Trung Quốc có một nền kinh tế cầu vồng trị giá 300 tỷ USD, chuyên sản xuất ốp điện thoại, vật liệu và trang phục cho cộng đồng LBGT
11 giờ đêm tại AMO, một hộp đêm đồng tính nữ dưới lòng đất ở thành phố Thành Đô, 17 cô gái xếp hàng ở trước cửa để chào đón những vị khách thích tiệc tùng. Một trong số đó là Yang Yang, cô gái 25 tuổi từng được đào tạo để trở thành giáo viên mẫu giáo.
Đội ngũ nhân viên tại AMO.
Yang đã làm việc ở AMO được 3 năm và số tiền tiết kiệm của cô đủ để mua một căn hộ rộng rãi tiện nghi. Yang, nơi làm việc và nơi ở của cô là một phần của nền kinh tế cầu vồng đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc: Hệ sinh thái người tiêu dùng, các công ty và nhân viên phục vụ cho dân số LGBT của quốc gia. Truyền thông nước này ước tính phân khúc kinh tế cầu vồng trị giá lên tới 300 tỷ USD mỗi năm, chỉ đứng sau châu Âu và Mỹ.
Thành Đô đã trở thành thiên đường cho cộng đồng LGBT, nơi các thành viên được là chính mình và luôn cảm thấy thoải mái. Thành phố được bao quanh bởi những ngọn núi khiến nó bị cô lập trong nhiều thế kỷ. Đất đai màu mỡ và tài nguyên thiên nhiên dồi dào cho phép nơi này duy trì việc “tự cung tự cấp”. Từ đó, nơi đây bắt đầu hình thành lối sống “chuyện gì cũng có thể xảy ra” và “không chõ mũi vào chuyện của người khác”.
Thành phố 16 triệu dân này được bầu chọn là thủ đô đồng tính của Trung Quốc trong cuộc thăm dò gần đây bởi ứng dụng hẹn hò đồng tính Blued. Giá thuê nhà rẻ đã thu hút lượng lớn người trẻ tuổi đến đây và phát triển một nền văn hóa tiến bộ, cởi mở. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Thành Đô đạt mức 8%, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia.
Yang Yang trong căn hộ của mình tại Thành Đô.
Katherine Guo (19 tuổi) chia sẻ: “Trước khi vào đại học, tôi hầu như chưa từng gặp người đồng tính nào nhưng ở Thành Đô, điều này rất phổ biến. Tất cả những người bạn thân của tôi đều là người đồng tính hoặc lưỡng tính và chúng tôi coi nơi đây là nhà. Tôi đã rời Quảng Châu để đến Thành đô học đại học. Khi còn ở nhà, tôi không tiết lộ cho bất cứ ai rằng tôi là người lưỡng tính”.
Video đang HOT
Theo số liệu của một tổ chức phi chính phủ, có 140.500 người đồng tính nam ở Thành Đô. Tại Trung Quốc, không có luật nào chống lại cộng đồng LGBT nhưng cũng chưa có luật bảo vệ họ khỏi phân biệt đối xử. Đến nay, quốc gia này vẫn chưa chấp nhận hôn nhân đồng tính.
Trước tình hình trên, các công ty tại đất nước tỷ dân đã cố gắng tiếp cận cộng đồng LGBT theo cách tinh tế. Đầu năm nay, Starbucks tung ra những chiếc cốc in hình cầu vồng với thông điệp “Love is Love”. Năm 2015, sau khi Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, trang web mua sắm trực tuyến Taobao của tập đoàn Alibaba và Blued đã tổ chức một cuộc thi chọn ra 7 cặp đôi đồng tính và đưa họ đến Hollywood để kết hôn.
Những chiếc cốc cầu vồng của Starbucks.
Tại Thành Đô, các công ty sản xuất mọi thứ phục vụ cho cộng đồng LGBT, từ ốp điện thoại 7 sắc cầu vồng, bao cho đến những tòa chung cư thân thiện với người đồng tính nữ (Thành viên của cộng đồng LGBT nói rằng đôi khi họ phải che giấu xu hướng quan hệ với chủ nhà). Nhiều cửa hàng trên Taobao chuyên phục vụ những cô nàng tomboy như Yang, điển hình là bán trang phục nam giới với kích cỡ dành cho nữ giới.
Edmund Yang, người sở hữu một quán bar đồng tính ở Thành Tây chia sẻ: “Chúng tôi đang góp phần tạo ra thông điệp cho thế giới rằng cộng đồng LGBT ở Trung Quốc không thực sự phải sống trong môi trường quá ngột ngạt”. Cơ sở của Edmund đã phát triển thành nơi tụ họp của giới đồng tính với tổ hợp 4 tầng gồm quán cà phê ngoài trời, phòng trưng bày nghệ thuật, trung tâm đa văn hóa và phòng khám cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV miễn phí.
Blued cho biết có khoảng 70 triệu người LGBT ở Trung Quốc năm 2016. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc về xu hướng quan hệ tại quốc gia này, chỉ có 5% trong số đó đủ can đảm công khai giới tính của mình.
Thành Đô và một số thành phố khác như Trung Khánh, Hàng Châu tuy có dân số LGBT lớn nhưng đa số đều chưa được các công ty lớn quan tâm đẩy mạnh marketing để thu hút khách hàng. Một nhà tư vấn cho biết đối tượng tiêu dùng này có sức mua khổng lồ, lên tới 541 tỷ USD.
Theo GenK
Cộng đồng phần mềm Trung Quốc lo sợ không được tiếp cận GitHub vì chiến tranh thương mại
Việc Mỹ cấm vận Huawei tiếp cận các doanh nghiệp công nghệ Mỹ đang gây ra nhiều tác động lên công ty Trung Quốc.
