Trung Quốc đang trở thành siêu cường dữ liệu
Mỹ từng là quốc gia thống trị dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới hồi năm 2001, nhưng trật tự thông tin thế giới đang nhanh chóng thay đổi.
Mỹ được coi là thánh địa của các hãng công nghệ và người dùng đam mê công nghệ, cũng là nơi chiếm nhiều lưu lượng dữ liệu nhất thế giới những ngày đầu bùng nổ Internet, hồi đầu những năm 2000. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi Trung Quốc dẫn đầu thế giới với 23% lưu lượng dữ liệu xuyên biên giới, gần gấp đôi mức 12% của Mỹ ở vị trí thứ hai.
Khoảng cách dẫn trước có thể mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc khi mạng Internet toàn cầu có nguy cơ tan rã thành “splinternet” – những mạng lưới thông tin được phân cách bởi biên giới quốc gia.
Khách tham quan xem mẫu laptop do Huawei chế tạo ở một triển lãm tại Bắc Kinh.
Khảo sát về lưu lượng dữ liệu xuyên biên giới dựa trên thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và công ty nghiên cứu TeleGeography cho thấy dòng dữ liệu của Trung Quốc trong năm 2019 vượt xa những nước khác.
Động lực đến từ kết nối giữa Trung Quốc với những nước châu Á. Mỹ từng chiếm 45% lưu lượng đến và đi từ Trung Quốc trong năm 2001, nhưng con số này tụt xuống chỉ còn 25% hồi năm ngoái. Các nước châu Á chiếm hơn một nửa lưu lượng dữ liệu của Trung Quốc, trong đó khoảng 15% từ Singapore.
Bắc Kinh cũng tận dụng sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để khuyến khích các tập đoàn tư nhân như Alibaba và Tencent mở rộng ra nước ngoài. Nền tảng thanh toán di động Alipay của Ant Group, công ty con trực thuộc Alibaba, đã xuất hiện ở 55 quốc gia và có khoảng 1,3 tỷ người sử dụng.
Video đang HOT
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong năm 2014 và liên tục tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong những năm sau đó.
Điều này có nghĩa là gì?
Việc trở thành siêu cường dữ liệu toàn cầu sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát nguồn lực khổng lồ, gần như vô giá với năng lực cạnh tranh kinh tế trong tương lai. Dữ liệu từ nước ngoài có thể mang đến lợi thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin.
Trung Quốc cũng có thể trở thành nước hưởng nhiều lợi ích nhất từ mạng Internet phân rã.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm nay ký sắc lệnh cấm ứng dụng nhắn tin WeChat vốn được hàng triệu người Mỹ sử dụng hàng ngày. Đây chỉ là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm chặn các ứng dụng của Trung Quốc và loại nước này khỏi cơ sở hạng tầng mạng. Tuy nhiên, nỗ lực của Washington nhằm kéo các đồng minh vào mặt trận đối phó Bắc Kinh dường như không có hiệu quả.
Tòa Tư pháp châu Âu hồi tháng 7 bác thỏa thuận về quyền riêng tư dữ liệu được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đàm phán, cho rằng phía Mỹ không đáp ứng đủ yêu cầu về bảo hộ dữ liệu cá nhân. Tòa án châu Âu chỉ ra vấn đề khi Mỹ thăm dò các công dân nước ngoài để giám sát nguy cơ khủng bố tiềm tàng, điều mà chính Washington bày tỏ lo ngại khi đề cập đến hoạt động của Bắc Kinh.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross sau đó tỏ ra “thất vọng sâu sắc” với phán quyết của tòa.
Gián đoạn dòng chảy dữ liệu cũng ảnh hưởng tới khả năng chia sẻ kiến thức qua mạng Internet. Ví dụ cụ thể là hơn 50 triệu lập trình viên trên thế giới đang dùng nền tảng GitHub để hợp tác trong lĩnh vực lập trình, sáng tạo ra hàng loạt tiến bộ công nghệ. Nhưng các kỹ sư Trung Quốc đang bắt đầu chuyển sang sử dụng nền tảng nội bộ riêng rẽ.
Một số người dùng cũng chuyển sang hệ thống Gitee của Trung Quốc vì lo ngại căng thẳng Mỹ – Trung có thể cản trở khả năng tiếp cận GitHub, vốn do Microsoft sở hữu. “Gitee có thể phát triển lớn hơn nữa với sự giúp đỡ từ các công ty trong nước”, một kỹ sư Trung Quốc 28 tuổi cho hay.
Mạng Internet phân tách đồng nghĩa với việc nước nào thu thập được lượng lớn dữ liệu trong lãnh thổ của mình sẽ nắm lợi thế phát triển AI và nhiều công nghệ khác. Trung Quốc hưởng lợi rõ ràng nhất với hơn 900 triệu người dùng Internet.
Có dấu hiệu cho thấy dân cư đang trở thành động lực chủ chốt trong phát triển kinh tế và công nghệ. Trung Quốc chiếm 26,5% trong số 10% tài liệu về AI được trích dẫn nhiều nhất thế giới trong năm 2018, gần tiếp cận mức 29% của Mỹ, theo nghiên cứu của Viện Allen về AI. Các chuyên viên của Viện Allen dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nước dẫn đầu ngành AI trong vài năm tới.
