Trung Quốc đả “hổ”, diệt “ruồi” sau chuyển giao quyền lực
Đảng Cộng sản Trung Quốc có một lịch sử dài về các nỗ lực chống tham nhũng và thanh lọc nội bộ, đặc biệt là vào sau các thời điểm chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ lãnh đạo.
Mao Trạch Đông nổi tiếng với các cuộc phê bình, đấu tố và Cách mạng Văn hóa.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Sau thời kỳ lãnh đạo của Mao Trạch Đông, lần lượt Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân cùng nỗ lực chống nạn hối lộ và khai trừ ra khỏi đảng các phần tử tham nhũng hay có tư tưởng lệch lạc. Ông Giang Trạch Dân còn đặc biệt cố gắng tái thiết quyền lực kiểm soát của Đảng trong lực lượng quân đội. Tuy nhiên, không nhiều người cho rằng hai nhà lãnh đạo này thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng. Có một thực tế, mà dường như ngày càng được nhiều người chấp nhận như một điều hiển nhiên, cùng với quá trình mở cửa và phát triển kinh tế ở Trung Quốc, các đảng viên cao cấp và những người có quan hệ thân thiết với họ ngày một giàu có hơn.
Tới những năm 2000, ông Hồ Cầm Đào lại thêm một lần nữa gắng sức thúc đẩy các chiến dịch chống hối lộ, một phần do bất bình và phản đối của người dân Trung Quốc với nạn quan chức tham nhũng ngày càng gia tăng. Các chiến dịch này không mấy thành công. Tờ New York Times vào ngày 26-10-2012 đã gây tiếng vang lớn ở cả Trung Quốc và trên trường quốc tế khi công bố gia tài khoảng 2,7 tỷ USD của gia tộc cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Bắc Kinh đã kịch liệt phản bác thông tin này. Còn David Barboza, phóng viên thực hiện phóng sự này, nhận giải thưởng danh giá Pulitzer vào tháng 4-2013.
Ông Hồ Cầm Đào.
Video đang HOT
Ngay sau khi tiếp nhận quyền lực lãnh đạo, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố ưu tiên chống tham nhũng với chính sách “đả hổ nhưng không để lọt ruồi” (nguyên văn tiếng Anh: “attacking the big tiger but not letting small flies escape”). Các nỗ lực chống tham nhũng trong quá khứ luôn bị chỉ trích là chỉ xử lý vi phạm ở những cấp thấp. Ông Tập đã tỏ rõ quyết tâm làm trong sạch nội bộ đảng khi đặt “đả hổ” lên trước tiên. Trong nhiều tuần gần đây, báo giới Trung Quốc đưa nhiều thông tin về cái chết của hai quan chức đảng ở cấp địa phương Ôn Châu và Hà Nam trong quá trình chịu kỷ luật điều tra của đảng.
Hệ thống kỷ luật đảng vận hành song song với hệ thống tư pháp của nhà nước không phải điều gì xa lạ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt gây chú ý lần này là báo giới và các mạng xã hội tại Trung Quốc được công khai đưa tin và bình luận về hai vụ việc. Động thái này được Stratfor đánh giá là phản ứng của các quan chức địa phương với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Chiến dịch này cũng được cho là sẽ sớm hướng tới những xử lý hành vi tham nhũng ở các quan chức có cấp bậc cao hơn.
Ông Tập Cận Bình.
Chủ tịch Tập Cận Bình chống tham nhũng trước tiên bằng động thái thống nhất quyền lực lãnh đạo trong đảng cộng sản Trung Quốc, với việc đưa Vương Kỳ Sơn – một người thân cận và cũng thuộc diện &’Thái tử Đảng’, Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị – vào vị trí Bí thư Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra Trung ương. Ông Vương được xem là chuyên gia về chính sách kinh tế và tài chính, rất có tiếng về làm việc hiệu quả. Việc xếp ông Vương vào vị trí phụ trách công tác kiểm tra, kỷ luật phần nào gây ngạc nhiên cho giới quan sát nhưng cũng là động thái khẳng định cam kết chấn chỉnh hàng ngũ trong đảng của đội ngũ lãnh đạo mới.
Cái chết của hai quan chức địa phương trong quá trình thẩm tra của Ủy ban Kỷ luật một mặt cho thấy các cán bộ cấp địa phương của Ủy ban này đang nỗ lực bày tỏ trung thành với trung ương và quyết tâm tiên phong trên mặt trận chống tham nhũng. Mặt khác, lo ngại về lạm dụng quyền lực đang gia tăng.
