Trung Quốc điều tra cái chết “bất thường” của vợ cả Chu Vĩnh Khang
Giới chức Trung Quốc đang có động thái điều tra lại cái chết của vợ cả ông Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ chính trị, người đang bị điều tra tại nước này vì nghi án tham nhũng. Bà Vương Thục Hoa qua đời trong một tai nạn giao thông bí ẩn.
Cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang
Theo truyền thông Trung Quốc, vụ tai nạn xảy ra đâu đó trong năm 2000, không lâu sau khi bà Vương ly hôn với ông Chu Vĩnh Khang. Ít nhất một chiếc ô tô mang biển số quân đội đã có liên quan đến vụ tai nạn. Dù vậy, ít ai được biết chính xác chuyện gì đã xảy ra.
Theo những nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, nay vụ tai nạn giao thông này đang được lật lại, nhưng mối quan tâm chính không phải là bà Vương, mà chính là để tìm bằng chứng cho thấy ông Chu có liên quan tới vụ đâm xe này.
Không chỉ dừng lại ở việc điều tra trên, có dấu hiệu còn cho thấy vị cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc sắp trở thành đối tượng để trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc cân nhắc xem có nên khởi tố hình sự cựu chính trị gia 71 tuổi này hay không, một nguồn tin thân cận với các lãnh đạo Trung Quốc khẳng định.
Việc đưa ông Chu ra trước trung ương đảng để thảo luận về hình thức kỷ luật được cho là một động thái chưa từng có tiền lệ trong cách xử lý các vấn đề kỷ luật trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nó cho thấy chủ tịch Tập Cận Bình tin rằng ông cần phải giành được sự ủng hộ lớn hơn từ hàng ngũ lãnh đạo nước này, trước khi có bước đi quyết đoán để vô hiệu hóa ông Chu.
Các nguồn tin cho biết, hiện ông Tập và các đồng minh vẫn chưa thể chắc chắn liệu họ có thể đi xa đến đâu, trong việc loại trừ các mối đe dọa từ một đối thủ từng nắm trong tay cả hệ thống an ninh khổng lồ của Trung Quốc, và đã tạo dựng được một mạng lưới các tay chân thân tín trên chính trường cũng như giới doanh nghiệp.
Rộng hơn, việc chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu đe dọa tới những quyền lực hùng mạnh từng được đảm bảo bất di bất dịch, ông Tập cần phải cân nhắc phản ứng từ một vài trong số những gia đình có quan hệ chính trị sâu rộng nhất Trung Quốc, những người muốn bảo vệ khối tài sản khống lồ mà họ có được nhờ sự thân cận với những chính trị gia quyền lực.
Khai trừ khỏi đảng?
Video đang HOT
Hôm 29/7 vừa qua, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương của Trung Quốc, khẳng định ông Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra vì bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, một cụm từ thường được dùng để ám chỉ tội danh tham nhũng. Thông báo chỉ vỏn vẹn 69 chữ của Ủy ban trên được nhiều nhà quan sát mổ xẻ.
“Thông báo không nói rằng ông ta vi phạm pháp luật”, Bo Zhiyue, một nhà nghiên cứu cấp cao và chuyên gia về chính giới Trung Quốc tại đại học quốc gia Singapore khẳng định. “Nếu ông Chu Vĩnh Khang chỉ bị phát hiện vi phạm kỷ luật đảng, hình thức kỷ luật nặng nhất chỉ là khai trừ đảng”.
Việc này hầu như là chắc chắn sẽ diễn ra. Có nguồn tin cho biết, ông Chu rất có thể sẽ bị khai trừ đảng ngay đầu tháng 10 tới, khi trung ương đảng Trung Quốc nhóm họp phiên toàn thể lần thứ 4.
Nhưng trước khi có bước đi để xét xử ông Chu, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc cần phải đảm bảo rằng họ có những bằng chứng đanh thép. Cơ quan điều tra nước này đang cố gắng tránh lặp lại một vụ xét xử đồng minh của ông Chu trước đây là Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh. Tại tòa, ông Bạc đã phản bác lại toàn bộ lời khai trước đó, và liên tục tuyên bố mình vô tội, nhưng cuối cùng vẫn bị kết án tù chung thân vì tham nhũng.
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đang cân nhắc những tổn hại về danh tiếng nếu các cáo buộc chống lại ông Chu được công khai. Sẽ không dễ để họ lí giải bằng cách nào ông Chu dường như nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong đảng, khi được cất nhắc qua nhiều vị trí trước khi vào tới thường vụ Bộ chính trị,
Nếu ông Chu “chơi bài ngửa”, nói ra toàn bộ chuyện thâm cung bí sử, đó có thể là một tổn hại sâu sắc cho uy tín của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong những năm đứng đầu cơ quan an ninh, ông Chu lại là người nắm rõ nhất các vụ việc của những lãnh đạo đương nhiệm cũng như về hưu, cũng như gia đình họ, hai nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ. “Chu biết quá nhiều”, một nguồn tin nói. “Đó là một rủi ro khổng lồ”.