Sự phân tách Internet cũng ảnh hưởng tới khả năng phối hợp toàn cầu trong những vấn đề lớn, như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội.
Chính phủ Trung Quốc thường tránh can thiệp quá sâu vào ngành công nghệ trong nước, nhưng đã hành động cứng rắn khi ngăn chặn đợt mở bán công khai đầu tiên của Ant Group. Điều này khiến nhiều quốc gia thất vọng, trong đó có Nhật Bản, khi nước này đang thúc đẩy sáng kiến “lưu thông dữ liệu tự do tin cậy” (DFFT) do cựu Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất.
“Chữ T (tin cậy) trong DFFT đã biến mất”, một quan chức Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho hay, đề cập việc Ấn Độ và nhiều quốc gia cũng đang từ bỏ sáng kiến này.
Viettel chuẩn hóa hàng trăm ngàn dữ liệu lên Cổng công khai y tế
Sáng ngày 20/11, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức khai trương Cổng công khai y tế.
Đây là một trong những dấu mốc đặc biệt, khẳng định quyết tâm của Bộ Y tế, hướng đến mục tiêu minh bạch, công khai toàn bộ thông tin về giá của ngành y tế.
Cổng công khai y tế cung cấp các thông tin trên 5 lĩnh vực là: Dược, Mỹ phẩm, Trang thiết bị y tế, An toàn thực phẩm, Khám chữa bệnh, Hành chính công. Với sự định hướng của lãnh đạo Bộ, sự tham gia của Văn phòng Bộ và các Vụ, Cục liên quan; Viettel đã nhanh chóng tổng hợp, chuẩn hóa, liên kết dữ liệu, đưa lên hệ thống hàng trăm ngàn dữ liệu ngành y tế một cách khoa học, đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối.
Thông qua Cổng công khai y tế, cơ quan quản lý nhà nước có thể nhanh chóng cập nhật số liệu ngành, từ đó có cơ sở để kịp thời xây dựng các cơ chế chính sách quản lý phù hợp với tình hình hiện tại. Cung cấp công cụ để doanh nghiệp tra cứu thông tin giá sản phẩm, so sánh, đối chiếu với các doanh nghiệp khác để có chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao chất lượng cạnh tranh. Đặc biệt, Cổng công khai y tế sẽ là công cụ đắc lực để người dân trở thành những giám sát viên cho ngành Y tế; biết chính xác thông tin giá của các sản phẩm, dich vụ y tế.
Phát biểu tại sự kiện, Ông Hoàng Sơn - Bí thư Đảng Ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Viettel cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Bộ Y tế, hoàn thiện các tính năng và liên tục ứng dụng các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo AI, Chatbot trong tương tác với người dùng, trả lời tự động các câu hỏi; công nghệ Blockchain để kiểm soát các thông tin khi liên thông dữ liệu, đảm bảo theo dõi lịch sử quá trình cập nhật; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối."
Thời gian tới, Cổng công khai y tế sẽ được phát triển phiên bản ứng dụng trên các thiết bị di động, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, đơn vị có thể tra cứu và cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi; hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch.
Trong hơn 10 năm qua, Viettel đã đồng hành cùng với Bộ y tế, đưa các giải pháp công nghệ từng bước xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh. Đến nay, Viettel đã cùng Bộ y tế hoàn thiện gần 20 hệ thống giúp người dân được theo dõi và quản lý sức khỏe, chủ động phòng chống bệnh tật; điều trị và nâng cao sức khỏe của chính mình. Các hệ thống nổi bật bao gồm: Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia; Hệ thống kết nối mạng có sở cung ứng thuốc toàn quốc; Hệ thống quản lý Cơ sở dữ liệu Dược quốc gia...
Cổng công khai y tế công bố các thông tin trên 5 lĩnh vực:
- Lĩnh vực Dược và mỹ phẩm: công khai 60.228 thông tin giá thuốc bán buôn dự kiến kê khai, kê khai lại; 41.389 giá thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế.
- Lĩnh vực Trang thiết bị y tế: công khai trên 15.000 thông tin giá Thiết bị y tế và Vật tư y tế, Sinh phẩm chuẩn đoán và thông tin kết quả trúng thầu.
- Lĩnh vực An toàn thực phẩm: công khai trên 28.000 thông tin thực phẩm chức năng được cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố, công khai về quảng cáo an toàn thực phẩm và các vi phạm quảng cáo.
- Lĩnh vực Khám chữa bệnh: công khai 1.900 hạng mục giá khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế và công khai đánh giá theo 83 tiêu chí, thông tin niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh của trên 1.490 cơ sở khám chữa bệnh và 16.000 các cơ sở y tế liên quan trên toàn quốc.
- Công khai toàn bộ Kết quả xử lý thủ tục hành chính của Bộ Y tế.
Apple tố Facebook 'thu thập tối đa dữ liệu người dùng' Apple tiếp tục công kích Facebook, cho rằng mạng xã hội lớn nhất thế giới đang thu thập một lượng lớn dữ liệu và coi thường quyền riêng tư của người dùng. "Các giám đốc của Facebook thể hiện rõ ý định của họ là thu thập dữ liệu càng nhiều càng tốt nhằm kiếm tiền từ các hồ sơ chi tiết mà...