Trung Quốc cũng đang “xoay trục” ngoại giao?

Theo dõi VGT trên

Phải chăng Trung Quốc, dưới thời tân chủ tịch Tập Cận Bình, đang tiến hành một cuộc “xoay trục” ngoại giao của riêng mình, song song với sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ về châu Á?

Trung Quốc cũng đang xoay trục ngoại giao? - Hình 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sáng kiến quốc tế quan trọng đầu tiên của Tập Cận Bình – chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên đến tiên đến Nga, và ngay sau đó tham dự hội nghị thượng đỉnh BRIC ở Nam Phi – cho thấy Trung Quốc đang tìm cách gây dựng mối quan hệ với các cường quốc mới nổi hùng mạnh nhất thế giới để đối phó với chiến lược ngoại giao của Mỹ. Và trên thực tế, khả năng này đã được củng cố bởi tuyên bố mới đây của ông về quan hệ với Ấn Độ khi ông gọi đó là “một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất” đối với Trung Quốc.

Sự quan tâm ngay từ ban đầu đôi với quan hệ Trung-Ấn của Tập Cận Bình là một điểm mới lạ so với các nhà lãnh đạo trước đó. Ông đề ra cương lĩnh 5 điểm, giống như “5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” của Jawaharlal Nehru được triển khai theo Hiệp định Panchsheel 1954.

Theo cương lĩnh của Tập Cận Bình, cho đến khi hoàn tất giải quyết các vấn đề lãnh thổ, hai nước nên hợp tác để giữ vững hòa bình và ổn định, ngăn chặn tranh chấp biên giới ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ toàn cục. Trung Quốc và Ấn Độ nên duy trì thông tin liên lạc chiến lược chặt chẽ nhằm duy trì quan hệ song phương “đi đúng hướng”.

Ngoài ra, hai nước nên khai thác thế mạnh tương đối của nhau và mở rộng hợp tác cùng có lợi về cơ sở hạ tầng, đầu tư và các lĩnh vực khác; thúc đẩy quan hệ văn hóa để tăng cường tình hữu nghị; và mở rộng hợp tác trong các diễn đàn đa phương nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia đang phát triển trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu. Cuối cùng, hai bên nên giúp đỡ giải quyết những mối quan tâm cốt lõi của nhau.

Mặc dù Tập Cận Bình đang phải đau đầu đối phó với những thách thức trong nước từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 11 năm ngoái, và hiện đảm nhận thêm chức vụ Chủ tịch nước từ tháng 3, quan hệ với Ấn Độ có thể có tác động trực tiếp đến các điều kiện bên trong. Đơn cử, muốn ngăn chặn nạn buôn lậu m.a t.úy ở tỉnh Vân Nam ở phía cảnh sát và lực lượng an ninh Trung Quốc phải đặc biệt để tâm đến những diễn biến ở Myanmar, một đất nước cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với Ấn Độ.

Video đang HOT

Tiếp đến là Tây Tạng, có lẽ là quan ngại an ninh trong nước lớn nhất của Trung Quốc, và cũng là nguồn gốc gây căng thẳng từ nhiều năm qua với Ấn Độ, do những tranh chấp lãnh thổ. Sự phẫn nộ gần đây của Trung Quốc đối việc Dalai Lama đến thăm tu viện Tawang ở Arunachal Pradesh, phần lãnh thổ bên phía Ấn Độ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, cho thấy vấn đề này vẫn đang có sức ảnh hưởng đến thế nào đến quan hệ hai nước.

Hu Shisheng, nhà phân tích chiến lượng Nam Á hàng đầu tại Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc, nói rằng những chuyến thăm như vậy không có nghĩa “quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc đang trong tình trạng rối ren”, mặc dù nguy cơ bất ổn còn cao.

Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc dường như nhìn theo hướng tích cực nhiều hơn. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Nhân dân Nhật báo, mới đây xác định “hai lĩnh vực quan tâm đối với Ấn Độ” có ý nghĩa quan trọng nhất. Với vấn đề biên giới được kiểm soát hiệu quả, sẽ có nhiều sự chú trọng hơn đối với “các vấn đề thương mại và đa phương” nơi thành công có thể mở ra một “chương mới” đầy hân hoan trong quan hệ hai nước.

Vậy có nghĩa nghi kỵ giữa hai nước đã biến mất? Nhân dân Nhật báo dường như coi mối quan hệ hiện nay là bình thường. Ấn Độ có vẻ cũng tin tưởng như vậy. Thực vậy, một quan chức cấp cao Ấn Độ, khi nói về căng thẳng tại Biển Đông, mới đây được dẫn lời nói rằng “Bạn không thể coi cuộc đối đầu trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi”.

“Ấn Độ – Thái Bình Dương là một khu vực địa chính trị”, quan chức này nói, “nhưng hãy nhìn vào tình thế hiện nay ở Ấn Độ Dương. Tình hình ở gần Trung Quốc hơn, dù là biển Hoa Đông, gần Nhật Bản, hay ở Tây Thái Bình Dương, là hoàn toàn khác biệt. Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ – mỗi nước đều cần các liên kết biển: năng lượng của mỗi nước đi qua đó”.