Một số nhà phát triển phần mềm Trung Quốc đang tự hỏi liệu cuộc tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến họ hay không.
Tất cả xoay quanh GitHub, trụ sở tại Mỹ, nền tảng lưu trữ mã (code) lớn nhất thế giới. Vô số dự án mã nguồn mở dựa trên GitHub, cho phép mọi người từ khắp nơi trên thế giới xem và cộng tác. Hiện nay, GitHub chính thức thuộc sở hữu của Microsoft.
Nỗi sợ hãi bắt đầu khi các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của GitHub thu hút sự chú ý của cộng đồng nhà phát triển Trung Quốc. Quy tắc này nói rằng những nội dung phát triển trên GitHub cần tuân thủ luật xuất khẩu của Mỹ, bao gồm Quy định quản lý xuất khẩu (EAR), các quy định tương tự được dùng để hạn chế luồng xuất khẩu sang Huawei và các công ty liên kết.
"Đối với các nhà phát triển, mã nguồn là một tài nguyên rất quan trọng", ông Liu Chen, giám đốc hoạt động Trung tâm nguồn mở Trung Quốc (OSChina), nói. OSChina tự gọi mình là cộng đồng nguồn mở lớn nhất ở Trung Quốc.
Lo sợ bị mất quyền truy cập vào GitHub đang lan nhanh. Apache Software Foundation (ASF), một tổ chức khác cung cấp phần mềm nguồn mở có trụ sở tại Mỹ, vừa đưa ra công bố nói rằng phần mềm nguồn mở và cộng tác trên mã nguồn mở không phải tuân theo EAR.
Tuy nhiên, các quy tắc kiểm soát xuất khẩu trên GitHub có nghĩa là vẫn có nhiều người trong cộng đồng quan tâm. Viễn cảnh mất quyền truy cập vào một cái kho quan trọng như vậy thật sự đáng báo động.
Phần mềm nguồn mở tạo thành xương sống của nhiều sản phẩm yêu thích. Xem một bộ phim trên Netflix, lướt qua các bức ảnh trên Instagram và các hoạt động hàng ngày khác đều được hỗ trợ bởi công nghệ nguồn mở. Các công ty công nghệ Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ các dự án nguồn mở, bao gồm cả các dự án trên GitHub.
Người sử dụng GitHub của Trung Quốc có bị ảnh hưởng hay không phụ thuộc phần lớn vào sức mạnh và phạm vi trừng phạt xuất khẩu của Mỹ đối với Trung Quốc. Theo nhà phát triển Trung Quốc Duzy Chan, người có nhiều năm phát triển phần mềm nguồn mở trên GitHub, những hạn chế của chính phủ sẽ không ngăn được sự phát triển của nguồn mở. Tuy nhiên, các trang web như GitHub giúp hợp tác trong các dự án nguồn mở trên toàn thế giới, tất quyền truy cập vào GitHub có thể làm chậm tiến độ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng những hạn chế đối với GitHub sẽ làm tổn thương các nhà phát triển Trung Quốc. Một nhà phát triển địa phương muốn giấu tên cho biết, quyền truy cập vào GitHub bị hạn chế sẽ không phải là vấn đề đối với người dùng cá nhân.
GitHub đã hạn chế một số quốc gia truy cập Máy chủ Doanh nghiệp của mình, bao gồm cả Iran và Bắc Triều Tiên. Công ty không trả lời các yêu cầu gửi qua email để làm rõ về các hạn chế thương mại có thể có đối với Trung Quốc.
Tuy vậy, một số người ở Trung Quốc hiện đang kêu gọi tự cung cấp mã nguồn mở, giống như việc Huawei phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ dẫn đến việc hãng đang kêu gọi tự thiết kế bán dẫn và phát triển hệ điều hành.
Ông Chen tin rằng những bất ổn này càng thúc đẩy sự phát triển phần mềm của Trung Quốc hướng tới sự tự chủ cao hơn. Trong số các kế hoạch, tình thế này gồm việc tạo ra một kế hoạch B. Điều đáng chú ý là bản thân OSChina cũng có kế hoạch B: Tổ chức này điều hành một nền tảng giống như GitHub có tên là Gitee.
"Một khi liên quan đến lợi ích quốc gia, các thỏa thuận hoặc điều kiện ban đầu có thể bị bãi bỏ hoặc thay đổi", ông Chen nói.
Dù vậy, theo trang Abacusnews, mất quyền truy cập vào cộng đồng các nhà phát triển toàn cầu lớn nhất sẽ là một cú đánh lớn với các nhà phát triển Trung Quốc. Đó là lý do chính khiến GitHub không bị chặn ở Trung Quốc mặc dù có rất nhiều công cụ kiểm duyệt lách luật - và GitHub trở thành nơi phản đối văn hóa làm việc "996" (làm việc từ 9h sang đến 9h tối, 6 ngày 1 tuần) khét tiếng của Trung Quốc.
Theo VN Review
Microsoft sẽ đóng gói nhân Linux đầy đủ trong Windows 10 Theo The Verge, trong những năm gần đây, Microsoft đã làm nhiều người trong cộng đồng nhà phát triển Linux ngạc nhiên. Sắp tới, họ có thể sẽ tiến xa hơn nữa với kế hoạch đóng gói nhân Linux đầy đủ trực tiếp vào Windows 10. "Bắt đầu với bản dựng Windows Insiders vào mùa hè này, chúng tôi sẽ bao gồm một...