Trung Quốc cố mua đảo của Nhật
Tờ Sankei cho hay Trung Quốc đang cố gắng mua nhóm đảo Goto nằm ngoài khơi Kyushu của Nhật Bản.
Fukue là nhóm đảo lớn nhất thuộc Goto. Ảnh: Want China Times.
Nhóm đảo Goto thuộc tỉnh Nagasaki, gồm 140 hòn đảo lớn nhỏ chia thành 5 nhóm chính gồm: Fukue, Hisaka, Naru, Wakamatsu và Nakadori.
Trong bài viết đăng ngày 22-7, tờ báo của Nhật cho hay Houchou – một hòn đảo không người ở thuộc nhóm Fukue – được rao bán với giá 147.800 USD vào mùa hè năm 2010.
Tuy nhiên, tòa thị chính Goto quản lý nhóm đảo trên đã hủy bỏ ý định bán đảo Houchou sau khi biết chuyện Trung Quốc muốn mua nó. Sau đó, Trung Quốc chuyển qua muốn mua Himesima – một hòn đảo không người ở khác của nhóm Fukue – nhưng cũng không thành công.
Video đang HOT
Ông Katsuyuki Eiji, chủ biên tờ Goto Daily, nói với báo Sankei rằng một công ty tại Thượng Hải đã lập chi nhánh ở Fukue vào năm 2010. Cựu Thị trưởng Goto, bà Ikuko Nakao, luôn tỏ ra sẵn sàng làm ăn với công ty Trung Quốc trên trong các thương vụ mua bán gỗ nhưng sau đó phải rút lui vì đơn đặt hàng quá lớn.
Tờ Sankei nhận định việc Trung Quốc đầu tư vào nhóm đảo Goto còn nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Nhật Bản hơn là tấn công trực diện vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Do có ít người Nhật sinh sống nên tờ báo e ngại một ngày nào đó, nhóm đảo Goto sẽ bị các thuyền cá Trung Quốc chiếm cứ. “Chính quyền trung ương cấm tàu nước ngoài xâm nhập Senkaku nhưng Goto thì không” – một nguồn tin từ chính quyền địa phương tiết lộ.
Theo Biz Live
Lãnh đạo Nga, Trung dự lễ khai mạc tập trận chung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước ở Hoa Đông trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông chủ điện Kremlin.
Các tàu chiến của Nga. (Ảnh minh họa)
Hãng tin Itar-Tass của Nga ngày 16/5 đã dẫn lời trợ lý của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov, cho biết thông tin trên.
Sự xuất hiện hiếm hoi của cả hai nhà lãnh đạo tại một cuộc tập trận chung sẽ là một cơ hội để Nga chứng tỏ mối quan hệ với châu Á với Mỹ và các quốc gia phương Tây, vốn đang đối đầu với Mátxcơva trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể nắm lấy cơ hội này để kiềm chế Mỹ và Nhật Bản trong bối cảnh Washington và Tokyo tái khẳng định quan hệ an ninh thân thiết liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung, Nhật đang tranh chấp ở Hoa Đông, và Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy chính sách "xoay trục" sang châu Á.
Bộ quốc phòng Trung Quốc cho hay cuộc tập trận sẽ được tổ chức tại cửa ngõ sông Trường Giang và vùng biển phía bắc Hoa Đông trong thời gian từ 20-26/5. Lễ khai mạc dự kiến sẽ diễn ra gần Thượng Hải.
Ông Putin dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với ông Tập tại Thượng Hải và sau đó tham dự lễ khai mạc tập trận.
Một phát ngôn viên hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 13/5 cho biết 14 tàu hải quân, 2 tàu ngầm, 9 máy bay, các trực thăng và các lực lượng đặc nhiệm từ cả hai nước sẽ tham gia cuộc tập trận.
Đây sẽ là cuộc tập trận chung thứ 3 như vậy sau các cuộc tập trận chung ngoài khơi vùng Biển Đông của Nga hồi tháng 7/2013 và Hoàng Hải hồi tháng 4/2012.
Chính phủ Nhật Bản cho biết cuộc tập trận chung Nga-Trung không ảnh hưởng gì tới việc kiểm soát của Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng sẽ theo dõi chặt chẽ hoạt động này.
Mátxơva giữ lập trường trung lập về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hoan nghênh sự kiềm chế của Trung Quốc trong việc chỉ trích Nga về tình hình Ukraine.
Theo Dantri
Mỹ làm gì nếu xung đột biển đảo nổ ra ở Thái Bình Dương Những cam kết trong chuyến công du vừa qua của Tổng thống Barack Obama có thể tạo ra sự hiểu nhầm giữa kỳ vọng của các đồng minh với những gì Mỹ có thể làm, nếu xung đột nổ ra với Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Philippines Benigno Aquino trong chuyến...