Trung Quốc đặt nền móng bóng đá ở bậc mầm non, hy vọng chiến thắng World Cup
Trung Quốc đang đưa bóng đá vào 3.000 trường mẫu giáo trong năm nay nhằm truyền cảm hứng cho trẻ em đối với “một trò chơi hay” và tiếp tục đặt nền móng cho một đội bóng chiến thắng World Cup vào năm 2050.
Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng Trung Quốc sẽ đăng cai trận chung kết World Cup năm 2050
Bộ Giáo dục Trung Quốc sẽ chọn các trường mẫu giáo – nơi lần đầu tiên môn thể thao này được chỉ định là một hoạt động đặc biệt.
200 hiệu trưởng trường mẫu giáo và 200 GV đang được nhân viên của Liên đoàn Bóng đá ở Anh đào tạo. Theo Bộ GD, đây là đợt chuyên gia đầu tiên phục vụ cho chương trình này.
Video đang HOT
Bóng đá sẽ được đưa về các trường mẫu giáo Trung Quốc như một hoạt động đặc biệt
Kể từ 2015, Trung Quốc đã đề cử hơn 24.000 “trường học nổi bật về bóng đá” tham gia kế hoạch đầy tham vọng trên và hiện đang mở rộng kế hoạch này cho trẻ nhỏ hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng ông mong ước Trung Quốc sẽ đăng cai trận chung kết World Cup và giành được danh hiệu này vào năm 2050. Trung Quốc đặt mục tiêu khi đó có 50.000 trường học nổi bật về bóng đá.
Hải Yến
Theo SCMP/GDTĐ
Dùng hơn 2 tỷ chiêu mộ tân sinh viên ưu tú, đại học top 5 Trung Quốc bị tuýt còi
Đại học Triết Giang bị Bộ giáo dục Trung Quốc tuýt còi sau khi bỏ ra 500.000 NDT chiêu mộ các thí sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Cao khảo.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình địa phương hôm 29/6, ông Zhu Zuoxiang, giám đốc tuyển sinh của Đại học Triết Giang cho biết nhà trường sẽ tặng thưởng xứng đáng cho 100 thí sinh có điểm số cao nhất nộp hồ sơ vào trường. Số tiền này lên tới 500.000 NDT (gần 1,8 tỷ đồng). 100 tân sinh còn lại trong top 200 sẽ được nhận một khoản khiêm tốn hơn với tổng giá trị vào khoảng 200.000 NDT (hơn 675 triệu đồng).
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau lời mời chào hấp dẫn này, Đại học Triết Giang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận. Các trường đại học khác cáo buộc Triết Giang "chơi không đẹp" trong cuộc đua giành giật các sĩ tử ưu tú của Trung Quốc.
Đại học Triết Giang nằm trong top 5 đại học hàng đầu Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Làn sóng chỉ trích nhanh chóng đánh động tới Bộ giáo dục Trung Quốc. Trong thông báo đưa ra hôm 1/7, Bộ này yêu cầu Đại học Triết Giang ngừng sử dụng "chiêu trò" trên để tuyển mộ tân sinh viên, khẳng định đây là điều cần thiết để đảm bảo môi trường tuyển sinh bình đẳng giữa các trường.
"Chúng tôi cũng phát hiện một vài giảng viên của trường tìm cách tuyển dụng sinh viên bằng cách đăng tải phần thưởng qua Wechat", thông báo nêu rõ.
Cao khảo, kỳ thi đại học đầu vào của Trung Quốc diễn ra đầu tháng 6, kết quả vừa được công bố vào tuần trước. Các thí sinh với điểm số top đầu của cả nước đang trở thành mục tiêu săn đón của hàng loạt các đại học.
Bộ giáo dục Trung Quốc từng ban hành một quy tắc cho các trường đại học khi chiêu mộ tân sinh viên, nhưng điều đó không làm giảm đi độ khốc liệt trong cuộc giành giật nhân tài giữa các trường đại học tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Một trong các quy định của bộ quy tắc nêu rõ các trường không được dùng tiền thưởng ở mức cao để mời chào hay hứa hẹn sẽ để sinh viên chuyển ngành đăng kỳ sau khi nhập học.
Wu Zunmin, giáo sư giáo dục tại Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc cho rằng việc sử dụng tiền để thu hút học sinh đi ngược lại các nguyên tắc giáo dục cơ bản. "Một sinh viên nên chọn một trường đại học dựa trên môi trường học thuật, chuyên ngành và sở thích của mình thay vì tiền", ông Wu nói.
Wu cho biết ông rất sốc khi ngay cả đại học Triết Giang, trường nhiều năm chưa bao giờ bị đánh bật khỏi top 5 đại học hàng đầu của Trung Quốc lại phải dùng tới hạ sách này. Tuy nhiên, ông Wu cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nhiều sinh viên ưu tú đang bắt đầu chuộng xu hướng du học ở các môi trường đào tạo tốt hơn như Anh hay Mỹ.
Bốn năm trước, hai trường đại học hàng đầu của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thanh Hoa bị cáo buộc bôi nhọ lẫn nhau và dùng tiền bạc để thu hút các thí sinh tiềm năng ở Tứ Xuyên.
Theo Bảng xếp hạng Đại học thế giới mới nhất của QS, Thanh Hoa hiện xếp ở vị trí 16, Bắc Kinh kém 6 bậc trong khi Triết Giang án ngữ ở thứ hạng 54.
Nguồn: SCMP/VTC
Học sinh Trung Quốc sẽ làm quen với chứng khoán từ tiểu học Chính phủ Trung Quốc muốn học sinh hiểu rõ các khái niệm để tránh xa những cạm bẫy của thị trường chứng khoán. The Guardian ngày 18/3 thông tin, sách giáo khoa cấp tiểu học ở Trung Quốc có thể sớm bổ sung định nghĩa về những thuật ngữ như "tỷ số P/E" (hệ số giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận) hay...