Trung Quốc chưa xác nhận về cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ bên lề G20
Ngày 10/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng tổ chức thêm các cuộc đàm phán thương mại với Washington, song không nhắc tới khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka, Nhật Bản trong tháng này.
Theo Reuters, phát biểu họp báo tại thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng một lần nữa không xác nhận cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, ông Cảnh Sảng cho hay Trung Quốc đã nhận thấy rằng gần đây phía Mỹ nhiều lần bày tỏ hy vọng thu xếp một cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo hai nước, do vậy nếu có thông tin cụ thể, Trung Quốc sẽ công bố vào đúng thời điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 9/11/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng ông sẵn sàng gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Osaka vào cuối tháng 6, song Trung Quốc vẫn chưa khẳng định điều này.
Về bất đồng thương mại, ông Cảnh Sảng nêu rõ Trung Quốc không muốn tiến hành cuộc chiến thương mại, song Bắc Kinh không sợ cuộc chiến như vậy. Nếu phía Mỹ sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn bình đẳng thì Trung Quốc luôn để ngỏ cánh cửa cho điều này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ đáp trả mạnh mẽ và “chiến đấu đến cùng” nếu Washington có động thái khiến căng thẳng thương mại leo thang.
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra trong 2 ngày 28-29/6 tại Osaka, Nhật Bản, trong bối cảnh Mỹ cảnh báo áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị khoảng 300 tỷ USD, bao gồm điện thoại, máy tính và hàng may mặc.
Trong chuyến thăm Pháp hồi tuần trước, Tổng thống Trump cho hay ông sẽ quyết định liệu có thực hiện kế hoạch áp thuế trên hay không sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 hồi tháng 12/2018 tại Buenos Aires, Argentina, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí ngừng tranh chấp thương mại trong 5 tháng để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với mục đích chấm dứt căng thẳng thương mại.
Tuy nhiên, các vòng đối thoại thương mại Mỹ -Trung đã đổ vỡ hồi đầu tháng 5 vừa qua với việc Washington cáo buộc Bắc Kinh “quay lưng” lại với các cam kết đã thống nhất trước đó. Kể từ đó, Mỹ và Trung Quốc bổ sung hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của 2 nước.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Mỹ nêu điều kiện nới lỏng cấm vận Huawei
Ngày 9/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Tổng thống Donald Trump có thể sẽ nới lỏng các lệnh cấm vận nhằm vào tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc nếu như tiến trình đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đạt tiến triển.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Ảnh: Getty Images/NewYork Post)
Tuy nhiên, quan chức này cũng cảnh báo thêm rằng, nếu như Mỹ và Trung Quốc không thể tiến tới một thỏa thuận thì Washington vẫn sẽ duy trì các biện pháp gây sức ép về thuế nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại.
Theo lý giải của ông Mnuchin thì Tổng thống Mỹ D.Trump đang muốn phát đi thông điệp rằng, nếu như Mỹ và Trung Quốc đạt được tiến triển trong đàm phán thương mại và nếu như người đứng đầu Nhà Trắng cảm thấy hài lòng cũng như nhận được một số bảo đảm nhất định từ Trung Quốc, thì có lẽ Tổng thống sẽ sẵn lòng thực hiện một số bước đi cụ thể liên quan tới Huawei. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng lưu ý thêm rằng các biện pháp trừng phạt mà nước này đang nhằm vào Huawei là liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia, chứ không phải thương mại.
Ông Mnuchin cho biết, Mỹ sẵn sàng đạt một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, song cũng sẽ duy trì các biện pháp áp thuế nếu cần thiết. "Nếu Trung Quốc muốn ký thỏa thuận, chúng tôi sẵn sàng ký thỏa thuận theo những điều khoản mà chúng tôi đã nói tới. Còn nếu Trung Quốc không muốn, Tổng thống D.Trump vẫn hoàn toàn vui vẻ với việc thúc đẩy các đòn thuế để tái cân bằng mối quan hệ" - Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu rõ.
Thông điệp trên được ông Mnuchin đưa ra chỉ ít lâu sau khi khi quyền Giám đốc Văn phòng Ngân sách và Quản lý Nhà Trắng Russel Vought, ngày 4/6, đã gửi thư lên Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và 9 thành viên khác của Quốc hội Mỹ nhằm yêu cầu hoãn áp dụng các biện pháp cấm vận đối với các sản phẩm của Huawei trong vòng 2 năm nhằm "bảo đảm việc thực thi hiệu quả các biện pháp cấm vận mà không ảnh hưởng tới các mục tiêu về an ninh".
Trong bức thư trên, ông Vought đã bày tỏ quan ngại rằng, lịch trình thực thi các biện pháp cấm vận đối với Huawei sẽ có nguy cơ "làm sụt giảm đáng kể" số lượng nhà thầu có khả năng bán sản phẩm cho chính phủ Mỹ. Qua đó, ông Vought đề xuất nới rộng thời gian bắt đầu hạn chế nhà thầu của chính phủ Mỹ mua các thiết bị của Huawei trong vòng 4 năm thay vì cột mốc 2 năm như hiện nay. Theo lập luận của ông Vougth thì việc trì hoãn này sẽ khiến chính phủ Mỹ có thêm thời gian để suy nghĩ thấu đáo về các tác động tiềm năng và đề ra phương hướng tháo gỡ.
Tuy nhiên, Văn phòng Phó Tổng thống Mỹ chưa đưa ra bình luận tức thời nào liên quan tới bức thư của ông Vought.
Sau hơn 1 năm tiếp diễn dai dẳng, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong bối cảnh Mỹ đã áp đặt và nhiều lần siết chặt các biện pháp trừng phạt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây được xem là một phần nỗ lực của Mỹ nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại và đối phó với những hành vi được Mỹ xem là "lối hành xử bất công về thương mại" từ Trung Quốc.
Những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã lan sang lĩnh vực công nghệ sau khi Mỹ cáo buộc tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đã có hành vi gián điệp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ - điều mà Huawei luôn bác bỏ. Cách đây ít lâu, Mỹ đã đưa Huawei vào bản danh sách đen nhằm cấm các công ty Mỹ hợp tác với tập đoàn công nghệ này với lý do rằng, Huawei có thể lợi dụng công nghệ để thực hiện các hành vi gián điệp cho chính phủ Trung Quốc./.
Thu Lan (Theo Reuters, theguardian.com)
Theo ĐCSVN
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung tại G20: Nhiệm vụ "bất khả thi" J.P. Morgan và Morgan Stanley cho rằng sẽ không có bất kỳ thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nhật Bản trong tháng này. Trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng "nóng", các nhà phân tích từ J.P. Morgan và Morgan Stanley nói rằng dường...