Tuy vậy, một báo cáo mật của Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại nhấn mạnh “số lượng ngày càng tăng các tàu ngầm Trung Quốc mạo hiểm vào khu vực Ấn Độ Dương, gây ra đe dọa đến lợi ích an ninh của Ấn Độ”. Báo cáo chỉ ra, ” có ít nhất 22 lần phát hiện tàu nghi là tàu tấn công của Trung Quốc đi tuần tra bên ngoài vùng lãnh hải của Trung Quốc vào năm ngoái” và cảnh báo “sự tập trung ngầm” của hải quân Trung Quốc có thể nhằm “kiểm soát các tuyến thông thương liên lạc nhạy cảm cao”.

Nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm củng cố quan hệ với cường quốc láng giềng khác, Nga, nên được nhìn nhận là sự bổ sung cho việc tiếp cận với Ấn Độ của ông. Tại đây, ông đã được sự ủng hộ bởi thái độ cứng rắn rõ rệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Mỹ và phương Tây. Trung Quốc chia sẻ mối hoài nghi của Nga. Trên thực tế, Tập Cận Bình thậm chí còn tuyên bố, về địa chính trị, Nga và Trung Quốc “có chung một tiếng nói”.

Đương nhiên cũng có những lý do hoàn toàn hợp lý cho mối quan hệ Trung-Nga gần gũi hơn. Họ là thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trung Quốc là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất. Quan hệ thương mại cũng đang bùng nổ, đạt giá trị 88 tỷ USD vào năm ngoái.

Cuộc xoay trục khu vực của Tập Cận Bình nên được nhìn nhận trong tầm nhìn tổng thể về “chấn hưng Trung Hoa”, đòi hỏi Trung Quốc phải lấy lại vài trò lãnh đạo cao nhất ở châu Á mà nước này từng làm được trong phần lớn lịch sử của mình. Tham vọng của ông rất lớn, nhưng hãy chờ xem ông có thể làm được gì, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Theo Dantri

Mỹ chuẩn bị kế hoạch chiến tranh chống Trung Quốc?

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cho biết Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt Úc và Nhật Bản, đang thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc.

Mỹ chuẩn bị kế hoạch chiến tranh chống Trung Quốc? - Hình 1

Sơ đồ mô tả chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Trung Quốc

Tài liệu của ASPI được tiết lộ ngày 15/4 mang tên "Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến trên không-trên biển và tác động đối với Úc", bao gồm các nội dung kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc. Tài liệu cho biết chiến lược cho trận chiến trên không-trên biển được phát triển ba năm qua của Lầu Năm Góc là bộ phận không thể thiếu trong chính sách "trở lại" châu Á của Chính quyền Obama nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.

Trong khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi, Chính quyền Mỹ quyết tâm sử dụng sức mạnh quân sự để bổ sung cho sự suy giảm kinh tế và ngăn chặn Trung Quốc trở thành một thách thức đối với sức mạnh của Mỹ tại châu Á và trên thế giới. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đ.ánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.

Trận chiến Không-Biển là chiến lược phòng thủ chống lại cuộc tấn công mạnh mẽ của Trung Quốc - một phản ứng trước những khả năng phát triển quân sự ngày càng tăng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang làm xói mòn sự thống trị trên biển của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc dự định phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược. Tài liệu của ASPI mô tả Trận chiến Không-Biển sẽ đối phó với các chiến lược của Trung Quốc "bằng cách đáp trả một cuộc tấn công mở đầu của Trung Quốc, sau đó tiến hành một chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA, sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác". Tài liệu nhận định: "Cuộc chiến có thể leo thang nhưng dưới ngưỡng chiến tranh hạt nhân". Nghĩa là, Mỹ sẽ không để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đầy đủ.

Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dõi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể phản ứng bằng vũ khí hạt nhân.

Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho chiến lược Trận chiến Không-Biển của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Thực tế, Mỹ đã và đang tổ chức lực lượng quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kể cả tăng cường các căn cứ quân sự t.iền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng rộng lớn hơn trong khu vực, tập trung 60% tài sản của hải quân Mỹ ở châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Đồng thời, lợi dụng Triều Tiên như một cái cớ, Mỹ đang hợp tác với Nhật Bản xây dựng các hệ thống chống tên lửa đạn đạo trong khu vực để sẵn sàng đáp trả cuộc chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc. Lầu Năm Góc xác định Nhật Bản và Úc là trung tâm trong các kế hoạch chiến tranh và hai nước "sẽ trở thành đồng minh tích cực trong suốt chiến dịch". Nhật Bản sẽ được coi là tuyến đầu của bất cứ cuộc chiến tranh nào với Trung Quốc và các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, đặc biệt ở Okinawa, là một bộ phận quan trọng trong các kế hoạch bao vây phong tỏa các tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời quân đội Nhật Bản sẽ là lực lượng bổ sung cần thiết cho quân đội Mỹ.