Mục tiêu cuối cùng của ông Tập Cận Bình, theo đánh giá của giới quan sát phương Tây, là sắp xếp lại hàng ngũ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Mọi động thái đều là “ví dụ minh họa” cho các đồng chí và cả đối thủ chính trị nhằm đảm bảo những người được lựa chọn sẽ được cắt đặt vào đúng chỗ. Hối lộ và chủ nghĩa thân hữu là những vấn đề chưa có lời giải ở Trung Quốc. Hai sự cố ở cấp địa phương chỉ là “những con ruồi nhỏ”. Cũng đã có những con “hổ” bị “đả” như cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân. Và có thể sẽ thêm nhiều “hổ” khác trở thành mục tiêu trong tương lai.
Tuy vậy, các nỗ lực thực thi đều vô cùng cẩn trọng nhằm tránh tình huống vòng xoáy ảnh hưởng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Theo Dantri
Trung Quốc tranh cãi vì cháu gái Mao Trạch Đông lọt top nhà giàu
Cháu gái của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và chồng vừa được gia nhập danh sách những người giàu Trung Quốc, làm dấy lên một cuộc tranh cãi lớn về mối quan hệ giữa chính trị và tài sản cá nhân.
Kong Dongmei và chồng Chen Dongsheng
Với gia sản ước tính 5 tỷ Tệ (hơn 800.000 USD), Kong Dongmei, cháu gái của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, và chồng Chen Dongsheng đứng ở vị trí thứ 242 trong danh sách 500 người giàu vào năm 2013 của tạp chí New Fortune ở Quảng Đông.
Chen là chủ tịch của công ty bảo hiểm nhân thọ Taikang ở Bắc Kinh, còn Kong là một cổ đông lớn và là giám đốc. Cô là con gái của Lý Mẫn, người con duy nhất còn sống của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông và người vợ thứ hai Hạ Tử Trân. Cô gia nhập công ty bảo hiểm từ những ngày đầu vào năm 1992 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh.
Kong cũng có bằng thạc sỹ tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, vào năm 1999. Là chủ tịch của một công ty văn hóa ở Bắc Kinh, với một hiệu sách nhằm bảo vệ văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Kong không hổ danh là cháu gái của Mao Trạch Đông. Cô cũng viết 4 cuốn sách bán rất chạy về ông mình.
Hé lộ về tài sản gia đình Kong dường như đối nghịch với Thiếu tướng Mao Xinyu, con của người con trai thứ hai của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông. Năm 2009, Thiếu tướng Mao Xinyu đã cho biết với báo chí Trung Quốc đại lục rằng: "Di sản của gia đình Mao là trung thực và sạch sẽ. Không một thành viên nào trong gia đình Mao tham gia kinh doanh. Tất cả đều sống với đồng lương khiêm tốn."
Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Trung tâm dữ liệu Trung Quốc, đại học Thanh Hoa nổi tiếng Trung Quốc cho thấy, sinh viên là con của những ông bố, bà mẹ làm quan chức tốt nghiệp trường này có thể kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên khác 15%.
Tờ Beijing Evening Post hôm qua 8/5 đưa tin, Li Hongbin, phó giám đốc trung tâm cho biết dữ liệu cho thấy xuất thân gia đình là nguyên nhân có sự khác biệt 15% trong lương khởi điểm.
"Có bằng chứng rõ ràng rằng...nguồn gốc gia đình quan chức có phần trong các tài sản thêm đó", Li nhận định.
Cuộc khảo sát, được thực hiện với 6.059 sinh viên tốt nghiệp từ 19 trường đại học kể từ năm 2010, cho thấy con em của các gia đình giàu có được tuyển nhiều hơn vào các ngành tài chính, các cơ quan chính phủ, các học viện xã hội và các tổ chức quốc tế, trong khi những sinh viên tốt nghiệp xuất thân từ những gia đình bình thường được tuyển nhiều hơn vào các ngành công nghiệp, như mỏ, sản xuất và xây dựng.
Cuộc khảo sát dường như cho thấy, sự bảo trợ là nhân tố lớn khiến khoảng cách thu nhập giữa những người có xuất thân khác nhau gia tăng.
Tuy nhiên, đối nghịch hoàn toàn với nguồn gốc xuất thân của Kong Dongmei, người đứng đầu danh sách những người giàu nhất Trung Quốc là Zong Qinghou lại bắt đầu sự nghiệp bằng nghề thu hoạch muối ở tỉnh Chiết Giang. Người đồng sáng lập ra tập đoàn nước giải khát nổi tiếng Trung Quốc Wahaha có tài sản ước tính 70 tỷ Tệ.
Theo Dantri
Cháu gái Mao Trạch Đông vào top giàu nhất TQ Vợ chồng cháu gái của cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông nằm trong top 500 người giàu nhất Trung Quốc, cuộc khảo sát gần đây cho biết. Tài sản của gia đình Kong Dongmei, cháu gái của nhà lãnh đạo quá cố, và chồng Chen Dongsheng ước tính lên tới 5 tỷ NDT (khoảng 17.000 tỷ đồng), đưa họ lên vị trí 242...