Trung Quốc có kế hoạch đóng 10 tàu sân bay
Tạp chí Kanwa Defense Review đưa tin, Trung Quốc có kế hoạch tự đóng 10 tàu sân bay cho lực lượng Hải quân nước này
Sau khi Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert lên thăm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh thì truyền thông rộ lên tin rằng, kế hoạch chi tiết về việc chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của quốc gia này gần như hoàn chỉnh. Đô đốc Greenert cho hay, Bắc Kinh đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng con tàu thứ hai và nó sẽ sớm đi vào hoạt động trong tương lai gần.
Trung Quốc có kế hoạch đóng 10 tàu sân bay
Ông Richard Fisher, chuyên gia quân sự tới từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế tại Mỹ, cho hay Trung Quốc có thể sở hữu từ 4 đến 5 tàu sân bay. Con số này có thể tăng lên tới 10 trong một vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, ông Greenert cho biết, Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì khoảng cách khá lớn về lĩnh vực này.
Trước khi Hải quân Trung Quốc có thể đưa những tàu sân bay nội địa của họ vào hoạt động, họ sẽ phải hoàn thành nhiều công việc trong khoảng thời gian khá ngắn. Tap chí Kanwa Defense Review cho hay, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh được xây dựng dựa trên bản thiết kế của một tàu sân bay hạt nhân từ thời Liên Xô mà họ mua về từ Ukraine. Vì vậy, Liêu Ninh cũng có thể được coi là một tàu hạt nhân.
Dẫn nguồn từ tờ Strait Times của Singapore, bài báo này cho biết, tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có khả năng mang theo 50 chiến đấu cơ loại J-15B và các loại máy bay khác như K-8 hay Z-8. Trong tương lai, 25 cho tới 27 chiến dấu cơ tàng hình như loại J-20 hay J-31 có thể phục vụ trên những tàu sân bay nội địa Trung Quốc này nhằm thay thế J-15. Bài báo cũng chỉ ra, Trung Quốc có tham vọng rất lớn trong việc xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh hơn so với Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo Kiến thức
Tàu sân bay mới của Trung Quốc được trang bị động cơ nào?
Theo tạp chí Kanwa (Canada), có thể tàu sân bay nội địa đang đóng của Trung Quốc sử dụng cả động cơ đẩy tua bin và phương thức đẩy bằng lò hơi.
Theo Kanwa, hệ thống động lực của tàu sân bay nội địa đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất đang được đóng tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên sẽ được sử dụng động cơ đẩy tua bin và phương thức đẩy bằng lò hơi. Vậy thì tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc đang được Nhà máy đóng tàu Giang Nam đóng sẽ sử dụng hệ thống đẩy nào?
Xét tới truyền thống của ngành công nghiệp đóng tàu hải quân của Trung Quốc thì liệu tàu sân bay thứ hai có sử dụng phương án kết hợp 2 động cơ đẩy như chiếc tàu sân bay đang được đóng tại Đại Liên hay không?
Kanwa cho biết thêm, ban đầu Trung Quốc đã có ý định áp dụng phương án kết hợp cả hai hệ thống đẩy trên. Theo tiết lộ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng sử dụng kết hợp động cơ đẩy tua bin và lò hơi.
Đồ họa thiết kế tàu sân bay Trung Quốc được cho là dựa trên siêu tàu sân bay Ulyanovsk.
Theo truyền thống, nhà máy đóng tàu Nam Bắc của Trung Quốc thường chọn các hệ thống điện khác nhau áp dụng với cùng một loại tàu chiến. Ví dụ như tàu khu trục 051C và 052 C/D. Nhà máy đóng tàu phương Bắc của Trung Quốc có kinh nghiệm nhiều năm trong việc sử dụng động cơ đẩy và lò hơi nên đã áp dụng động cơ đẩy tua bin cho tàu loại 051C.
Giữa những năm 1990, Nhà máy đóng tàu Giang Nam đã sử dụng động cơ đẩy tua bin khí GM2500 của Mỹ, sau đó dần thay thế bằng động cơ đẩy tua bin khí UGT - 25000 của Ukraine.
Được biết, phương tiện truyền thông quân sự của Trung Quốc cũng đã thảo luận về việc sử dụng động cơ hạt nhân. Tuy nhiên trên thực tế, các phương án về động cơ đẩy cho 2 tàu sân bay nội địa do Trung Quốc tự sản xuất vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải.