Chu Vĩnh Khang bị cho là đứng sau vụ nghe lén các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc trong giai đoạn nhạy cảm trước thềm đại hội 18 của nước này năm 2012, thời điểm diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực cứ 10 năm một lần.
Thủ tướng Lý Khắc Cương và người tiền nhiệm của ông Lý là Ôn Gia Bảo, chính là đối tượng bị nghe lén theo lệnh của Chu, người khi đó đang tìm kiếm bằng chứng tham nhũng, một người thân cận với lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ.
Cho đến nay, ông Chu là chính trị gia cấp cao nhất lọt vào tầm ngắm của Chủ tịch Tập Cận Bình. Báo giới Hồng Kông đã gọi đây là “băng nhóm gia đình họ Chu”. Cho tới cuối tháng 8 vừa qua, 48 quan chức cấp bậc thứ trưởng hoặc cao hơn tại Trung Quốc đã bị điều tra. Theo bản tin của Tân Hoa Xã hồi tháng 8, 14 trong số 23 quan chức đã bị cáo buộc tội danh, nhiều người trong số này có liên hệ rõ ràng với Chu Vĩnh Khang.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhà tù "số 1 Trung Quốc" sắp quá tải vì quan chức tham nhũng
- Theo tạp chí The Diplomat, nhà tù "số 1 Trung Quốc" sắp trở nên quá tải vì chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.
Chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây đã được cả thế giới biết đến. Hàng loạt các quan chức Trung Quốc, dù là quan chức cao cấp nếu dính líu đến tham nhũng đều bị điều tra, xét xử thích đáng.
Như vậy, ngày càng nhiều các quan chức cao cấp được chuyển đến nhà tù Tần Thành, khiến cho nhà tù "số 1 Trung Quốc" ngày càng trở nên quá tải.
Nhà tù "số 1 Trung Quốc" sắp quá tải vì quan chức tham nhũng.
Hồi tháng 7, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã trở thành chính trị gia cấp cao nhất tại Trung Quốc bị chính thức điều tra về tội tham nhũng. Ngoài Chu Vĩnh Khang, hàng loạt các quan chức khác đều không tránh khỏi chiến dịch của ông Tâp Cận Bình. Tổng cộng, gần 40 quan chức cấp thứ trưởng hoặc cao hơn đã bị điều tra kể từ khi ông Tập lên nắm quyền hồi năm 2012.
Nhưng các quan chức cấp cao như vậy không phải ngồi tù cùng các tội phạm bình thường. Thay vào đó, họ được thụ án trong những nhà tù "hạng sang" và tuyệt mật như Tần Thành.
Nhà tù "hạng sang" nổi tiếng nhất là Tần Thành ở quận Xương Bình thuộc thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Được xây dựng vào cuối những năm 1950, đây là nơi giam giữ quan chức cấp cao của Trung Quốc, từ "bè lũ 4 tên" bị kết tội trong cuộc Cách mạng Văn hóa tới những quan chức bị bắt giam sau biến cố Thiên An Môn năm 1989.
Hiện cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu Cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân, cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân và cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Thế Châu đều là những nhân vật đang bị giam giữ ở Tần Thành.
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Tần Thành khác xa với hầu hết những nơi giam giữ khác. Phòng giam được thiết kế đặc biệt để tránh trường hợp tự tử. Mỗi phòng rộng khoảng 20m2, có phòng tắm riêng, giường ngủ rộng rãi, tràng kỷ và có một chiếc bàn.
Cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai là một trong nhiều cựu quan chức cấp cao Trung Quốc bị giam giữ ở Tần Thành.
Không chỉ vậy, đồ ăn ở đây cũng được cho là do các đầu bếp hàng đầu đảm trách. Các tù nhân cũng được quyền nhận đồ ăn và quần áo tiếp tế từ bên ngoài.
Năm 2012, nhà tù Tần Thành đã mở thêm nhiều phòng giam mới nhưng hiện nhà tù vẫn trong tình trạng quá tải. Cùng thời gian đó, một nhà tù "hạng sang" khác tên Diêm Thành được xây dựng ở tỉnh Hà Bắc. Bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai, được cho là đang bị giam ở đây.
Theo The Diplomat, Diêm Thành còn sang hơn cả Tần Thành, có phòng phục vụ đồ uống và sân bóng rổ. Ban đầu, nhiều người cho rằng Diêm Thành sẽ thay thế hoàn toàn Tần Thành song đến nay, chính phủ Trung Quốc sử dụng đồng thời cả 2 nhà tù này mà vẫn không đủ chỗ cho các quan chức phạm tội.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo Vietbao
Trung Quốc sắp xét xử hàng loạt "tay chân" thân tín của Chu Vĩnh Khang Giới chức Trung Quốc được cho là đã sẵn sàng xét xử các cố vấn thân cận cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang - "phát súng" đầu tiên trong vụ tham nhũng quy mô lớn. Cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Các nguồn tin thân cận với vụ...