Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng với hệ thống từ tàu cao tốc đệm từ
Được ra mắt gần đây tại thành phố Thanh Đảo, tàu cao tốc đệm từ được kỳ vọng sẽ trở thành trọng tâm mới của hệ thống vận tải đường sắt ở Trung Quốc.
Tàu cao tốc đệm từ của Trung Quốc có khả năng đạt tốc độ tối đa lên đến 600km/h. (Ảnh: Global Times).
Với khả năng đạt tốc độ tối đa lên đến 600 km/h, tàu đệm từ của Trung Quốc sẽ giúp thu hẹp khoảng cách đáng kể giữa tàu cao tốc chạy trên đường sắt (với tốc độ tối đa 350 km/h) và máy bay (tốc độ bay 800-900 km/h).
Hệ thống tàu siêu tốc này mới được công bố hôm 20/7 tại thành phố ven biển Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông. Trang EFahrer.com của Đức cho rằng, một ngày không xa, hệ thống tàu cao tốc đệm từ này sẽ trở thành trọng tâm mới của hệ thống vận tải đường sắt ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Và trong khi nhà sản xuất – Tổng công ty đường sắt Trung Quốc (CRRC) – tuyên bố “đây là sản phẩm thuần túy của Trung Quốc”, nhưng trên thực tế, bằng sáng chế là của Đức.
Đúng như cái tên của nó, tàu này di chuyển nhanh nhờ lực từ trường. Tàu có thể đạt vận tốc cao như vậy vì không sử dụng bánh xe mà dùng các lớp đệm khí và hệ thống điện từ tính để đẩy tàu đi, giảm thiểu sự ma sát với đường ray. Điều duy nhất ngăn nó chạy nhanh hơn nữa là lực cản của không khí.
Đó là lý do tại sao các nghiên cứu hiện đang được thực hiện trên các tuyến đường chạy trong chân không và trên các tuyến đường hoạt động với chất siêu dẫn. Các chuyên gia cho rằng, tàu đệm từ thậm chí có thể đạt tốc độ đáng kinh ngạc 1.000km/h.
Tàu đệm từ được đánh giá sẽ là trọng tâm tương lai của ngành vận tải Trung Quốc vì chúng êm hơn, an toàn hơn, độ rung lắc thấp và sức chứa hành khách lớn, Phó Tổng giám đốc kiêm kỹ sư trưởng của CRRC Liang Jianying cho biết.
Một ưu điểm khác của hệ thống tàu này là không gây ô nhiễm tiếng ồn như máy bay và không cần một hệ thống hạ tầng sân bay cho việc đậu đỗ và đường băng quá rộng như hàng không. Vì vậy, tàu đệm từ có thể xuất phát ngay ở trung tâm thành phố.
Tuy nhiên, có một điều khiến đoàn tàu này vẫn chưa sẵn sàng chào đón hành khách – đó là thiếu mạng lưới đường ray đã hoàn thiện.
Hiện tại, Trung Quốc chỉ có một tuyến tàu đệm từ sử dụng cho mục đích thương mại, kết nối Sân bay Phố Đông của Thượng Hải với ga Longyang Road trong thành phố. Tàu chạy khoảng hơn 7 phút cho hành trình 30 km này, với tốc độ 430 km/h.
Một số mạng lưới đường ray đệm từ mới đang được xây dựng, nối Thượng Hải và Hàng Châu, và hệ thống nối Thành Đô và Trùng Khánh. Nhưng có thể mất từ 5-10 năm, các mạng lưới này mới đưa vào vận hành, các quan chức đường sắt cho biết.
Việc mở rộng quy mô này cho thấy các kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc, trong đó đặt ra mục tiêu là “vòng tròn giao thông kéo dài 3 giờ” giữa các thành phố lớn của nước này.
Với tàu đệm từ, sẽ chỉ mất 2,5 giờ đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, so với 2 giờ bằng máy bay và 5,5 giờ bằng tàu cao tốc chạy trên đường ray.
Dù chi phí cao và việc không tương thích với hệ thống hạ tầng đường ray, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng có kế hoạch xây dựng các mạng lưới tàu đệm từ.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...