Trung Quốc chế tạo thủy phi cơ lớn nhất thế giới
Model đầu tiên của loại thủy phi cơ có tên gọi Jiaolong-600 (Giao Long-600) – loại máy bay lưỡng cư cỡ lớn, đã xuất hiện trên Internet. Đó thực sự là sản phẩm hàng không mới đặc biệt của Trung Quốc. Các chuyến bay thử nghiệm đối với loại thủy phi cơ này dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm 2014.
Hình ảnh về Jiaolong-600
Khi được đưa vào sử dụng, Jiaolong-600 sẽ là kẻ kế nhiệm Shuihong-5, được Trung Quốc phát triển 40 năm trước. Nó đồng thời cũng là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới, lớn hơn cả chiếc US-2 của Nhật.
Một số nguồn tin cho biết, kích thước lớn hơn của Jiaolong-600 sẽ thỏa mãn nhu cầu của Trung Quốc – từ chữa cháy rừng cho đến cứu họa khẩn cấp trên biển. Jiaolong-600 được trang bị 4 động cơ WJ6, mang các bồn chứa nước trên 2 cánh. Nó có khả năng nạp được 12m3 nước chỉ trong vòng 20 giây, có thể di chuyển từ khu vực nguồn nước đến điểm xảy ra cháy nhiều lần. Loại thủy phi cơ này cũng có thể bay ổn định ở độ cao 50m và chứa được 50 người trong các chiến dịch cứu hộ.
Video đang HOT
Jiaolong-600 được thiết kế và chế tạo hoàn toàn trong nước.
Theo Báo Tin tức
Ấn - Nhật bàn hợp tác phát triển thủy phi cơ
Ấn Độ và Nhật Bản đang đàm phán để cùng phát triển một thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn tên gọi US-2 và Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, đang có chuyến thăm New Delhi, đã thảo luận vấn đề này với người đường cấp Ấn Độ A.K. Antony.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (trái) và người đồng cấp Ấn Độ A.K. Antony bắt tay ngày 6/1.
`Các nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay vấn đề hợp tác phát triển thủy phi cơ đã được đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera và người đồng cấp Ấn Độ A.K. Antony tại thủ đô New Delhi ngày 6/1. Ông Onodera đang có chuyến thăm Ấn Độ kéo dài 4 ngày.
Các nhà phân tích nói rằng việc hợp tác phát biển thủy phi cơ US-2 tại Ấn Độ sẽ giúp đẩy mạnh quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong chuyến thăm tới Nhật Bản hồi năm ngoái đã thiết lập một nhóm công tác chung để tìm hiểu cách thức hợp tác về US-2. Tuy nhiên, các nguồn tin trong hải quân Ấn Độ cho hay tổng số máy bay cần chế tạo phải được ấn định vì chỉ khi đó Nhật Bản mới có thể đưa ra giá.
Các cuộc thảo luận về US-2 dự kiến sẽ bắt đầu giữa hai nước trong năm nay, một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Trong khi đó, một thông báo cáo chí của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay 2 bộ trưởng quốc phòng đã quyết định sẽ tiến hành các chuyến thăm cấp cao giữa 2 nước hàng năm. Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ sẽ thăm Nhật Bản trong năm nay và hai nước sẽ tổ chức cuộc Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 4 cùng năm.
Giới phân tích miêu tả quan hệ chiến lược Ấn-Nhật là một phần trong nỗ lực nhằm xây dựng một mối quan hệ đối tác để chống lại sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng Ấn-Nhật ngày 6/1 cũng tập trung vào các vấn đề như an ninh hàng hải, các biện pháp chống cướp biển, tự do hàng hải và duy trì an ninh liên lạc của các tuyến đường biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hải.
Hải quân 2 nước đã tổ chức cuộc diễn tập chung đầu tiên ngoài khơi bờ biển Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái. Hải quân Ấn Độ đã triển khai tàu khu trục tàng hình tự chế INS Satpura, tàu khu trục tên lửa INS Ranvijay và tàu hộ tống INS Kuthar cho cuộc tập trận. Phía Nhật Bản triển khai 2 tàu khu trục tên lửa JS Ariake và JS Setogiri.
Chuyến thăm New Dehli của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera diễn ra trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Ấn Độ vào cuối tháng này.
Theo Dantri
Những vũ khí gia nhập Hải quân Việt Nam năm 2013 2013 được đánh giá là năm bản lề đối với quá trình hiện đại hóa Hải quân Việt Nam khi có khí tài hiện đại được biên chế cho lực lượng. Tuy số lượng vũ khí hiện đại được trang bị còn khiêm tốn nhưng đây sẽ là cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển Hải quân Nhân dân Việt...