Thông tin về việc Trung Quốc bí mật đóng mới hai tàu sân bay nội địa được biết đến từ năm 2013, tuy nhiên đầu tháng 3/2014 báo chí Nga mới đưa tin chính thức về hai chiếc tàu sân bay này.
Tạp chí Military Parade có trụ sở tại Moscow, Nga hé lộ những thông tin chi tiết đầu tiên về dòng tàu sân bay nội địa bí ẩn của Trung Quốc. Theo tạp chí này, tổng cộng có 2 dự án đóng tàu đang được triển khai song song với một chiếc ở Đại Liên và chiếc còn lại ở Thượng Hải.
Cụ thể, tàu sân bay ở Đại Liên được gọi là 001A, do Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc thực hiện tại một xưởng bí mật. Nó sẽ được trang bị máy phóng thủy lực và lớn hơn tàu sân bay đầu tiên của nước này là Liêu Ninh.
Trong khi đó, chiếc thứ hai mang số 002 đang được đóng tại xưởng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng thuộc Thượng Hải. Kích thước của chiếc 002 sẽ tương tự như tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ với độ choán nước 61.351 tấn, lớn hơn 5% so với 001A.
Tàu sân bay Liêu Ninh thuộc lớp Tàu đô đốc Kuznetsov được mua từ Ukraine vào năm 1998 còn 2 tàu sân bay đang đóng được dựa trên bản vẽ thiết kế của lớp tàu Ulyanovsk chưa được hoàn tất của Liên Xô.
Đây là lớp siêu tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân (4 lò phản ứng hạt nhân KN-3) với sức mạnh tương đương các lớp tàu sân bay của Mỹ, từng được kỳ vọng đóng vai trò chủ lực cho lực lượng hải quân viễn dương của Liên Xô.
Tuy nhiên, sau các biến động đầu thập niên 1990, dự án siêu tàu sân bay Ulyanovsk bị hủy bỏ và bản thiết kế lọt vào tay chính quyền Ukraine do xưởng đóng tàu nằm trên lãnh thổ nước này và có thể đã được bán lại cho Trung Quốc.
Theo trang Military.com, thiết kế tàu Ulyanovsk dựa trên Dự án 1153 OREL vào năm 1975, chiều dài 325 m, tốc độ tối đa 30 hải lý (55 km/giờ), độ choán nước 85.000 tấn. Ulyanovsk đủ sức mang theo 70 chiến đấu cơ.
Dựa trên thiết kế, tàu Ulyanovsk có thể chở 44 chiếc Sukhoi Su-33 hoặc MiG-29K, 6 máy bay Yak-44, 16 trực thăng Kamov Ka-27, 2 trực thăng Kamov Ka-27PS SAR.
Bên cạnh boong phóng chiếm diện tích lớn, Ulyanovsk vẫn duy trì hỏa lực mạnh, gồm 12 tên lửa chống hạm P-700 Granit, 8 hệ thống pháo/tên lửa phòng không Kashtan CADS-N-1 và 8 pháo phòng không AK-630.
Military Parade đưa tin tàu 002 của Trung Quốc sẽ được trang bị 4 máy phóng thủy lực để phóng máy bay trong khi chiếc 001A chỉ có 2 máy. Ngoài ra, 001A nhiều khả năng sẽ được đặt tên chính thức theo tỉnh Sơn Đông và có thể bắt đầu gia nhập lực lượng hải quân Trung Quốc sớm nhất vào năm 2018.
Trung Quốc hy vọng một khi sở hữu được 4 nhóm tác chiến tàu sân bay, hải quân có thể mở rộng được ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cũng như trường hợp tàu Liêu Ninh, nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài không đánh giá cao 2 tàu mới của Trung Quốc khi chúng vẫn dựa trên thiết kế xưa cũ từ thời Liên Xô và vẫn phải dùng mũi tàu hếch lên để cho máy bay cất cánh.
Theo Đất Việt
Đài Loan tập trận dùng trực thăng Apache chống tàu sân bay Trung Quốc Đài Loan vào ngày 19.5 đã tiến hành một đợt tập trận giả lập tình huống trực thăng quân sự Apache AH-64 vừa mua của Mỹ đánh trả một đợt tấn công của đội tàu sân bay Trung Quốc. Một chiếc trực thăng Apache AH-64E bay trình diễn trong buổi lễ ra mắt phi đội trực thăng mới của Đài Loan - Ảnh:...