năng lượng lại tăng cao và nhanh như thế".
Ông Nikos Tsafos, chuyên gia địa chính trị và năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Mỹ), nhận định nguyên nhân tăng giá năng lượng phần nhiều là so nỗi sợ về mùa đông sắp tới và tâm lý lo lắng đã khiến thị trường không tuân theo nguyên tắc cơ bản của cung và cầu.
Hoạt động tăng cường mua khí đốt ồ ạt cũng đang đẩy giá than và dầu lên cao. Ấn Độ, quốc gia rất phụ thuộc vào than, cho biết có tới 63 trong tổng số 135 nhà máy điện chạy bằng than chỉ còn nguồn cung than trong hai ngày hoặc ít hơn.
Tình hình này đang khiến các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư lo lắng. Giá năng lượng tăng đang gây ra lạm phát - vốn đã ở mức gây quan ngại lớn khi nền kinh tế toàn cầu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19. Nhu cầu năng lượng cao vào mùa đông có thể làm cho tình hình thêm tệ hơn.
Không có giải pháp đơn giản
Thiết bị dự trữ khí thiên nhiên hóa lỏng ở miền đông nam nước Anh. Ảnh: Getty Images
Cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế phục hồi từ đại dịch COVID-19 và do hệ thống dễ bị gián đoạn bởi vấn đề kỹ thuật và thời tiết.
Đầu năm nay, mùa đông dài và lạnh bất thường đã khiến châu Âu dùng hết sạch kho khí đốt thiên nhiên. Quá trình bổ sung khí đốt trong giai đoạn mùa hè và xuân bị cản trở khi nhu cầu năng lượng tăng vọt.
Nhu cầu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng ngày càng tăng ở Trung Quốc khiến thị trường này không thể lấp đầy khoảng trống. Nga giảm xuất khẩu khí đốt cũng khiến tình hình tệ hơn.
Ông Jim Burkhard, trưởng nhóm nghiên cứu tại HIS Markit cho rằng tình hình này không thể giảm bớt trong tương lai gần và sẽ kéo dài trong mùa đông này ở Bắc Bán cầu.
Về mặt lý thuyết, Nga có thể can thiệp. Société Générale cho rằng căng thẳng năng lượng sẽ giảm bớt nếu giới chức Đức khẩn trương cấp phép cho đường ống Nord Stream 2. Ngày 6/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước này có thể tăng sản lượng và tập đoàn Gazprom của Nga chưa bao giờ từ chối tăng nguồn cung cho các khách hàng nếu họ dự thầu phù hợp.
Theo ông Burkhard, kịch bản tốt nhất là mùa đông này sẽ có nhiệt độ trung bình, giúp đẩy bớt áp lực sang quý II/2022.
Tuy vậy, nếu thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới, nguồn cung năng lượng sẽ cực kỳ căng thẳng, đặc biệt là ở những nước phụ thuộc nhiều vào khí đốt thiên nhiên để sản xuất năng lượng như Italy và Anh. Anh đang gặp khó khăn lớn vì thiếu năng lực dự trữ và đang xử lý hậu quả khi đường cáp điện nối với Pháp bị hỏng. Nếu thiếu nguồn cung năng lượng trong mùa đông, Anh có thể sẽ phải yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và giảm tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cho hộ gia đình.
Ngày 8/10, quan chức phụ trách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), Kadri Simson xác nhận EU sẽ vạch chính sách dài hạn hơn vào tuần tới. Ông nói: "Cơn sốc giá cả này là cuộc khủng hoảng không ngờ tại thời điểm quan trọng. Ưu tiên tức thì cần là giảm nhẹ ảnh hưởng xã hội và bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương".
Các bể chứa khí tự nhiên hoá lỏng tại cảng nhập khẩu LNG ở Grain, Đông Nam nước Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, giá năng lượng tăng vọt đang thổi bùng nỗ lo lạm phát, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các động thái tiếp theo cẩn trọng.
Giá năng lượng ở các nước phát triển đã tăng 18% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất từ năm 2008. Trong những tuần gần đây, tình hình xấu đi nhanh chóng. Chi phí năng lượng cao hơn có thể khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu với các hoạt động như ăn nhà hàng, mua sắm quần áo, làm ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu các doanh nghiệp buộc phải giảm hoạt động để tiết kiệm điện thì nền kinh tế có thể sẽ bị tổn thương.
Các chuyên gia lo ngại rằng giá khí đốt tăng cao sẽ khiến quá trình phục hồi kinh tế ở châu Âu gặp rủi ro. Ngoài ra, cũng có lo ngại người tiêu dùng sẽ yêu cầu đầu tư hơn vào ngành dầu mỏ và khí đốt để hạn chế biến động giá cả trong tương lai. Yêu cầu này đi ngược với cam kết giảm khí thải của các chính phủ.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Khoảng lặng' ở Ukraine báo hiệu chiến dịch Xuân Hè khốc liệt, có thể định đoạt cuộc chiến

Tổng thống Trump: Mỹ đang có 'cuộc nói chuyện rất tốt' với Trung Quốc

Cháy thuyền ở CHDC Congo: Ít nhất 148 người thiệt mạng

Nga, Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

Houthi tuyên bố tấn công 2 tàu sân bay Mỹ và mục tiêu quân sự ở Israel

Người vô gia cư Mỹ trúng số 1 triệu USD

Bloomberg: Mỹ có thể công nhận Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga

Mỹ trình bày với châu Âu 'kế hoạch phác thảo' về thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine

Phát hiện loài ong mới 'di cư' đến Bỉ do biến đổi khí hậu

Nga nêu điều kiện ủng hộ HĐBA ra nghị quyết về ngừng bắn tại Ukraine

Iran và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế bất chấp lệnh trừng phạt

Thuế quan của Mỹ: Lãnh đạo Mỹ, Italy lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU
Có thể bạn quan tâm

Lisa xuống phong độ tại Coachella tuần 2, loạt sự cố gây thót tim!
Nhạc quốc tế
13:21:46 19/04/2025
Khi rapper và rapper thần tượng đối đầu
Nhạc việt
12:59:05 19/04/2025
Trend này hot: Thêm 1 nhân vật đi xe đạp thồ "huyền thoại" của ông nội từ Thanh Hóa vào TP.HCM dịp 30/4
Netizen
12:52:44 19/04/2025
Chuyện gì đang xảy ra với hội bạn mỹ nhân của Diệp Lâm Anh khiến một người phải thừa nhận "chèn ép"?
Sao việt
12:47:03 19/04/2025
Vứt bỏ 6 thứ này, tôi thấy mình dần giàu lên
Sáng tạo
12:42:55 19/04/2025
3 cung hoàng đạo tiền vào "như nước" từ nửa cuối tháng 4, giúp việc mua nhà trong năm sau dễ dàng hơn
Trắc nghiệm
12:24:59 19/04/2025
Tìm thấy chiếc xe của nghi can sát hại hai cô cháu ở Bình Dương
Pháp luật
12:11:41 19/04/2025
Cô bé Đắk Lắk có một bên mắt đen và một bên mắt xanh tự nhiên gây xôn xao
Lạ vui
12:10:05 19/04/2025
Ô tô điện thắng lớn tại Giải Xe của năm 2025
Ôtô
12:07:43 19/04/2025
Hai anh em ruột tử vong trong ao nước tưới cà phê ở Đắk Nông
Tin nổi bật
11:53:30 19/04/2025