Tài liệu của ASPI cũng chỉ ra những tác động của chiến tranh đối với Úc - nơi được coi là một căn cứ quan trọng của các chiến dịch, đặc biệt khi Mỹ tăng cường bao vây phong tỏa kinh tế Trung Quốc bằng cách cắt đứt các tuyến đường biển quan trọng qua khu vực Đông Nam Á. Cách đây không lâu, Chính phủ Công đảng Úc cho phép Mỹ triển khai Lực lượng Đặc nhiệm Lính thủy đ.ánh bộ ở Darwin và mở cửa các căn cứ khác cho tàu chiến và máy bay Mỹ đồn trú. Mặc dù Thủ tướng Úc Julia Gillard đ.ánh giá thấp tầm quan trọng của Lực lượng lính thủy đ.ánh bộ Mỹ, nhưng ASPI cho rằng lực lượng Mỹ tại Darwin có thể đóng vai trò kiểm soát các tuyến đường biển ở Đông Nam Á. Ngoài ra, Mỹ đang tiếp tục gây áp lực buộc Chính phủ Úc phát triển các khả năng quân sự như trang bị các loại tàu ngầm có khả năng hoạt động tầm xa để chống lại hải quân Trung Quốc.

Kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của Mỹ đang đẩy các nhà lãnh đạo Úc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, bởi vì lâu nay Úc vẫn lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế nhưng cũng dựa vào sức mạnh quân sự Mỹ nhằm bảo vệ các lợi ích của Úc ở châu Á. Mặc dù tài liệu của ASPI cũng như Lầu Năm Góc cho rằng chiến lược Không-Biển chỉ nhằm mục đích phòng thủ, nhưng rõ ràng để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, chính quyền Obama đang tìm cách thổi bùng những điểm nóng nguy hiểm trong khu vực, kể cả bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác bằng cách khuyến khích các đồng minh Nhật Bản và Philippines nỗ lực theo đuổi các tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Tuy nhiên, như nhà phân tích Schreer của ASPI nhận định, Chính phủ Úc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tham gia các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của Mỹ. Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 của Chính phủ Công đảng Úc đã xác định "Úc có khả năng sẽ cùng Mỹ phát động một cuộc chiến Không-Biển chống Trung Quốc". Nhà phân tích Schreer kêu gọi hai chính phủ phải tuyệt đối bí mật các kế hoạch chiến tranh và đề nghị Chính phủ Úc ủng hộ chiến lược Trận chiến Không-Biển mặc dù không lên tiếng ủng hộ công khai chiến lược.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga
07:06:25 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024

Tin đang nóng

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Quang Lê cầm hai cọc t.iền mặt trả cát-xê cho Như Quỳnh: "Chỉ là chút xíu thôi, còn ngân phiếu nữa"
21:43:32 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Loạt nghệ sĩ Việt cưới vợ ở t.uổi U50, U60, U70 nhưng cô nào cũng xinh xắn, hôn nhân viên mãn
21:35:56 02/07/2024
Hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck đã kết thúc nhiều tháng trước
19:45:28 02/07/2024

Tin mới nhất

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới

19:41:08 02/07/2024
Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là cà phê trứng. Món đồ uống này có nguồn gốc từ Hà Nội, có lòng đỏ trứng thêm vào phần trên, đ.ánh bọt với sữa đặc vào cà phê.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Mai Dora phơi nắng khoe đường cong đắt giá, không quên làm một điều

Netizen

01:02:36 03/07/2024
Mệnh danh là nữ hoàng sexy nhất làngMCEsports, mỗi bài đăng khoe đường cong n.óng b.ỏng, show da thịt táo bạo đều khiến Mai Dora trở thành tâm điểm chú ý. Dù là hoa có chủ, song sức hút của cô nàng chưa bao giờ giảm sút.

Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị

Sao thể thao

00:16:51 03/07/2024
Sau trận đấu nhiều cảm xúc trước Slovenia rạng sáng 2-7, Cristiano Ronaldo bị một tờ báo chấm điểm 4/10 và có tờ báo còn kêu gọi không nên để anh đá chính ở trận tứ kết gặp Pháp sắp tới

Bí kíp pha chế trà sữa matcha đậm vị, thơm ngon cực đơn giản

Ẩm thực

23:54:01 02/07/2024
Hương matcha đậm đà kết hợp cùng vị béo ngậy và ngọt của sữa tạo nên một ly trà sữa matcha ngon tuyệt, kích thích mọi giác quan.

5 ưu điểm vượt trội của sữa rửa mặt dạng bọt chị em nên biết

Làm đẹp

23:45:28 02/07/2024
Lớp bọt mịn màng giống như một dụng cụ massage tự nhiên giúp kích thích lưu thông m.áu dưới da. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn cho các tế bào da, giúp da trở nên tươi sáng và khỏe mạnh hơn.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao

Sao việt

23:36:48 02/07/2024
Vào ngày 31/5 vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1995 đã bộc bạch cho biết bản thân đang có tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong nhóm chat trên Instagram.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.